Các tham số mô phỏng mạng theo mô hình Random Waypoint

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá dung lượng MANET theo số nút và độ linh động của nút Luận văn ThS. Công nghệ thông tin (Trang 50 - 54)

Do các nút mạng di chuyển một cách ngẫu nhiên trong vùng mô phỏng nên với mỗi tệp vết sinh ra chúng tôi đã thu được một giá trị thông lượng riêng. Để kết quả đạt độ chính xác cao hơn, ứng với mỗi vận tốc 5, 10, 15 và 20, chúng tôi tạo 5 tệp mẫu di chuyển khác nhau, sau đó lấy giá trị trung bình của 5 giá trị đó. Như vậy, tổng số tệp vết được tạo ra là: 2 (mô hình di chuyển) x 2 (giao thức định tuyến) x 5 (lần thay đổi số nút mạng) x 4 (vận tốc) x 5 (kiểu tệp mẫu di chuyển) = 400 tệp vết (*.tr). Sai số từ các tệp vết là khoảng 97,5%. Từ những tệp vết thu được ta dùng các script perl để thu thập dữ liệu và đưa kết quả vào bảng, sau đó dùng Gnuplot để vẽ đồ thị.

Hình 5.4. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi giao thức AODV – mô hình Random Waypoint

Hình 5.5. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi giao thức DSR – mô hình Random Waypoint

Qua đồ thị hình 5.4 và hình 5.5, trong cả hai giao thức định tuyến AODV (hình 5.4) và DSR (hình 5.5) thì khi số nút mạng là hằng số, vận tốc của các nút mạng tăng từ 0 đến 20 m/s ta thấy thông lượng của mạng ngày càng giảm và có xu hướng tiệm cận với trục hoành. Với mỗi cấu hình số nút mạng, thông lượng của mạng giảm nhanh khi tốc độ di chuyển của các nút mạng tăng từ 0m/s (trường hợp các nút mạng đứng yên) đến 5m/s và giảm từ từ khi tốc độ di chuyển của các nút mạng tăng từ 5m/s đến 20m/s. Qua hai đồ thị trên ta cũng nhận thấy mật độ các nút trong mạng càng cao thì khi cho các nút mạng di chuyển, thông lượng của mạng càng giảm nhiều hơn. Điều này là do các nút mạng di chuyển liên tục trong mạng dẫn đến tải định tuyến của mạng tăng lên, các gói tin định tuyến và trả lời định tuyến đã chiếm dụng hết băng thông của đường truyền.

Hình 5.6. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi trong trường hợp 25 nút mạng – mô hình Random Waypoint

Hình 5.7. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi trong trường hợp 49 nút mạng – mô hình Random Waypoint

Hình 5.8. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi trong trường hợp 81 nút mạng – mô hình Random Waypoint

Hình 5.9. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi trong trường hợp 121 nút mạng – mô hình Random Waypoint

Hình 5.10. Thông lượng của mạng khi vận tốc của nút mạng thay đổi trong trường hợp 169 nút mạng – mô hình Random Waypoint

Từ các kết quả mô phỏng được trình bày bằng đồ thị trên các hình từ 5.6 đến 5.10, ta có thể đánh giá giao thức AODV đạt thông lượng tốt hơn giao thức DSR trong trường hợp khi số các nút mạng thay đổi từ 25 nút đến 169 nút. Những cải tiến từ DSR giúp AODV hoạt động tốt hơn, cụ thể là AODV dựa vào thiết lập động các bảng định tuyến ở các nút trung gian, điều này làm giảm rất nhiều tải định tuyến chuẩn hóa so với việc truyền từng gói tin dữ liệu chứa các tuyến đường nguồn trong tiêu đề như trong DSR. Có hai nguyên nhân: Một là, DSR là giao thức phản ứng dựa trên định tuyến nguồn; hai là, trong bộ mô phỏng ns-2.34 thời gian giữa các ROUTE REQUEST được phát lại chỉ là 500 ms trong khi thời gian giữ các gói tin chờ đường là 30s dẫn đến số lượng gói tin ROUTE REQUEST là rất lớn, điều này lý giải cho vấn đề thông lượng thấp của DSR. Còn đối với AODV, đây là giao thức định tuyến phản ứng dựa trên véc tơ khoảng cách với các bảng định tuyến của các nút hàng xóm được tổ chức để tối ưu hóa thời gian phản ứng các di chuyển cục bộ và cung cấp thời gian phản ứng

nhanh cho các yêu cầu thành lập tuyến đường mới. Chính sự linh hoạt này đã khiến AODV hoạt động ổn định, hiệu quả kể cả khi vận tốc các nút tăng.

5.6. Đánh giá sự phụ thuộc của dung lƣợng mạng vào số nút mạng, trƣờng hợp các nút mạng chuyển động theo mô hình Random Walk

Đối với mô hình Random Walk, chúng tôi cũng xây dựng mạng mô phỏng gồm 25, 49, 81, 121, 169 nút di động, hình thành nên một mạng ad hoc. Các nút này di chuyển trong một khu vực địa lý rộng 1000m x 1000m (không gian phẳng). Do các nút mạng di chuyển liên tục trong vùng mô phỏng lên thời gian tạm dừng của nút bằng không. Toạ độ của các nút tại mỗi thời điểm là (x, y, z), trong đó tọa độ z = 0. Thời gian mô phỏng là 600 giây.

Tham số mô phỏng Giá trị

Số nút 25, 49, 81, 121, 169

Kích thước mô phỏng 1000m x 1000m

Phạm vi truyền sóng 250m

Băng thông (Mbps) 2

Kích thước gói tin 512

Tốc độ truyền (packet/s) 4

Dạng truyền thông CBR

Số lượng nguồn phát n/2

Tốc độ di chuyển của nút 0, 5, 10, 15, 20m/s

Giao thức định tuyến DSR, AODV

Thời gian mô phỏng 600s = 10 phút

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá dung lượng MANET theo số nút và độ linh động của nút Luận văn ThS. Công nghệ thông tin (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)