Bảng mô hình bốn phong cách học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tư vấn thành an 191 (Trang 36 - 47)

Hành động (Hoạt động

thử nghiệm – AE) Quan sát (Quan sát phản chiếu – RO) Cảm nhận (Kinh

nghiệm trực tiếp - CE) Dễ dàng (CE / AE) Phân kỳ (CE / RO) Suy nghĩ (Khái niệm

trừu tƣợng - AC) Hội tụ (AC / AE) Đồng hóa (AC / RO)

Nguồn: [17]

Qua bảng 2.3 ta có thể miêu tả ngắn gọn 4 phong cách học tập nhƣ sau:

Phân kỳ (Quan sát và cảm nhận - CE / RO) – Đại diện cho những ngƣời có thể nhìn mọi hành động, sự vật, hiện tƣợng từ quan điểm khác nhau và họ rất nhạy cảm. Những ngƣời này thích quan sát hơn là hành động. Khi gặp một vấn đề họ thu thập thông tin và sử dụng trí tƣởng tƣợng để giải quyết vấn đề đó. Kolb gọi

phong cách này là “phân kỳ” vì những ngƣời mang phong cách này sẽ thực hiện tốt hơn trong các tình huống đòi hỏi phải có trí tƣởng tƣợng phong phú. Đặc điểm của những ngƣời có phong cách học tập “phân kỳ” là sự hiểu biết văn hóa rộng và luôn muốn thu thập thông tin, tìm tòi, học hỏi. Họ quan tâm đến mọi ngƣời, giàu trí tƣởng tƣợng và cảm xúc, nên có xu hƣớng mạnh mẽ trong nghệ thuật. Những ngƣời có phong cách “phân kỳ” thích làm việc theo nhóm, lắng nghe với một tâm trí cởi mở.

Đồng hóa (Quan sát và suy nghĩ - AC / RO) – Đại diện cho những ngƣời ƣa thích cách tiếp cận các vấn đề một cách hợp lý, ngắn gọn. Đối với những ngƣời mang phong cách này thì ý tƣởng và khái niệm là rất quan trọng và họ thƣờng yêu cầu sự giải thích rõ ràng khi gặp một vấn đề. Ƣu điểm của những ngƣời mang phong cách này là có sự hiểu biết thông tin trên phạm vi rộng và tổ chức nó theo một định dạng hợp lý, rõ ràng. Những ngƣời mang phong cách học tập “đồng hóa” thƣờng ít tập trung vào con ngƣời mà quan tâm nhiều cho những ý tƣởng và khái niệm trừu tƣợng. Những ngƣời có phong cách này thích phƣơng pháp lý thuyết hơn là phƣơng pháp tiếp cận dựa trên giá trị thực tế. Trong các tình huống học tập chính thức, những ngƣời có phong cách này thích đọc, nghe các bài giảng, khám phá mô hình phân tích, và muốn có thời gian để suy nghĩ nhiều.

Hội tụ (Hành động và suy nghĩ - AC / AE) - Những ngƣời mang phong cách học tập “hội tụ” sẽ sử dụng các kiến thức học tập của mình để tìm giải pháp cho các vấn đề thực tế mà họ gặp phải. Họ thích công việc kỹ thuật, và ít quan tâm đến các khía cạnh cá nhân. Ƣu điểm của những ngƣời này là họ có khả năng trong việc tìm ra công dụng thực tế một cách tốt nhất cho những ý tƣởng và lý thuyết. Họ có thể giải quyết các vấn đề và đƣa ra quyết định bằng cách tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trong vấn đề đó. Nhƣ vậy những ngƣời này sẽ thực hiện nhiệm vụ mang tính kỹ thuật tốt hơn là nhiệm vụ mang tính xã hội hoặc cá nhân.

