Các phƣơng pháp đánh giá hiệu năng mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các phương pháp tìm kiếm thông tin trong hệ thống mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 46 - 48)

Hiệu năng mạng là hiệu quả và năng lực hoạt động của hệ thống mạng. Việc đánh giá hiệu năng mạng là việc tính toán và xác định hiệu quả, năng lực thực sự của hệ thống mạng trong các điều kiện khac nhau. Do đó, các điều kiện sử dụng để đánh giá hiệu năng mạng là rất quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả đánh giá.

Trong các điều kiện ảnh hƣởng tới quá trình đánh giá hiệu năng mạng, cần xác định các tham số đầu vào nhƣ: các nút tham gia hệ thống, tài nguyên phân bổ trong mạng, số truy vấn, khả năng tải của các nút, luật phân bổ tài nguyên, …

Có các phƣơng pháp đánh giá hiệu năng nhƣ: phƣơng pháp toán học, phƣơng pháp đo thực tế, phƣơng pháp mô phỏng,…. Mỗi phƣơng pháp đều có những đặc điểm riêng. Phƣơng pháp toán học là phƣơng pháp đƣợc sử dụng từ ban đầu. Phƣơng pháp này sử dụng các công cụ toán học để đánh giá hiệu năng mạng nhƣ sác xuất thống kê, đo thị, quy hoạch luồng, … Với phƣơng pháp này, ƣu điểm chính là có thể xác định các giá trị ngƣỡng của hệ thống. Tuy nhiên, thực tế, việc mô tả đầy đủ các yếu tố đầu vào cho bài toán là rất khó khăn, do vậy kết quả đánh giá của phƣơng pháp này còn hạn chế.

Phƣơng pháp thử nghiệm trên thực tế: Hệ thống mạng sau khi đƣợc xây dựng thực tế từ việc kết nối giữa các thiết bị của những công nghệ khác nhau, thì việc đo đạc để đƣa ra kết quả từ mô hình thật là rất quan trọng. Khi đó, cần tạo ra các kịch bản gần giống kịch bản thực tế và sử dụng các công cụ đo nhƣ phần mềm, thiết bị đo để thu kết quả. Thƣờng phƣơng pháp đo thực tế sẽ cho kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên, để có đƣợc mô hình mạng thất, kinh phí đầu tƣ rất lớn trƣớc khi biết kết quả hoạt động thực tế của hệ thống, do đó có thể gây ra lãng phí. Vì vậy, phƣơng pháp đo thực tế chỉ đƣợc áp dụng để giám sát hoạt động thực tế của hệ thống mạng.

Một phƣơng pháp thử nghiệm mạng ngang hàng trên thực tế là sử dụng PlanetLab: PlanetLab là một nhóm các máy tính có sẵn nhƣ một thử nghiệm cho mạng máy tính và nghiên cứu hệ thống phân phối. Tháng 6/2010 hệ thống đã có 1090 nút tại 507 điểm trên toàn cầu. Mỗi dự án nghiên cứu đều có thể truy vập một máy ảo để tạo lập cá nút. Tài khoản đƣợc giới hạn đối với những ngƣời có liên quan tới các tập đoàn và các trƣờng đại học là nơi hosting các máy chủ của PlanetLab.

Một phƣơng pháp đánh giá hiệu năng mạng nữa là Phƣơng pháp mô phỏng. Đây là phƣơng pháp phổ biến đƣợc sử dụng nhằm giảm sai số của phƣơng pháp toán học và giảm chi phí đầu tƣ cho hệ thống trƣớc khi đƣa vào sử dụng thực tế. Sử dụng phƣơng pháp này, hệ thống cần đƣợc mô tả chính xác về tính năng, kỹ thuật, các yếu tố ràng buộc của các tham số liên quan có ảnh hƣởng tới hệ thống khi xây dựng.

Về phần mềm mô phỏng: hiện có các phần mềm đƣợc sử dụng nhiều để đánh giá hiệu năng mạng nhƣ: Ns2, SSFNet, OPNET, OmNet++, … Trong các phần mềm trên, phần mềm Ns2 đƣợc đánh giá là phần mềm đƣợc sử dụng phổ biến bởi tính mở và khả năng chuyên sâu của nó. Phần mềm này đƣợc sử dụng để mô phỏng ở tầng mạng. Ngoài ra, có thể mô phỏng ở tầng ứng dụng.

Hình 4.1. Sử dụng Ns2 để mô phỏng

Trong phạm vi, điều kiện nghiên cứu của luận văn, luận văn sử dụng phƣơng pháp mô phỏng ở tầng ứng dụng bằng chƣơng trình mô phỏng để đánh giá hiệu năng của hệ thống mạng. Cụ thể là đánh giá hiệu năng của các phƣơng pháp tìm kiếm thông tin trên hệ thống mạng ngang hàng có cấu trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các phương pháp tìm kiếm thông tin trong hệ thống mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)