NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguồn tài liệu
2.1.1 Tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thứ cấp có thể là tài liệu chƣa xử lý (còn gọi là tài liệu thô) hoặc tài liệu đã xử lý. Nhƣ vậy, tài liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Ƣu điểm của việc sử dụng tài liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền bạc, thời gian; Nhƣợc điểm trong sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp là:
Số liệu thứ cấp này đã đƣợc thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lƣờng có thể khác nhau...
Tài liệu thứ cấp thƣờng đã qua xử lý nên khó đánh giá đƣợc mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
Vì vậy trách nhiệm của ngƣời nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của tài liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của ngƣời khác là dựa vào tài liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra tài liệu gốc.
Trong khuôn khổ luận văn của tác giả, một số nguồn tài liệu thứ cấp dƣới đây là quan trọng cho các nghiên cứu của tác giả bao gồm:
- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia dành cho BHXH.
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan BHXH, Trƣờng đại học.
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các học viên khác (đã công bố) trong trƣờng, ở các trƣờng khác.
2.1.2 Thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập và xử lý tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Những tài liệu thứ cấp thu thập đƣợc trên các trang website, các công trình đã công bố, trong các báo cáo của BHXH... là nguồn tài liệu đƣợc đƣa vào phân tích trong luận văn.
Mục đích của việc thu thập thông tin, xử lý và nghiên cứu tài liệu là:
Một là, Giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm rõ đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện;
Hai là, Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;
Ba là, Giúp ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn.
Bốn là, Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu;
Năm là, Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí;
Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.
(1) Xử lý thông tin định tính
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tƣơng lai qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dƣới, ngƣời lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về nó theo cấp bậc. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải:
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích chủ yếu ở chƣơng 3. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao“? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc nghiên cứu và hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Từ đó tìm ra nguyên nhân của vấn đề, tiến tới đƣa ra cac giải pháp khắc phục có định hƣớng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu