Quản lý năng lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 45 - 47)

Chƣơng 2 GIAO THỨC IEEE802 .11

2.8 Quản lý năng lƣợng

Trong môi trường di động, các thiết bị di động có nguồn năng lượng giới hạn vì năng lượng này được cung cấp bởi các bộ pin. Do đó các chức năng quan lý năng lượng rất quan trọng trong cả 2 chế độ infrastructure-bases và adhoc. Rõ ràng trong chế độ ad hoc, trong một IBSS, chiến lược tiết kiệm năng lượng (PS- Power Saving) cần phải thực hiện để duy trì khả năng tự tổ chức của IBSS. Một trạm có thể ở một trong hai trạng thái năng lượng: hoạt động (trạm được cung cấp năng lượng đầy đủ) hoặc tạm ngừng ( trạm không thể truyền hoặc nhận dữ liệu). Để gửi các gói tin tới các trạm được duy trì năng lượng đầu tiên phải được thông báo là tất cả các trạm đang hoạt động trong khoảng một khoảng thời gian. Sơ đồ hướng dịch chuyển ad hoc( ATMI- Adhoc Traffic Indication Map) sẽ thực hiện việc thông báo. Một trạm hoạt đông trong chế độ PS sẽ lắng nghe tất cả các thông báo này và dựa vào đó quyết định xem nó có hoạt duy trì hoạt động hay không. Các frame ATIM sẽ được truyền trong suốt ATIM window là một khoảng xác định sau khi bắt đầu khoảng beacon, và độ dài khoảng này được định nghĩa bằng tham số ATIMWindow. Trong suốt khoảng ATIM window chỉ có thể trao đổi các khung beacon và ATIM và tất cả các trạm phải duy trì hoạt

động. Các frame ATIM truyền trực tiếp được các trạm đích nhận, còn các frame ATIM truyền qua trung gian thì không được nhận. Do đó một trạm gửi một frame ATIM trực tiếp và chờ tin báo nhận. Nếu tin báo nhận không tới, thì trạm sẽ thực hiện thủ tục truyền lại khung ATIM ấy.

Hình 2.19 Sơ đồ trao đổi dữ liệu giữa các trạm ở chế độ PS (tiết kiệm năng lượng) trong mạng Adhoc

Một trạm nhận ATIM frame sẽ phải gửi thông báo nhận, duy trì hoạt động trong suốt khoảng beacon, chờ các gói tin thông báo. Các gói dữ liệu được truyền ở điểm cuối của ATIM window theo phương pháp truy cập DCF. Nếu một trạm không nhận ATIM frame, có thể bắt đầu trạng thái ngừng hoạt động ở điểm cuối cửa số ATIM.

Kết luận

Chương 2 đã tìm hiểu về một số giao thức cơ bản trên mạng adhoc tại lớp Mac để phân tích vấn đề hiệu năng của mạng adhoc đa chặng trong chương 3.

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LẬP LỊCH TRONG MẠNG ADHOC ĐA CHẶNG

Trong mạng ad hoc, các trạm hợp tác với nhau để chuyển tiếp các gói tin từ các phần tử khác trong mạng. Mỗi trạm không chỉ truyền các luồng dữ liệu trực tiếp phát sinh từ chính trạm đó mà còn phải chuyển tiếp các luồng dữ liệu chuyển tiếp được phát sinh từ các trạm láng giềng. Điều này dẫn đến sự Tranh chấp giữa các luồng dữ liệu lớp điều khiển liên kết logic (LLC) và sự Tranh chấp giữa các trạm về băng thông trong lớp điều khiển truy nhập (MAC). Do sự cạnh tranh không công bằng giữa luồng dữ liệu trực tiếp với luồng dữ liệu chuyển tiếp và giữa các trạm ở gần và các trạm ở xa có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mạng. Thêm vào đó sự di chuyển của các trạm trong mạng ad hoc sẽ dẫn đến thay đổi cấu hình mạng và các điều kiện truyền thông. Chương này giới thiệu một số giải pháp đã được nghiên cứu nhằm cải tiến hiệu năng mạng và sự công bằng giữa các luồng dữ liệu. Đồng thời, chỉ ra các điểm mạnh, yếu của của các giải pháp này. Các giải pháp được kiểm chứng thông qua phần mềm mô phỏng NS2 [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)