Đóng góp trục tiếp việc làm của ngành du lịch 2017 của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lich quốc tế tại việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 34 - 62)

Quốc gia Số việc làm (nghìn đơn vị)

Ấn Độ 31910.2 Trung Quốc 28194.2 Mỹ 7073.9 Mexico 4993.7 Thái Lan 4009.4 Đức 3475.7 Brazil 3272 Philippines 2962.6 Indonesia 2516.9 Việt Nam 2294.7

Nguồn: Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, 2017

Theo bảng 1.1, ngành du lịch đóng góp khoảng 2294.7 nghìn việc làm năm 2017, đƣa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực ASEAN có tỷ lệ việc làm từ ngành du lịch cao nhất.

c) Giá trị xuất khẩu từ khách du lịch

Chi tiêu của khách nƣớc ngoài khi tới một quốc gia (hay còn gọi là giá trị xuất khẩu từ khách du lịch) là một bộ phận quan trọng trong đóng góp trực tiếp của ngành du lịch và lữ hành.

Theo Báo cáo của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 2015 Việt Nam đã thu đƣợc 213.389 tỷ VND giá trị xuất khẩu từ khách du lịch, tăng 2.2% trong năm 2016. Dự báo đến năm 2026, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 422.128 tỷ VND, tăng khoảng 6, 8% mỗi năm.

Hình 1.2. Chi tiêu khách quốc tế, khách nội địa đóng góp vào GDP Việt Nam năm 2015. năm 2015.

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ Hành thế giới, 2016

Chi tiêu của du lịch nội địa chiếm 43.4% GDP của du lịch và lữ hành năm 2015; trong khi đó chi tiêu của du khách quốc tế (hay còn gọi là giá trị xuất khẩu từ khách du lịch/ tổng thu từ khách du lịch quốc tế) chiếm 56.6% (Hình 1.2).

Chi tiêu của du khách nội địa đƣợc ƣớc tính tăng 6.2% mỗi năm trong 10 năm tới, dự kiến đạt 321,252 tỷ VND vào năm 2026.

Chi tiêu của du khách quốc tế đƣợc dự báo tăng 6.8% mỗi năm trong 10 năm tới, đạt 422,128 tỷ VND vào năm 2026.

1.2.3. Tác động của tự do hoá hội nhập quốc tế lên phát triển du lịch quốc tế

Tự do hoá hội nhập quốc tế là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế. Tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, cơ hội để các doanh nghiệp du lịch và các khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới gặp nhau ngày càng dễ dàng hơn. Toàn cầu hoá mở ra hội để ngành du lịch khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm du lịch ra nƣớc ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Cụ thể, toàn cầu hoá có một số tác động sau đối với phát triển du lịch quốc tế của một quốc gia:

Toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội mới để phát triển du lịch thông qua công nghệ, truyền thông và sự phát triển hệ thống giao thông

56,6 43,4

Toàn cầu hoá đã ảnh hƣởng đến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trên khắp thế giới. Thông qua hệ thống thông tin máy tính và mạng internet, các hãng tổ chức dịch vụ du lịch dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Hiệu quả marketing trong thời đại toàn cầu hoá cũng cao hơn phƣơng thức marketing truyền thống. Chỉ qua một website, dịch vụ du lịch đƣợc giới thiệu đến hàng trăm triệu ngƣời đến từ các quốc gia khác nhau.

Ngƣợc lại, ngƣời du lịch cũng dễ dàng hơn trong tìm cách tiếp cận nguồn cung ứng du lịch. Thông tin về chuyến đi, kế hoạch tour, việc đặt nhà hàng khách sạn… đều có thể đăng ký trực tiếp qua website của nhà cung ứng… Hệ thống thông tin lan truyền nhanh chóng không chỉ cải thiện hiệu quả của dịch vụ du lịch truyền thống mà còn tạo ra nhu cầu ngày càng tăng của một số dịch vụ mới, dịch vụ đặt phòng online tại khách sạn, ô tô hay vé máy bay…

Đặc biệt, sự phát triển của hệ thống giao thông toàn cầu, đặc biệt là vận tải đƣờng hàng không giúp chuyến du lịch xuyên thế giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khoảng cách địa lý không còn là trở ngại, thời gian của chuyến đi đƣợc rút ngắn, dịch vụ đi kèm trong chuyến đi cũng ngày càng tiện nghi, thoải mái. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế.

