Vòng kiểm soát thứ nhất: Lúc này khi phát sinh các khoản vay, cán bộ chi nhánh ch nh là ngƣời tiếp nhận thông tin, đánh giá về rủi ro phù hợp với chính sách và khẩu vị rủi ro, đề xuất tín dụng cho cán bộ có thẩm quyền tái thẩm định và phê duyệt.
Vòng kiểm soát thứ 2: Bộ phận quản lý rủi ro dựa trên các chính sách, quy trình, thiết lập các giới hạn tín dụng của Hội sở tiến hành nhận diện các rủi ro tín dụng tiềm ẩm.
Vòng bảo vệ thứ 3 – Bộ phận Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ độc lập tại Chi nhánh có nhiệm vụ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, đặc biệt là đánh giá t nh tuân thủ của các bộ phận tại vòng số 1 và vòng s ố 2.
(ii) Xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro
Chính sách tiếp thị khách hàng
Mở rộng phát triển tiếp thị đối với khách hàng đƣợc phân loại nhóm 1; Tiếp thị chọn lọc, phù hợp với định hƣớng hoạt động tín dụng của VTB trong từng thời kỳ đối với khách hàng đƣợc phân loại nhóm 2 và không tiếp thị đối với khách hàng có nợ xấu tại VTB và tổ chức tín dụng khác; Không tiếp thị đối với khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc khách hàng đang có lỗ lũy kế và bị lỗ trong năm tài ch nh gần nhất.
Định hướng cấp tín dụng
VTB xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng khi đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn, cấp bảo lãnh,… theo quy định hiện hành của VT . Trƣờng hợp khách hàng mới phải bảo đảm không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xét duyệt, cấp tín dụng lần đầu.
Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ, VT ƣu tiên cấp tín dụng/cấp tín dụng bình thƣờng đối với khách hàng đƣợc phân loại nợ nhóm 1, cấp tín dụng chọn lọc với khách hàng đƣợc phân loại nợ nhóm 2 và kiểm soát cấp tín dụng hoặc dừng cấp tín dụng đối với khách hàng có nợ xấu.
Chính sách về tài sản bảo đảm
Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ từng thời kỳ, VTB xem xét cấp tín dụng có bảo đảm toàn bộ hoặc một phần tài sản, bảo lãnh của TCTD, hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng.
Đối với cho vay vốn lƣu động, cấp bảo lãnh ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán, VTB chỉ xem xét cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng đƣợc phân loại nợ nhóm 1, có xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên, không có nợ quá hạn tại VTB và không có nợ nhóm 2 tại TCTD khác tại thời điểm cấp tín dụng.
Theo quy định 8955/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014, VTB nhận cầm cố, thế chấp tất cả các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Rõ ràng theo chính sách tài s ản bảo đảm, VTB mở rộng hoàn toàn đối tƣợng tài sản đƣợc phép cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên các tài s ản đƣợc phép cầm cố thế chấp tại VTB phải thỏa mãn các điều kiện sau: tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm, tài sản bảo đảm phải là tài sản đƣợc phép giao dịch, tài sản không có tranh chấp. Đối với quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất: vị trí không nằm trong vùng quy hoạch/giải tỏa và đã có quyết định thu hồi đất, tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn cầm cố, thế chấp; tài sản đang đƣợc cho thuê: bên bảo đảm phải thoả thuận với bên thuê tài s ản để điều chỉnh hợp đồng thuê đảm bảo quyền xử lý của VTB khi phải xử lý tài sản; tài sản có khả năng thanh khoản
Nhƣ vậy, khi đánh giá tài sản bảo đảm đáp ứng đủ những điều kiện trên, cán bộ QLKH mới đề xuất tài sản đƣợc phép đảm bảo cho các nghĩa vụ của khách hàng tại ngân hàng. Căn cứ vào từng loại tài sản khác nhau, VT quy định các hình thức quản lý tài sản khác nhau nhƣ: VT trực tiếp quản lý tài sản, bên thế chấp tiếp tục quản lý và khai thác s ử dụng tài sản thế chấp hoặc gửi cho bên thứ 3 quản lý. Tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, VTB lựa chọn hình thức quản lý tài sản bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động.
Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của từng loại tài sản trên cơ sở tính thanh khoản, khả năng biến động giá trên thị trƣờng, nhu cầu thị trƣờng,… VT quy định cụ thể hệ số giá trị tài sản bảo đảm đối với từng loại tài sản.. Số dƣ bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ trên tài khoản gửi tại VTB, số dƣ bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ trên tài khoản gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có xác nhận số dƣ và cam kết
thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có hệ số bằng 1, bất động sản có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu có hệ số là 0.8, quyền khai thác tài sản có hệ số là 0.5,… Giá trị tài sản bảo đảm chính thức làm cơ sở để VTB áp dụng mức cho vay theo chính sách khách hàng bằng giá trị tài sản bảo đảm đƣợc định giá nhân với hệ số giá trị tài sản bảo đảm. Tài sản có mức độ rủi ro thấp thì hệ số giá trị tài sản bảo đảm cao và ngƣợc lại.
(iii) Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh Các thông tin cánh báo sớm RRTD của hệ thống core Sunshine gồm: - Thông tin cảnh báo về dƣ nợ;
- Thông tin về lãi treo;
- Thông tin cánh báo rủi ro về tài sản đảm bảo; - Diễn biến về dƣ nợ và tài sản đảm bảo; - Thông tin về khách hàng;
- Thông tin cánh báo rủi ro ngoài hệ thống.
Cán bộ tín dụng sẽ khai thác và s ử dụng hệ thống core của ngân hàng. Căn cứ trên kết quả cánh báo RRTD của hệ thống, cán bộ tín dụng sẽ nhận diện RRTD có thể phát sinh đối với từng khách hàng.
Theo quy trình tín dụng hiện nay, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên chủ yếu do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, cũng nhƣ thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…. Ch nh vì vậy, bộ phần này có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi;
Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu các cán bộ ngân hàng thì mặc dù các cán bộ đều nhận định rằng Chi nhánh đã xây dựng đƣợc khá đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo nợ xấu và thực hiện khá thƣờng xuyên nhƣng vẫn còn một số ý kiế cho rằng công tác này c n đang tồn tại những hạn chế nhất định. Điển hình là hiện nay, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và rất hạn chế, chƣa đảm bảo tính thông suốt. Trong những năm qua, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn,
khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt,…), trong khi khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn chƣa đƣợc chú trọng, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa, thiếu sự giám sát chặt chẽ,….
(iv) Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng:
Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả là thành viên của NHCT Việt Nam, do vậy mọ i hoạt động liên quan đến hạn chế rủi ro t n dụng cũng đƣợ c áp dụng theo những quy định chung của toàn hệ thố ng.
Các hoạt động của Chi nhánh đều đƣợc thực hiện theo chỉ đạo của NHCT về các thủ tục kiểm soát theo sự đánh giá bản chất của từng nghiệp vụ.