Dễ dàng (Hành động và cảm nhận - CE / AE) - Phong cách học tập này là “Hành động” chủ yếu dựa trên trực giác hơn là logic. Những ngƣời mang phong cách học tập này thƣờng sử dụng sự phân tích của ngƣời khác, và muốn tham gia một vấn đề dựa trên kinh nghiệm thực tế. Họ bị thu hút bởi những thách thức và

kinh nghiệm mới. Đặc điểm của những ngƣời này là họ thƣờng hành động bằng bản năng chứ không dựa trên sự phân tích hợp lý, cho nên sẽ có xu hƣớng dựa vào ngƣời khác để có thông tin hơn là thực hiện các phân tích của mình. Phong cách học tập này là phổ biến và hữu ích trong vai trò đòi hỏi những ngƣời thích hành động và sáng kiến. Do đó họ thích làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Họ đặt ra mục tiêu và chủ động làm việc cố gắng tìm nhiều cách khác nhau để đƣợc một mục tiêu đó. Nhƣ vậy với bốn phong cách học tập mà Kolb đƣa ra nhƣ là một hƣớng dẫn chứ không phải là một tập hợp các quy tắc chặt chẽ. Tuy nhiên hầu hết mọi ngƣời đều thể hiện rõ sở thích của mình một cách mạnh mẽ, rõ ràng cho một phong cách học tập nhất định. Khả năng chuyển đổi giữa các phong cách khác nhau là không dễ dàng cho nhiều ngƣời.

c/ Ý nghĩa giáo dục

Lý thuyết mô hình học tập của Kolb bao gồm chu kỳ học tập và phong cách học tập có thể đƣợc sử dụng cho giáo viên trong việc phê bình, đánh giá việc dành cho đối tƣợng học viên (thƣờng là ngƣời lớn) để có thể phát triển các cách học tập phù hợp hơn.

Các nhà giáo dục phải đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục đƣợc thiết kế và thực hiện theo những cách mà từ đó mỗi học viên đều có cơ hội tham gia vào các cách thức học tập phù hợp nhất với họ. Ngoài ra, các cá nhân có thể đƣợc giúp đỡ để học tập hiệu quả hơn bằng cách xác định các phong cách học tập ƣa thích của mình thông qua việc áp dụng các chu kỳ học tập kinh nghiệm.

2.2.2.2. Lý thuyết đường cong học tập

Học tập là quá trình mà một cá nhân mua lại kỹ năng, kiến thức và khả năng. Khi quá trình sản xuất một sản phẩm mới đƣợc bắt đầu khi đó năng suất của công nhân không đạt tới hiệu quả tốt nhất và việc học tập để nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân diễn ra. Khi có đƣợc kinh nghiệm làm việc, năng suất của công nhân sẽ đƣợc cải thiện do thời gian thực hiện cho mỗi đơn vị sản phẩm đƣợc rút ngắn. Điều làm cho ngƣời lao động có thể cải thiện năng suất làm việc là do chƣơng trình học tập hiệu quả. Tuy nhiên chi phí (bao gồm cả thời gian và tiền) dành cho các

chƣơng trình học tập của ngƣời lao động lại là một vấn đề cho các doanh nghiệp. Để có thể dự đoán một cách gần đúng nhất các chi phí đặc biệt này cần tới các kỹ thuật của toán học. Từ các dự đoán đó, doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề chi phí đào tạo và dự đoán càng chính xác thì càng giảm đƣợc nhiều chi phí lãng phí dành cho các chƣơng trình đào tạo. Đƣờng cong học tập là các mô hình toán học, là một công nghệ đồ họa đƣợc sử dụng để ƣớc tính hiệu quả đạt đƣợc khi một hoạt động đƣợc lặp đi lặp lại. Đƣờng cong học tập cho thấy rằng có thể giảm chi phí đều đặn cho việc hoàn thành một hoạt động lặp đi lặp lại nhất định, nhƣ hoạt động giống hệt nhau đang ngày càng lặp đi lặp lại, vì chi phí thƣờng liên quan đến thời gian hoàn thành sản phẩm hoặc giờ lao động của công nhân. Tên khác cho đƣờng cong học tập là kinh nghiệm đƣờng cong, đƣờng cong cải thiện và tiến bộ đƣờng cong.

Lý thuyết của đƣờng cong học tập lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Wright với mô hình “trung bình tích lũy”, Crawford với mô hình “đơn vị”. Hiện tƣợng số lƣợng một mặt hàng đƣợc sản xuất tăng gấp đôi trong khi chi phí cho hiện tƣợng đó giảm tại một tỷ lệ cố định là tiền đề cơ bản mà trên đó các lý thuyết của đƣờng cong học tập đã đƣợc xây dựng. Các từ khóa "tăng gấp đôi" và "tốc độ" là quan trọng, ví dụ nhƣ số lƣợng sản xuất tăng gấp đôi, số lƣợng tuyệt đối của tăng chi phí sẽ nhỏ hơn nhƣng tốc độ giảm vẫn sẽ cố định. Đây là bản chất của lý thuyết đƣờng cong học tập.