 Toàn cầu hoá du lịch mở rộng quy mô du lịch

Tiềm lực kinh tế- kỹ thuật của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức riêng lẻ là hữu hạn, song khi có sự liên kết hợp tác của các cá nhân- các tổ chức với nhau, tiềm lực này là vô hạn. Quy mô du lịch toàn cầu đã tăng dần lên theo tính chất sâu rộng ngày càng tăng của hợp tác quốc tế.

Trƣớc hết là toàn cầu hoá ngành vận tải hàng không. Tự do hoá hội nhập trong vận tải hàng không cho phép các công ty gia nhập một thị trƣờng chung, dẫn đến hình thành các liên minh quốc tế, chẳng hạn Star Alliance, Oneworld hay Sky Team- hợp tác trong việc thúc đẩy truyền thông, tiêu chuẩn hoá thiết bị và dịch vụ, phát triển thành một thƣơng hiệu… Các hãng hàng không lớn đã phát triển hệ thống đặt chỗ máy tính. Ban đầu, hệ thống này đƣợc sử dụng để lƣu trữ, trích xuất thông tin và thực hiện các giao dịch liên quan đến vận tải hàng không. Sau này, dịch vụ này đƣợc mở rộng và đƣợc ứng dụng trong cả các công ty du lịch.

Thứ hai là toàn cầu hoá trong lĩnh vực du lịch trọn gói và lƣu trú. Nếu trƣớc đây, ngƣời du lịch khi muốn tham quan nhiều địa điểm du lịch tại nhiều quốc gia khác nhau phải mua các tour riêng lẻ, thì giờ đây, họ có thể tìm đến một nhà tổ chức tour duy nhất- nơi liên kết các hãng du lịch từ các nƣớc trên thế giới- để tổ chức một tour du lịch xuyên suốt qua nhiều quốc gia. Các hãng điều hành tour và công ty du lịch đã phát triển quan hệ đối tác với các chuỗi khách sạn, hãng hàng không, các nhà phân phối sản phẩm du lịch. Khách du lịch có cơ hội sử dụng dịch vụ du lịch tại hệ thống các chuỗi khách sạn, nhà hàng hoạt động đồng thời tại nhiều quốc gia…

Tự do hoá hội nhập quốc tế- gia tăng áp lực để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Tự do hoá hội nhập quốc tế một mặt gia tăng áp lực cạnh tranh lên việc phát triển du lịch quốc tế của mỗi quốc gia, mặt khác áp lực cạnh tranh đó cũng thúc đẩy mỗi quốc gia cải tiến, đổi mới, hoàn thiện ngành công nghiệp du lịch.

Tự do hoá hội nhập quốc tế tăng áp lực cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện gia nhập thị trƣờng chung cho các bên liên quan, các doanh nghiệp du lịch phải “chiến đấu”- cạnh tranh trong một môi trƣờng khốc liệt hơn nhiều. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành du lịch cũng hoà thành một thị trƣờng chung rộng lớn với sức cạnh tranh khốc liệt đến từ các quốc gia trên toàn thế giới. Tại thị trƣờng chung rộng lớn này, nền kinh tế nói chung và phát triển du lịch quốc tế nói riêng của các quốc gia kém hoặc đang phát triển sẽ phải cạnh tranh với các quốc gia, các nền kinh tế phát triển cao hơn, áp lực cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Trong một nền kinh tế đóng, áp lực cạnh tranh đến từ các đối thủ trong c ng một quốc gia, những đối thủ có chênh lệch không đáng kể về tiềm năng phát triển. Song trong nền kinh tế mở, mọi chuyện sẽ khác. Những doanh nghiệp kinh doanh lớn với tiềm lực khổng lồ về tài chính, về kinh nghiệm phát triển du lịch đi trƣớc hàng thập kỷ sẽ tràn đến khai phá cơ hội từ các thị trƣờng mới phát triển- nơi các doanh nghiệp du lịch còn non trẻ và thiếu hụt sức cạnh tranh. Lúc này, nếu không có chiến lƣợc đúng đắn, thì việc tham gia vào tiến trình tự do hoá hội nhập quốc tế không những không thể mang lại cơ hội phát triển cho quốc gia, mà ngƣợc lại, nền du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng của quốc gia phải đối mặt với nguy cơ chiếm lĩnh thị trƣờng từ các đối thủ mạnh hơn.

Trƣớc sức ép này, doanh nghiệp du lịch buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ trong bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ đƣợc tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài với nhiều kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao kinh nghiệm khai thác khách và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và marketing du lịch tại nƣớc sở tại.

