Các phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 48 - 52)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Phƣơng pháp biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình phát triển gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, luận văn nghiên cứu thực trạng khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, Ireland phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2009-2014. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải

tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Luận văn "Nợ công của Ireland, Hy Lạp và vấn đề đặt ra cho Việt Nam” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Còn quan hệ lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu thực trạng khủng hoảng nợ

công ở Hy Lạp, Ireland qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, luận văn sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2009-2014). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu nói chung và ở Hy Lạp, Ireland nói riêng.

- Xác định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Ireland và các giải pháp mà hai nƣớc này đã sử dụng để ứng phó với khủng hoảng nợ công.

- Xác định đƣợc thực trạng nợ công hiện nay ở Việt Nam nhƣ thế nào và qua đó vận dụng những kinh nghiệm rút ra từ khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland để nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn khủng hoảng nợ công ở Việt Nam.

2.2.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ thuật nhƣ kính hiển vi, các thiết bị máy móc nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng

pháp trừu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản để tập trung vào những nội dung cơ bản. Trong mỗi nội dung chứa đựng một khối lƣợng lớn các vấn đề cần phải giải quyết song với phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi.

Ngoài ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ công và khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và Ireland.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP VÀ IRELAND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)