CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu trong nghiên cứu:
2.2.1. Phỏng vấn sâu
Đối với đề tài luận văn thạc sĩ này, việc áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính chủ yếu chọn phỏng vấn sâu đến từng nhóm chức danh trong Cục Thuế nhƣ : Nhóm Lãnh đạo Cục; Nhóm Lãnh đạo các phòng, Lãnh đạo các Chi cục; Nhóm cán bộ công chức.
Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin sau:
Giới thiệu tóm tắt về nội dung vấn đề cần phỏng vấn liên quan công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên.
Trên cơ sở câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc cho từng nhóm đối tƣợng nhằm thu thập kết quả thông tin nhƣ mong muốn. Chẳng hạn:
Đối với nhóm Lãnh đạo Cục thì câu hỏi tập trung vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên, những dự kiến hay định hƣớng thay đổi nào? Có thể liên quan mục tiêu hay chiến lƣợc cải cách hành chính…
Đối với nhóm Lãnh đạo Phòng, Chi cục thì hầu hết tập trung vào các câu hỏi liên quan cách thức quản lý nhân viên, phân công nhiệm vụ, đánh giá cán bộ công chức tại đơn vị, mức độ tham gia đào tạo cho từng công việc là cần thiết…
Đối với nhóm cán bộ công chức thì tập trung vào các câu hỏi nhƣ sự hài lòng về công việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, thỏa mãn tiền lƣơng, thƣởng, điều kiện lao động và tạo điều kiện tự hoàn thiện bản thân và môi trƣờng làm việc…
Chọn mẫu nghiên cứu:
Hiện nay, số lƣợng cán bộ công chức, viên chức của Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên là 491 CBCC, trong đó Văn phòng Cục Thuế chỉ có 145 ngƣời, số CBCC còn lại thuộc Chi cục Thuế các huyện, thành phố. Số lƣợng lớn nên việc phỏng vấn trực tiếp đối với tất cả cán bộ công chức mất rất nhiều thời
gian. Vì vậy, chỉ có thể phỏng vấn trực tiếp nhóm Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo các phòng và cán bộ công chức thuộc Văn phòng Cục, còn cán bộ Công chức thuộc Chi cục Thuế các huyện, thành phố thì chỉ có thể áp dụng hình thức gửi Phiếu câu hỏi khảo sát qua thƣ điện tử.
Nhƣ vậy, chọn mẫu phỏng vấn dự kiến: Lãnh đạo Cục: 3 ngƣời (trên tổng số 4 ngƣời) Lãnh đạo Phòng: 15 ngƣời (trên tổng số 36 ngƣời) Cán bộ, công chức: 40 ngƣời (trên tổng số 105 ngƣời)
Địa điểm: Tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên, Số 2 Lê Thanh Nghị, phƣờng Hiến Nam, TP. Hƣng Yên.
Thời gian: Tiến hành phỏng vấn 15 phút/một ngƣời trong tháng 12/2014, tùy vào từng các bộ, công chức có thể phỏng vấn lâu hơn nhƣng không quá 30 phút.
Kết quả thu đƣợc:
Mục tiêu, định hƣớng và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế. Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất.
Số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao hay chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Cách thức thực hiện phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất, cách thức thức phát triển nguồn nhân lực chƣa hiệu quả.
Những khó khăn khi phát triển nguồn nhân lực, đề xuất những giải pháp khắc phục hoặc tăng cƣờng công tác phát triển nguồn nhân lực.
2.2.2. Bảng câu hỏi
Việc áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu đề tài sẽ dựa vào kết quả điều tra của bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi sẽ đƣợc thiết kế gồm 2 vấn đề chính:
Phần thứ nhất gồm thông tin cá nhân chung về những ngƣời tham gia trả lời câu hỏi khảo sát.
Phần thứ hai gồm các câu hỏi liên quan công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên trên cơ sở áp dụng thang đo Likert 5 điểm – dạng thang đo lƣờng về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục đƣợc đề nghị, đƣợc trình bày dƣới dạng một bảng. Trong bảng lại gồm 2 phần: Phần nêu nội dung và phần nêu mức độ đánh giá theo từng nội dung đó. Ngƣời trả lời chỉ việc tích một ký hiệu (V) hay (X) một lựa chọn theo những đề nghị có sẵn trong bảng.
Lãnh đạo và cán bộ công chức đƣợc yêu cầu trả lời các câu hỏi với thang 5 điểm bao gồm: Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thƣờng, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Các mức độ đánh giá này đƣợc mã hóa thành các mức điểm tƣơng ứng sau:
Điểm Mức độ 1 Rất không đồng ý 2 Không đồng ý 3 Bình thƣờng 4 Đồng ý 5 Hoàn toàn đồng ý
Áp dụng thang đo Likert 5 điểm dễ dàng, nhanh chóng trong việc thu thập thông tin, đảm bảo độ tin cậy và có thể thu thập số lƣợng thông tin nhiều hơn. Nếu điểm số cao hơn cho biết mức độ đồng ý nhiều hơn tức là công tác phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Chẳng hạn mẫu thang đo Likert 5 điểm đƣợc áp dụng cụ thể: Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Phát triển nguồn nhân lực thực
hiện thông qua công tác đào tạo bên ngoài
Phát triển nguồn nhân lực thực hiện thông qua công tác đào tạo bên trong
Kết quả thu đƣợc: Kết quả đánh giá các chƣơng trình đào tạo
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu thống kê
Số liệu thu thập chủ yếu trên các báo cáo thống kê, báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết tại Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên để phân tích đánh giá tình hình nguồn nhân lực, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, thực hiện phát triển nguồn nhân lực.