3.2 Đánh giá công tác phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hoài Đức
3.2.1 Đánh giá theo tiêu chí định lượng
3.2.1.1 Phát triển khách hàng
Trong thời gian vừa qua, mặc dù Chi nhánh mới đi vào hoạt động, nhưng các cán bộ trong Chi nhánh đã hết sức nỗ lực, cố gắng tiếp thị khách hàng về quan hệ tại Chi nhánh, nhiều đơn vị mặc dù ở rất xa nhưng cũng mở tài khoản thanh toán, thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên như: Ban quản lý dự án lưới điện, Công ty Long Sơn, Công ty Hà Hưng … hay nhiều khách hàng đang quan hệ tín dụng với Chi nhánh đã chuyển sang thanh toán lương cho cán bộ như Công ty Topmode, Công ty Sơn Hà, Công ty Sông Hồng, Công ty An Bình … Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với các đơn vị ngay từ ngày đầu thành lập Chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị các đơn vị như bảo hiểm xã hội, điện lực của hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định như bảo hiểm xã hội đã mở tài khoản thanh toán tại BIDV Hoài Đức. Kết quả này sẽ tạo tiền đề cho việc tiếp thị các tổ chức, đơn vị về mở tài trên địa bàn về mở tài khoản thanh toán tại Chi nhánh.
Bên cạnh việc tập trung tiếp thị các nhóm khách hàng thì Chi nhánh cũng đã triển khai rất nhiều các chương trình nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch như:
Dịch vụ Thanh toán, 61% 0% 1% Dịch vụ Bảo lãnh, 16% Dịch vụ Tài trợ TM, 12% Dịch vụ thẻ, 6% 2% 2% Dịch vụ Thanh toán Dịch vụ WU Dịch vụ Ngân quỹ Dịch vụ Bảo lãnh Dịch vụ Tài trợ TM Dịch vụ thẻ Dịch vụ Ngân hàng điện tử Dịch vụ khác
Chương trình tặng quà cho khách hàng nhân dịp khai trương Chi nhánh, Chương trình tặng quà cho khách hàng nhân dịp 20/10, hay triển khai các chương trình của Hội sở như khách hàng mới tới nhận quà …
Kết quả cụ thể việc phát triển nền khách hàng của Chi nhánh đến 31/12/2018 như sau:
Bảng 3.7: Kết quả phát triển nền khách hàng 2017 – 2018
Đơn vị: hách hàng
Số lƣợng KHCN 2017 2018 % tăng trƣởng
Số lượng khách hàng 7.512 9.342 24%
Số lượng tài khoản thanh toán 8.176 10.643 30%
Số lượng dịch vụ đăng ký 23.543 35.654 51%
Số lượng dịch vụ trên 1 khách hàng 3,13 3,35 7%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2017,2018 – BIDV Hoài Đức)
Ta thấy các chỉ số phát triển nền khách hàng bán lẻ của Chi nhánh tăng trưởng cao. Số lượng khách hàng cá nhân năm 2018 là 9.342 khách hàng, tăng 1.830 khách hàng so với năm 2017, t lệ tăng trưởng là 24%. Số lượng tài khoản thanh toán năm 2018 là 10.643 tài khoản, tăng 2.467 tài khoản so với năm 2017, tăng trưởng 30%. Số lượng dịch vụ trên 1 khách hàng năm 2018 là 3,35 cao hơn so với năm 2017 là 3,13. Kết quả trên cho thấy Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển nền khách hàng cá nhân trên địa bàn, huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức là 2 địa bàn rộng và còn ít các điểm giao dịch ngân hàng, do đó BIDV có nhiều cơ hội để tăng nền khách hàng trong thời gian này.
3.2.1.2 Hệ thống mạng lưới
a) Quy mô phát triển điểm giao dịch
Chi nhánh được thành lập Tháng 8/2016 bao gồm 4 điểm giao dịch là: 03 PGD, Trụ sở chi nhánh. Tính đến hiện nay số điểm giao dịch của chi nhánh vẫn được giữ nguyên, qua đó ta thấy BIDV Hoài Đức chưa có sự phát triển về mạng lưới giao dịch. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới phụ thuộc vào nhiều yêu tố khách quan như: định hướng phát triển số điểm giao dịch của Ngân hàng nhà nước và BIDV, tính hiệu quả khi thành lập điểm giao dịch mới, số điểm giao dịch của các
ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy, sau 3 năm thành lập với 4 điểm giao dịch đang hoạt động, Chi nhánh BIDV Hoài Đức cần có các pháp nâng cao hình ảnh, quàng bá tính hiện diện trên địa bàn để bù đắp lại quy mô tăng trưởng về mạng lưới giao dịch.
