1.2. Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.2 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Thanh toán trong nước, quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ thanh toán gồm: thanh toán dùng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thanh toán trong nước phát triển ở Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng
tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau: „Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước” [26]
Hoặc „Thanh toán quốc tế cũng có thể được hiểu là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm hục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”. [5]
Các khái niệm trên đều cho thấy về một số đặc điểm cơ bản của thanh toán quốc tế như:
Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
Phương tiện của thanh toán quốc tế không phải là tiền mặt mà là thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và ngoại hối. Kinh doanh ngoại hối là mua bán, trao đổi các phương tiện thanh toán.
Thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.
Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa theo pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.
Ngoại hối là những phương tiện thanh toán quốc tế bao gồm ngoại tệ, vàng và một số phương tiện khác. Kinh doanh ngoại hối là mua bán, trao đổi các phương tiện thanh toán quốc tế nói trên
1.2.2.2 Chuyển tiền kiều hối
Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương. Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả.
Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Nhờ kiều hối, các quốc gia có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt thương mại với nước ngoài.
1.2.2.3 Dịch vụ thẻ và tài khoản cá nhân
Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản do các bên thỏa thuận.
- Thẻ thanh toán: Để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ đưa ra một loại sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt, phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ thanh toán. Chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng khi vào ngày đến hạn. Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao hoặc không bị chi phối bởi hạn mức tín dụng.
- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước khi trả tiền. Các tổ chức tài chính như ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻ tín dụng và cấp một hạn mức nhất định cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Nếu dùng thẻ khách hàng sẽ nhận được một bảng liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu và khoản vay của mình. Khách hàng có thể thanh toán một phần của tổng số nợ và trả dần các khoản còn lại trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất do ngân hàng quy định.
- Thẻ ATM: Là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động, thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo... Chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi nơi, mọi lúc, 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần.
- Các dịch vụ lữ hành: cung cấp séc, các loại thẻ thanh toán ngoại tệ cho khách hàng đi du lịch ở nước ngoài. Đây được coi là phương thức khá an toàn và tiện lợi để mang tiền ở nước ngoài. (Đối với các loại thẻ séc Châu Âu, khách hàng có thể dùng để rút tiền mặt từ các máy ATM).
Tài khoản cá nhân là tài khoản được mở cho cá nhân để thực hiện các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền....Trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ tài khoản cá nhân được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
1.2.2.4. Bảo hiểm (Bancassurance)
Bancassurance (banca + assurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng. Nói một cách đơn giản, đó là việc ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm. Chẳng hạn, ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho những người vay tiền để mua ôtô....Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Các ngân hàng cung cấp một loạt các dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho khách hàng tư nhân mà còn có bảo hiểm chuyên dụng cho các khách hàng doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp cần mua bảo hiểm về hoả hoạn, trộm cắp, lũ lụt… Chẳng hạn như khi bị hoả hoạn trầm trọng, doanh nghiệp mua bảo hiểm có thể được bù đắp cả các chi phí liên tục như lương bổng, lãi suất, tổn thất, lợi nhuận trong kinh doanh và chi phí nhà xưởng hiện tại…
Ngoài ra ngân hàng còn có thể cung cấp một số loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm tín dụng (hầu như được tất cả các doanh nghiệp sử dụng, trừ các cửa hàng bán lẻ, để bảo hiểm các khoản nợ khó đòi), bảo hiểm trách nhiệm của chủ hàng, bảo
hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí. Các dịch vụ bảo hiểm nói trên có thể dàn xếp qua các công ty bảo hiểm của ngân hàng hoặc qua các nhà môi giới bảo hiểm.
Bancassurance được xem là hình thức hợp tác mà các bên: công ty bảo hiểm, ngân hàng và khách hàng đều có lợi.
1.2.2.5 Dịch vụ giao dịch trên điện thoại (Mobile banking)
Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép khách hàng thực hiện nhiều loại giao dịch với thao tác đơn giản, tiện lợi chỉ trên chiếc điện thoại di động.
Các dịch vụ cung cấp qua Mobile Banking thường mang tính giao dịch cao (không liên quan đến giấy tờ ký tá). Bao gồm:
1. Vấn tin
2. Chuyển khoản
3. Thanh toán số dư thẻ tín dụng
4. Thanh toán hóa đơn điện nuớc, internet và các dịch vụ khác 5. Nạp tiền cho điện thoại, thẻ game
6. Các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung thêm
7. Các dịch vụ thông báo như số dư, khuyến mại, nhắc nhở... 1.2.2.6. Các dịch vụ khác
Ngoài ra, dịch vụ phi tín dụng còn có các dịch vụ khác như: Tư vấn và cung cấp thông tin; Ngân hàng giám sát; Bảo lãnh; Giao dịch các công cụ phái sinh; Môi giới đầu tư chứng khoán…