Phiến kim loại đƣợc gắn trên lớp đế điện môi, tạo nên một kết cấu tƣơng tự một mảng của mạch in, do vậy anten còn có tên gọi là anten mạch in.
Các thông số cấu trúc cơ bản của một phần tử anten mạch dải là chiều dài L, chiều rộng W, chiều dày lớp đế điện môi h với hằng số điện môi .
Phiến kim loại rất mỏng (nhỏ hơn nhiều bƣớc sóng truyền trong không gian tự do λo), lớp điện môi có độ dày h (0.003λo ≤ h ≤ 0.05λo) và độ dài L trong khoảng λo/3 < L < λo/2.
Một số vật liệu điện môi sử dụng trong công nghệ mạch dải có hằng số điện môi εr từ 2.2 ÷ 12. Lớp điện môi dày với hằng số nhỏ hơn 2.2 sẽ tăng hiệu quả sử dụng của anten: dải tần rộng hơn, suy hao do bức xạ đƣờng biên không đáng kể, nhƣng kích thƣớc anten sẽ lớn hơn. Ngƣợc lại, lớp điện môi mỏng với hằng số điện môi lớn thích hợp với các mạch vi sóng bởi mạch này yêu cầu tối thiểu hoá bức xạ tại biên cũng nhƣ ảnh hƣởng qua lại giữa các mối ghép, dẫn đến kích thƣớc anten nhỏ hơn, nhƣng hiệu suất thấp, suy hao lớn hơn và dải tần cũng hẹp hơn. Trong khi đó, anten mạch dải thƣờng tích hợp với mạch vi sóng nên bắt buộc phải có sự thoả hiệp.
Hình 3.6: Anten mạch dải nhìn từ mặt bên [4]
Phân tích anten mạch dải theo phƣơng pháp đƣờng truyền dẫn, một phần tử anten mạch dải chữ nhật có thể đƣợc mô tả tƣơng đƣơng với hai khe bức xạ song song có chiều dài mỗi khe là W và dặt cách nhau một khoảng L. Mỗi khe bức xạ đƣợc xem nhƣ một dipole từ.