b)Hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch
- Hoạt động huy động vốn:
Bảng 3.8: Hiệu quả khối các PGD - 2018
Phòng giao dịch HĐV BQ (tỷ đ) TNT HĐV (tỷ đ) Nim HĐV
PGD An Khánh 362,6 2.2 1.54%
PGD Nam Thành Công 378,8 2.3 1.53%
PGD Tân Tây Đô 231,3 1.7 1.42%
Tổng 972,7 7.2
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018– BIDV Hoài Đức)
Trong khối PGD, PGD An khánh có NIM HĐV tốt nhất: 1.54%, tiếp đến là PGD Nam Thành Công với NIM 1.53%, cuối cùng là PGD Tân Tây Đô với NIM chỉ 1.42%. Riêng PGD Nam Thành Công hạch toán khách hàng của phòng khác, đặc biệt là các khách hàng lớn như DATC, Mai Thị Loan… có Nim rất thấp dẫn đến trên chương MPA, NIM HĐV của PGD Nam Thành Công chỉ đạt ở mức 1.28%.
- Hoạt động tín dụng:
Bảng 3.9: Hiệu quả hoạt động tín dụng khối các PGD - 2018
Phòng giao dịch Dƣ nợ BQ (tỷ đ) TNT tín dụng (tỷ đ) Nim tín dụng
PGD An Khánh 165.2 1.33 2.62%
PGD Nam Thành Công 136.0 1.22 1.21%
PGD Tân Tây Đô 96.6 0.59 1.55%
Tổng 72.8 0.64
(nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 – BIDV Hoài Đức)
Trong khối PGD, PGD An Khánh có NIM tín dụng tốt nhất: 2.62%, tiếp đến là PGD Tân Tây Đô với NIM tín dụng 1.55%, cuối cùng là PGD Nam Thành Công với NIM tín dụng 1.18% do ảnh hưởng bởi các khách hàng có nợ xấu.
- Thu dịch vụ ròng 2019:
Bảng 3.10: Hiệu quả thu dịch vụ ròng khối các PGD - 2018
Phòng giao dịch Thu dịch vụ ròng 2018 (tr.đ)
PGD Nam Thành Công 1.124
PGD Tân Tây Đô 859
Tổng 3.299
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 – BIDV Hoài Đức) 3.2.1.3 Hoạt động huy động vốn
Kết quả huy động vốn dân cư trong tổng huy động vốn của BIDV trong những năm qua như sau:
Biểu đồ 3.10: Kết quả huy động vốn 2016 -2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bán lẻ 2016 - 2018 của BIDV Hoài Đức)
Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, huy động vốn dân cư tại Chi nhánh có bước tăng trưởng đáng kể, từ 1013 t đồng tại thời điểm 31/12/2016 đã tăng lên 2532 t đồng tại thời điểm 31/12/2017. Đến cuối năm 2018 tổng huy động vốn của chi nhánh là 2976 t đồng tăng 444 t đồng so với năm 2017, tăng trưởng 17,5%. Huy động vốn dân cư luôn chiếm phần lớn trong tổng huy động vốn của Chi nhánh, t lệ huy động vốn dân cư trên tổng huy động vốn năm 2016,2017, 2018 lần lượt là 44,6%, 60,6%, 66%, ta thấy t lệ này tăng đều qua các năm. T lệ vốn huy động từ dân cư cao thể hiện nguồn huy động vốn đầu vào ổn định, không có nhiều sự biến động mạnh, hạn chế rủi ro.
Chi nhánh đang có 03 PGD, ngoại trừ PGD Nam Thành Công có trụ sở tại 34 Láng Hạ, 02 PGD còn lại chỉ tập trung được khách hàng tại khu vực kinh doanh
1013 2532 2976 452 1534 1963 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2016 2017 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Tổng huy động vốn Huy động vốn dân cư
tại làng nghề La Phù và địa bàn xã Đức Giang. Từ đó cho thấy mạng lưới các phòng giao dịch của Chi nhánh tương đối phân tán, trong khi các địa bàn kinh doanh lớn và có tiềm năng nhưng chưa có sự hiện diện của BIDV như: TT Phùng, Xã Tân Hội, Tân Lập, Liên Trung, Liên Hà, Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai…
Địa bàn Hoài Đức và Đan Phượng là khu vực xa trung tâm, có mật độ dân cư trung bình, mức sống chưa cao, đang chuyển đổi từ nông nghiệp nông thôn lên đô thị, với chủ yếu là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ với hoạt động kinh doanh còn nhiều manh mún. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn mà đặc biệt là huy động vốn dân cư của Chi nhánh trong thời vừa qua cũng như trong giai đoạn tiếp theo.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh quá mỏng do số lượng cán bộ của Chi nhánh ít, đồng thời chủ yếu là cán bộ trẻ nên thiếu kinh nghiệm, mối quan hệ hạn chế, do đó chưa khai thác, tiếp thị được nhiều khách hàng gửi tiền lớn.
