Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có nhằm khai thác hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu

4.4.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có nhằm khai thác hết

Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có nhằm khai thác hết tiềm lực của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh, đồng thời đáp ứng các nhu cầu dịch vụ mà xã hội, nền kinh tế đang cần và ngân hàng có điều kiện thực hiện ngay. Các sản phẩm truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đến năm 2020 khi mà trình độ nhận thức, văn hóa tiêu dùng của khách hàng còn phát triển chƣa cao.

* Dịch vụ Huy động vốn

- Xây dựng và phát triển các loại dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn: Dịch vụ thu/chi tiền tại nhà, gửi tiết kiệm online qua ATM/Internet Banking…để thu hút khách hàng, bởi lãi suất huy động nhƣ nhau, nếu ngân hàng nào mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng với mức phí hợp lý, thì khách hàng tất yếu sẽ gửi tiền tại ngân hàng đó.

- Hợp tác với các tổ chức cung cấp các mảng dịch vụ, hàng hóa công cộng (điện, nƣớc, Gas, dịch vụ vệ sinh, học phí, trả lƣơng, cƣớc viễn thông, nộp bảo hiểm, nộp NSNN,..) để thu hút các khoản tiền thu dịch vụ.

- Khai thác triệt để các nguồn tài trợ đầu tƣ ủy thác trong nƣớc và nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức … nhằm huy động tối đa nguồn vốn giá rẻ, làm cơ sở cho việc giảm lãi suất đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh cho Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh trên thị trƣờng tín dụng.

* Dịch vụ Tín dụng:

Đây là mảng dịch vụ mang lại nguồn thu nhập chính cho Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh. Do vậy, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh cần có những cải tiến mạnh mẽ

về thủ tục hồ sơ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tăng cƣờng quản lý rủi ro nhằm phát triển an toàn, hiệu quả đối với dịch vụ tín dụng:

+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu vi mô, khách hàng cá nhân, hộ gia đình có thu nhập khá trở lên, khách hàng tại các làng nghề truyền thống…

+ Phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng: Sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu vi mô; Sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ; Sản phẩm cho vay mua nhà, mua xe, cho vay du học, cho vay chứng minh tài chính,...Hoàn thiện và cải tiến quy trình cấp tín dụng theo hƣớng đơn giản các thủ tục, nhƣng phải đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ Tăng cƣờng bán chéo, bán trọn gói sản phẩm: Cấp tín dụng gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng nhƣ mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, quản lý tài sản, thấu chi, phát hành thẻ, ngân hàng điện tử, …Các sản phẩm tín dụng phải đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các loại sản phẩm dịch vụ khác nhằm hình thành nên phƣơng thức cung cấp dịch vụ mới, trọn gói theo hƣớng đa mục tiêu, sản phẩm và kích cầu, hỗ trợ bán hàng.

+ Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro: Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, mô hình quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tăng cƣờng quản lý danh mục tín dụng, thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện danh mục tín dụng và rủi ro liên quan đến thị trƣờng, nhóm khách hàng mục tiêu. Thƣờng xuyên giám sát, phân tích và đánh giá danh mục tín dụng và từng khoản vay, khách hàng, đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng tập trung. Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo mức độ rủi ro theo quy định của NHNN và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với từng nhóm nợ.

+ Tăng cƣờng năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời nhận biết và xử lý các khoản nợ có vấn đề cũng nhƣ các rủi ro khác. Hệ thống thông tin cảnh báo sớm đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lƣợng cho phép xác định và đo lƣờng giới hạn rủi ro.

* Dịch vụ thanh toán:

- Dịch vụ thanh toán trong nƣớc: Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn, trong thời gian tới Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh cần:

+ Duy trì và phát triển cơ sở khách hàng, đi đôi với hiện đại hóa công nghệ thanh toán để giữ vững và mở rộng thị phần dịch vụ thanh toán.

+ Cung cấp dịch vụ thanh toán trọn gói theo yêu cầu của khách hàng và bảo đảm các dịch vụ của Vietinbank phải đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ huy động vốn, tín dụng, đầu tƣ.

+ Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán, sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Đơn giản hóa các dịch vụ mở tài khoản, nhất là đối với các tài khoản cá nhân gắn liền với đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán, sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Đơn giản hóa các dịch vụ mở tài khoản và có chính sách khuyến khích khách hàng mở tài khoản thông qua các hoạt động marketing, khuyến mãi, cung cấp một số dịch vụ đi kèm miễn phí hoặc có mức phí thấp.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại: Đây là hoạt động hỗ trợ ngân hàng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng định vị thế của chi nhánh trên địa bàn. Để phát triển mạnh hai dịch vụ này, trong thời gian tới Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh cần:

+ Phát triển quan hệ đại lý với các TCTD trong nƣớc và ngoài nƣớc theo hƣớng xác định và lựa chọn một số đối tác chiến lƣợc ở các thị trƣờng tiềm năng.

+ Mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính, tín dụng nƣớc ngoài.

+ Phối hợp với các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài tổ chức các chƣơng trình tuyên truyền, quảng cáo về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế của Vietinbank.

+ Hiện đại hóa công nghệ thanh toán quốc tế. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền ngoại tệ.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ, thiết bị giao dịch để phục vụ kinh doanh ngoại hối. Tăng số lƣợng và nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại hối để họ có đủ năng lực kinh doanh trực tiếp trên thị trƣờng quốc tế và khu vực, đồng thời có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ kinh doanh ngoại hối.

- Thực hiện sắp xếp lại các bàn thu đổi ngoại tệ hiện có và mở rộng các điểm thu đổi ngoại tệ ngoài chi nhánh ngân hàng tại các trung tâm thƣơng mại, khu đô thị. Mở rộng, liên kết với các cơ sở kinh doanh khách sạn, du lịch và kinh doanh vàng bạc để làm đại lý thu đổi ngoại tệ của các cá nhân, đặc biệt là khách hàng vãng lai là ngƣời đi du lịch và làm việc tại Việt Nam.

* Dịch vụ thẻ:

- Phát triển hệ thống máy ATM đa chức năng, cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau: Rút và gửi tiền, vấn tin số dƣ, chuyển tiền, vấn tin và tra cứu giao dịch… - Mở rộng phạm vi kết nối hệ thống thanh toán của Vietinbank với các TCTD đối tác để khai thác tối đa năng lực của hệ thống thanh toán hiện có, đồng thời tăng thu phí và nguồn vốn thanh toán cho Vietinbank.

- Phát triển mạnh các dịch vụ liên quan đến hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Tích cực đầu tƣ phát triển hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ, các điểm thanh toán thẻ, thu phí cầu đƣờng tự động nhằm tăng thu phí dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng.

* Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:

- Đổi mới phƣơng thức giao dịch từ tiếp xúc trực tiếp sang tiếp xúc từ xa thông qua hệ thống giao dịch điện tử: Triển khai hệ thống Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking,…

- Phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ, điểm thanh toán thẻ (POS).

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngân quỹ, thu/chi tiền mặt với thời gian nhanh, tiện lợi cho khách hàng và bảo đảm an toàn. Gắn dịch vụ ngân quỹ với thanh toán và dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực hiện cơ chế giao dịch một cửa tại quầy giao dịch đối với dịch vụ ngân quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)