Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành bảo hiểm việt nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

1.3 Kinh nghiệm phát triển và hội nhập của thị truờng bảo hiểm một số

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm

nam.

1.3.3.1 Một số bài học thành công:

Trƣớc hết, phải thừa nhận một thực tế là tự do hoá ngành tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng mang lại sự phát triển cho thị trƣờng các ngành này tại các nƣớc sở tại. Bất chấp những luật lệ thị trƣờng chƣa hoàn hảo, những ngoại ứng tiêu cực đối với khối doanh nghiệp nội địa thời gian đầu, giá trị thị trƣờng ngành vẫn gia tăng cùng với sự xuất hiện phong phú của nhiều định chế tài chính nói chung, những kênh phân phối bảo hiểm nói riêng, những sản phẩm bảo hiểm mới, nhu cầu bảo hiểm tăng cao đƣợc đáp ứng, nâng cao nhận thức ngƣời dân, cơ hội tăng cƣờng kiến thức cũng nhƣ cơ hội việc làm….Những giá trị gia tăng đó khẳng định chắc chắn sự cần thiết và thích hợp của việc tự do hoá ngành

bảo hiểm, hay nói theo cách khác là việc chủ động tích cực hội nhập ngành kinh doanh bảo hiểm vào WTO là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp theo xu thế hiện nay

Thứ hai, theo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đều có thị trƣờng bảo hiểm non trẻ và thiếu kinh nghiệm và chƣa xứng với tiềm năng trƣớc khi gia nhập WTO, việc hội nhập mở cửa ngành diễn ra từ từ với những quy định thận trọng mang lại những thành công nhất định. Nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc tốc độ phát triển của thị trƣờng trong nƣớc, khối doanh nghiệp có thời gian làm quen với cục diện mới và có những thay đổi tích cực thích hợp nhƣ trong trƣờng hợp của Trung Quốc. Những hạn chế về lĩnh vực hoạt động hay quy định về thời hạn cấp phép, yêu cầu vốn tối thiểu giúp cho việc chọn những đối thủ cạnh tranh sẽ vào các nƣớc. Họ sẽ là những đối thủ rất mạnh với khả năng cạnh tranh cao, nhƣng chắc chắn các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ học đƣợc nhiều điều từ họ. Những doanh nghiệp đã qua sàng lọc này vừa không làm sai lệch thông tin thị trƣờng, vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là đối tƣợng học tập cho các doanh nghiệp nội địa.

Thứ ba, những quy định về nhƣợng tái bảo hiểm bắt buộc qua công ty bảo hiểm quốc gia trong thời gian đầu cũng giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nƣớc làm quen dần với cơ chế thị trƣờng và tăng cƣờng nguồn vốn

Thứ tƣ, việc phải có một cơ quan quản lý chuyên biệt và tối cao đối với ngành bảo hiểm là hoàn toàn cần thiết nhƣ trong bài học của Ấn Độ. Từ khi IRDA là cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm của Ấn Độ đi vào hoạt động năm 1999 quản lý việc mở cửa thị trƣờng ngành, giám sát sự phát triển của ngành, ngành bảo hiểm Ấn Độ đã có bƣớc phát triển tích cực tạo ra hiệu quả tăng trƣởng cao. Việc quản lý thu về một mối đã giúp chính phủ Ấn Độ quản lý và khống chế đƣợc các hoạt động của thị trƣờng ngành liên quan đến khu vực có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ hoạt động cấp phép, hoạt động tăng vốn tối thiểu…và tăng cƣờng tính hiệu lực của luật khi Nhà nƣớc muốn có bất kỳ một sự thay đổi nào.

Thứ năm, xu hƣớng liên kết trong ngành Bảo hiểm – Ngân hàng thành công tại Ấn Độ và Trung Quốc là một bài học tốt cho thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.

1.3.3.2 Một số bài học chưa thànhcông.

Bài học chƣa thành công đầu tiên dành cho việc định ra một cơ cấu đầu tƣ không hợp lý từ chính phủ các nƣớc. Đối với trƣờng hợp của Ấn Độ, do có sự hạn chế về số lƣợng sản phẩm trên thị trƣờng tài chính cũng nhƣ những yêu cầu bắt buộc của Nhà nƣớc khống chế đầu tƣ một số phần trăm nhất định vào trái phiếu nên phần lớn đã đƣợc đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ. Việc yêu cầu đầu tƣ bắt buộc quá nhiều vào trái phiếu chính phủ trong ngành bảo hiểm Ấn Độ đã gây nên 2 tác động tiêu cực. Thứ nhất là các giá trị tạo ra không hiệu quả, gây lãng phí. Thứ hai là việc nhà nƣớc quản lý không tốt nguồn thu này không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra việc tăng các khoản nợ cho Chính phủ nhƣ đã biết.