Sự hiện diện thương hiệu của BIDV tại địa bàn là mới và chưa nhiều, các khách hàng ở đây chủ yếu là chuyển đổi từ nông nghiệp lên đã quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp do NHNo có trụ sở tại hầu hết các xã, nên việc thay đổi thói quen của khách hàng không thể thực hiện trong thời gian ngắn.
Biểu đồ 3.11 biểu thị t trọng các phân đoạn khách hàng trong huy động vốn tại BIDV CN Hoài Đức tính đến 31/12/2018, trong đó, chi nhánh có 2242 khách hàng có số dư tiền gửi có kỳ hạn (trung bình 547 triệu đồng/khách hàng) chiếm t trọng 34,55% tổng số khách hàng dân cư và 4248 khách hàng có số dư tiền gửi không kỳ hạn, chiếm t trọng 65,45% tổng số khách hàng dân cư của Chi nhánh:
Biểu đồ 3.11: T trọng các phân đoạn khách hàng trong huy động vốn
(Nguồn: báo cáo hoạt bán lẻ năm 2018 – BIDV Hoài Đức)
Số lượng KHQT của chi nhánh là 176 khách hàng, chiếm 2.7%/ tổng số KH dân cư nhưng lại chiếm tới 63% tổng số dư huy động vốn dân cư toàn chi nhánh (không tính phần ghi nhận từ các chi nhánh gốc).
Có thể thấy huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những bước tăng trưởng nhất định. Các t lệ huy động vốn theo phân đoạn khách hàng cũng phù hợp với tình hình chung của BIDV. Tuy nhiên do nền khách hàng của Chi nhánh quá mỏng nên việc huy động vốn bị hạn chế. Trong thời gian tới muốn hoạt động huy động vốn đạt được kết quả như kỳ vọng đề ra thì nhất thiết phải phát triển nền khách hàng, phát triển mạng lưới.
3.2.1.4 Hoạt động tín dụng bán lẻ
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, mặc dù vừa phải kiện toàn cơ sở vật chất vừa phải bố trí lại cán bộ vừa phải tìm hiểu địa bàn, trong khi đó một phòng giao dịch phải bỏ trống cán bộ tín dụng nhưng hoạt động TDBL của Chi nhánh đã có những bước phát triển tương đối, cơ bản hoàn thành kế hoạch được giao. Hoạt động tín dụng tăng trưởng thực chất, bền vững, Biểu đồ 2.13 cho thấy dư nợ thông thường chiếm tới 90% tổng dư nợ bán lẻ, đây là t lệ rất cao so với mặt bằng TBDL chung của toàn hệ thống.
Không kỳ hạn, 5% Dưới 100 triệu, 4% 100 triệu - 300 triệu, 8% 300 triệu - 1 t , 20% 1 t - 3 t , 26% 3 t - 5 t , 11% Trên 5 t , 26% Không kỳ hạn Dưới 100 triệu 100 triệu - 300 triệu 300 triệu - 1 t 1 t - 3 t 3 t - 5 t Trên 5 t
Biểu đồ 3.12: Dư nợ tín dụng bán lẻ BIDV Hoài Đức 2016 – 2018
(Nguồn: báo cáo hoạt bán lẻ 2016 - 2018 – BIDV Hoài Đức)
Về cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh theo sản phẩm như sau:
Biểu đồ 3.13: Cơ cấu TDBL theo sản ph m năm 2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt bán lẻ năm 2018– BIDV Hoài Đức)
Qua biểu đồ trên, có thể thấy hoạt động TDBL tại CN Hoài Đức phần lớn vẫn là nhà đất. Vay sản xuất mới chỉ đạt tỉ lệ 7,2%, đây là con số vẫn còn rất khiêm tốn với một chi nhánh hoạt động trên địa bàn có rất nhiều làng nghề, nhiều hộ sản xuất kinh doanh. 959 3134 3624 155 342 644 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2016 2017 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng bán lẻ 2.004% 53.605% .00% .138% 22.332% 4.332% 2.036% 7.156% 8.209% .187% Ô tô Nhà đất Du học Vay lương Vay thấu chi Vay cầm cố
Vay tiêu dùng BĐ BĐS Sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp siêu nhỏ Thẻ tín dụng
Cơ cấu TDBL theo kỳ hạn của Chi nhánh cũng tương đối hợp lý, phù hợp với chủ trương chung của BIDV, t lệ nợ ngắn hạn chiếm gần một nửa tổng dư nợ:
Biểu đồ 3.14: Cơ cấu TDBL theo kỳ hạn 2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt bán lẻ 2018 – BIDV Hoài Đức)