Đồng thời, toàn cầu hoá cũng mang đến cơ hội để hoàn thiện và có đƣợc hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả. Nó tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách cho ph hợp để phát triển du lịch. Việc Chính phủ cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán đƣợc trong các quy định và chính sách về phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng sẽ tạo ra tiền đề phát triển lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp du lịch.

1.2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế một số nước và bài học cho Việt Nam

1.2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước

Các quốc gia trong khu vực AEC có trình độ phát triển du lịch và khả năng thu hút khách du lịch không đồng đều.

Hình 1.3. Số khách quốc tế đến khu vực ASEAN giai đoạn 2014- 2016

*Số liệu khách du lịch của Brunei giai đoạn 2015-2016 chỉ tính số khách du lịch di chuyển bằng đường hàng không*

Nguồn: ASEAN Statistical Leaflet selected key indicator 2016

219 2.907 4.239 5.012 5.967 10.013 11.519 16.404 26.757 32.530 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2014 2015 2016

Hình 1.3 là số khách đến khu vực ASEAN trong 3 năm 2014, 2015 và 2016. Theo đó, trong cả 3 giai đoạn, 4 khu vực có lƣợng khách quốc tế lớn nhất bao gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia. Việt Nam có số lƣợng khách du lịch quốc tế lớn thứ 5 trong khu vực.

Thái Lan là điểm đến du lịch ƣa thích trong khu vực, năm 2016, lƣợng khách quốc tế của Thái Lan là 32,530 nghìn ngƣời, chiếm 28.1% trong tổng số khách du lịch; tiếp theo là Malaysia 26,757 nghìn ngƣời (23.2%), Singapore 16,404 nghìn ngƣời (14.2%), Indonesia 11,519 nghìn ngƣời (9.97%). Thời điểm này, số khách du lịch đến Việt Nam là 10,013 nghìn ngƣời, chiếm 8.66%.

Sự phát triển du lịch của 4 quốc gia kể trên sẽ là bài học kinh nghiệm lớn cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam. Do vậy, việc tìm hiểu chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của các quốc gia trên là vô c ng cần thiết. Sau đây, tác gỉa xin trình bày kinh nghiệm phát triển du lịch của bốn nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu cực ASEAN.

Malaysia

Malaysia là đất nƣớc có ngành du lịch phát triển.

Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 là trở thành nƣớc phát triển du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế.

Thông điệp chính của ngành du lịch: Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trƣờng và xấy dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển KT- XH của đất nƣớc. 10 thị trƣờng khách du lịch hàng đầu của Malaysia bao gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunei, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh, và Nhật Bản.

Chiến lược phát triển du lịch của Malaysia:

Trong chiến lƣợc chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trƣờng với mục tiêu chính là tập trung vào thị trƣờng có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chƣơng trình tiêu d ng của khách du lịch.

Hai hƣớng chính trong quan điểm phát triển là: Bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trƣờng; phát triển du lịch xanh, giải thƣởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng).

Trong bối cảnh toàn cầu, Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ hai của tôi” để khuyến khích ngƣời nƣớc ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo ngƣời thân, bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trƣơng sản phẩm du lịch mua sắm; tập trung phát triển sản phẩm cho thi trƣờng du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dƣỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và du lịch MICE

Về quy hoạch du lịch: Malaysia có “ kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trƣờng du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với các chức năng cụ thể đã đƣợc xác định trong “Chiến lƣợc phát triển du lịch” từ những năm 1970 vẫn đƣợc duy trì. Căn cứ vào đó, các địa phƣơng và doanh nghiệp du lịch sẽ có kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.

Indonesia

Indonesia đã xây dựng xong chiến lƣợc tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, theo đó tƣ tƣởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lƣợng du lịch.

Mục đích của chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, lƣợng khách quốc tế dự kiến đến thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lƣợt ngƣời. C ng với chiến lƣợc là một kế hoạch phát triển đến năm 2025 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vƣờn quốc gia.

Indonesia có chủ trƣơng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hƣớng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính đƣợc định hƣớng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trƣờng của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trƣờng, định hƣớng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trƣờng và đánh giá tình hình, xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hƣớng thu hút thị trƣờng khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD.

Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali- một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề nhƣ tôn trọng ý kiến, tập tục và tƣ duy của ngƣời bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Singapore

Chính phủ Singapore rất thành công trong việc hoạch định, xây dựng chiến lƣợc và các kế hoạch phát triển du lịch ph hợp cho từng giai đoạn của đất nƣớc này. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lƣợc, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lich quốc tế tại việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 34 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)