Đối với trƣờng hợp của Trung Quốc, các lĩnh vực đầu tƣ bị hạn chế cũng đã ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng bền vững của ngành thông qua việc đầu tƣ vào ngân hàng thay vì qua các kênh hiệu quả hơn nhƣ cổ phiếu.

Bài học thứ hai dành cho việc bảo hộ quá mức đối với các công ty bảo hiểm trong nƣớc có thể gây cản trở tốc độ tăng trƣởng ngành thông qua trƣờng hợp của Trung Quốc. Các quy định chặt chẽ và khó khăn nhƣ điều kiện thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc đối với một công ty bảo hiểm nƣớc ngoài (có ít nhất 30 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm, đã thành lập văn phòng ở Trung Quốc trong vòng 2 năm và có tài sản trị giá tối thiểu 5 triệu đô la), các hạn chế địa lý và sự thả lỏng cho các công ty trong nƣớc đã khiến cho tốc độ đầu tƣ của khu vực quốc tế tới ngành bảo hiểm Trung Quốc bị chậm lại so với tốc độ của các quốc gia đang phát triển khác khi tự do hoá thị trƣờng bảo hiểm. Trung Quốc là một thị trƣờng rộng lớn cho ngành bảo hiểm khiến cho các công ty nƣớc ngoài đủ kiên nhẫn, nhƣng đối với Việt Nam thì không nên duy trì hay phát huy những quy định thận trọng quá mức nhƣ thế.

Bài học thứ ba liên quan đến sự phát triển đồng bộ thị trƣờng tài chính. Sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm trong nƣớc thôi chƣa đủ, bằng chứng là việc hiệu quả đầu tƣ trên vốn của ngành bảo hiểm Trung Quốc thấp do thiếu hoạt động ổn định và chuyên nghiệp của

thị trƣờng cổ phiếu. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến khi đƣợc Nhà nƣớc nới lỏng quy định đầu tƣ cũng không thể đầu tƣ mạnh vào thị trƣờng cổ phiếu trong nƣớc do tính sơ khai và thiếu ổn định của thị trƣờng này tại Trung Quốc. Hiện tại đối với cổ phiếu công ty, chỉ có một số công ty lớn để đầu tƣ và vì vậy chúng không hấp dẫn lắm đối với các công ty bảo hiểm. Nhƣ vậy, một thị trƣờng tài chính phát triển đồng bộ là điều kiện cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm thành công và toàn diện.

Bài học thứ tƣ rút ra từ quá trình cạnh tranh không lành mạnh tại thị trƣờng bảo hiểm Trung Quốc gây ra hệ luỵ là việc mất lòng tin của khách hàng tham gia bảo hiểm. Việc chú trọng vào giành giật thị phần trong thời gian đầu tự do hoá thị trƣờng đã khiến các công ty nội địa ỷ vào sự ƣu ái của Chính phủ tiến hành một số biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cộng với sự thiếu hụt kỹ năng của nhân sự ngành bảo hiểm trong nƣớc đã gây ra cuộc “khủng hoảng lòng tin” đối với ngƣời tiêu dùng Trung quốc, và theo đó cầu cho bảo hiểm bị chững lại và suy giảm. Nhƣ vậy, một ngành bảo hiểm tự do hóa thành công và phát triển bền vững nhất thiết phải đƣợc tạo điều kiện xây dựng một sân chơi bình đẳng bên cạnh công tác gây dựng uy tín doanh nghiệp tạo lòng tin cho ngƣời dân.

Công tác nhân sự cũng phải rất đƣợc đánh giá cao thông qua phân tích trên. Có thể nói, nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các công ty bảo hiểm, vì nhân sự (các cán bộ tính phí, cán bộ điều tra…) mang yếu tố chủ quan quyết định sự chính xác, minh bạch, uy tín và hiệu quả cho hoạt động bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành bảo hiểm việt nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)