Mặc dù Chi nhánh Hoài Đức là một trong những chi nhánh mở sau, địa bàn lại cách xa trung tâm thành phố, nhưng so với 5 chi nhánh cùng được khai trương năm 2016 trên địa bàn Hà Nội thì kết quả hoạt động TDBL của Hoài Đức rất ấn tượng. Về tổng dư nợ Chi nhánh xếp thứ 3 trong 5 chi nhánh, tuy nhiên dư bán lẻ thông thường lại xếp thứ 2 chỉ sau chi nhánh Ngọc Khánh. Đạt được kết quả này trước hết phải kể đến sự chỉ đạo hết sức quyết liệt của Ban Giám đốc, sự nỗ lực các cán bộ làm công tác TDBLvà sự hỗ trợ nhiệt tình của các Phòng/ Tổ trong Chi nhánh
Bảng 3.11: Dư nợ TDBL5 chi nhánh thành lập năm 2018 địa bàn Hà Nội
Đơn vị: T đồng Chỉ tiêu Hoài Đức Bắc Hà Thanh Trì Gia Lâm Ngọc Khánh Tổng dƣ nợ 623 413 498 567 854 Tổng dƣ nơ không tính cầm cố theo m n 587 395 484 548 834
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2018 – BIDV Hoài Đức)
58.670% 41.330%
Trung dài hạn Ngắn hạn
Biểu đồ 3.15: Dư nợ TDBL5 chi nhánh thành lập năm 2016 địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo hoạt bán lẻ tháng 8/2016 đến 8/ 2017 – BIDV Hoài Đức) 3.2.1.5 Sự gia tăng và tăng trưởng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL
Chi nhánh BIDV Hoài Đức đã đạt được một số kết quảvề dịch vụ bán lẻ 2018 đạt kết quả cao như: thẻ ghi nợ lũy kế đạt 5.229 thẻ, tăng 1.616 thẻ so với 31/12/2017; số lượng dịch vụ ngân hàng điện tử IBMB, Smartbanking lũy kế 4.235, tăng 2.892 so với 31/12/2017; BSMS đạt 8.673 khách hàng, tăng 2.336 khách hàng so với 31/12/2017; lắp được 252 máy POS hoàn thành 125% kế hoạch chi nhánh.
a) Phát triển sản ph m dịch vụ NHBL điện tử
Mặc dù địa bàn hoạt động của Chi nhánh nằm ở khu vực ngoại thành, người dân chưa quen với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuy nhiên trong thời gian cán bộ bằng nhiều biện pháp đã từng bước giới thiệu các sản phẩm ngân hàng điện tử đến với khách hàng.
Bảng 3.12: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
Đơn vị: hách hàng
Dịch vụ Năm 2017 Năm 2018 % Tăng trƣởng
BSMS 6.337 9.673 53%
IBMB, Smartbanking 1.343 4.235 215%
Thanh toán hóa đơn tự động 269 1.742 448%
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Hoài Đức Bắc Hà Thanh Trì Gia Lâm Ngọc
Khánh 623 413 498 567 854 587 395 484 548 834 Tổng dư nợ bán lẻ Dư nợ bán lẻ không cầm cố theo món
Ta thấy kết quả thu thực hiện bán các sản phẩm ngân hàng điện tử mà BIDV Hoài Đức đã thực hiện là rất đáng ghi nhận, t lệ tăng trưởng cao, khách hàng sử dụng dịch vụ trên tổng số khách hàng hiện có của Chi nhánh đạt t lệ tương đối cao.
b) Hoạt động thẻ
Hoạt động thẻ của Chi nhánh trong năm vừa qua cũng đạt được kết quả tương đối tốt, cụ thể:
Bảng 3.13: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ 2018
Sản ph m Số lƣợng ĐVCNT và POS Phát hành thẻ Thiết bị POS Doanh số POS
(tr.đ) Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ
quốc tế Thẻ tín dụng TH % HT TH % HT TH % HT TH %
HT TH % HT Kết quả 252 125% 24.354 145% 5.229 123% 858 97% 343 87%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2018 – BIDV Hoài Đức)
Chi nhánh đã triển khai tiếp thị nhiều đơn vị chấp nhận thẻ lớn như chuỗi cửa hàng Vinmart, Thế giới di động, thời trang 3S …Triển khai phát hành thẻ cho cán bộ, công nhân viên các đơn vị sử dụng dịch vụ chi trả lương qua tài khoản của Chi nhánh như: Ban quản lý dự án lưới điện, Công ty Topmode, Công ty Sông Hồng…Chỉ tiêu về POS của Chi nhánh luôn vượt mức kế hoạch đặt ra với số lượng lớn, chỉ tiêu về thẻ ghi nợ nội địa vượt mức kế hoạch, chỉ tiêu thẻ thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế còn chưa đạt kế hoạch đặt ra do nhu cầu về thanh toán quốc tế của khách hàng chưa nhiều.