Phƣơng trình đƣờng cong học tập tuân theo “định luật hàm số mũ” và phƣơng trình cơ bản có dạng:

Y = K.Xb

Trong đó:

- X là số đơn vị hàng hóa sản xuất đƣợc tích lũy.

- Y là chi phí trung bình của X đƣợc tích lũy.

- K là chi phí trung bình cho việc sản xuất đơn vị hàng hóa đầu tiên.

- b là "độ dốc tự nhiên" của việc học tập, phản ánh quá trình học tập nhanh hay chậm.

Lg(S) Lg(2)

Chi phí lao động trung bình cho 2N đơn vị SP đầu tiên

Chi phí lao động trung bình cho N đơn vị SP đầu tiên .100%

80$

100$ .100%

Lg(0,8) Lg(2) Giá trị của “b” đƣợc tính theo công thức: b

S là tỷ lệ % học tập

Ví dụ: Nếu chi phí lao động trung bình của 500 đơn vị đầu tiên của một sản phẩm là 100$ và chi phí lao động trung bình 1000 đơn vị đầu tiên là 80$, tỷ lệ học tập sẽ đƣợc xác định nhƣ sau:

S = = 80%

Tỷ lệ % học tập bằng 80% có nghĩa là khi sản lƣợng tăng gấp đôi điều này cũng đồng nghĩa với việc công nhân đã học đƣợc kinh nghiệm làm việc qua thời gian tạo ra những sản phẩm đầu tiên làm cho năng suất ở những sản phẩm tiếp theo sẽ tăng lên dẫn đến sự sụt giảm chi phí trung bình tới 80% số tiền tạo ra sản phẩm trƣớc đó. Nhƣ vậy kể từ khi chi phí trung bình cho 1000 đơn vị đầu tiên là 80$, thì chi phí trung bình của 2000 đơn vị đầu tiên với tỷ lệ % học tập là 80% này sẽ là 64$ trên một đơn vị sản phẩm.

Với S = 80% ta sẽ tính đƣợc giá trị của b = = -0,32193

Chi phí trung bình cho việc sản xuất đơn vị hàng hóa đầu tiên (K) là 100$ thì phƣơng trình đƣờng cong học tập sẽ là:

Y = 100.X-0,32193

Do đó:

+ Nếu X = 1 đơn vị hàng hóa sản xuất đầu tiên thì chi phí trung bình của X đƣợc tích lũy sẽ là Y = 100$

+ Nếu sản lƣợng tăng gấp đôi có nghĩa là X = 2 đơn vị thì chi phí trung bình của X đƣợc tích lũy khi này là Y = 80$

+ Nếu sản lƣợng tiếp tục tăng gấp đôi, X = 4 đơn vị thì chi phí trung bình của X đƣợc tích lũy là: Y = 64$

Khi đó đồ thị của đƣờng cong học tập đƣợc biểu diễn nhƣ sau: 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Số lƣợng sản phẩm Chi phí trung bình t rên 1 đơ n vị s ản ph ẩm

Nhƣ vậy số sản phẩm sản xuất tăng đƣợc vẽ trên trục X và chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm đƣợc biểu thị trên trục Y. Sau khi hiệu ứng của việc học tập kết thúc, giai đoạn ổn định sẽ bắt đầu. Lợi thế của việc học tập sẽ không còn trong giai đoạn ổn định, điều này xảy ra khi sản phẩm hoặc quá trình sản xuất đi vào ổn định.

Tóm lại kiến thức về đƣờng cong học tập có thể hữu ích cả trong việc lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất. Chi phí tiêu chuẩn cho các hoạt động mới cần đƣợc sửa đổi thƣờng xuyên tƣơng ứng với các mô hình học tập dự kiến. Tác dụng chính của lý thuyết đƣờng cong học tập có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Giúp phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) trong giai đoạn đầu của việc sản xuất (giai đoạn làm quen) và do đó nó rất hữu ích cho các ƣớc tính chi phí. Đƣờng cong học tập có giá trị to lớn nhƣ một công cụ để dự báo.

Giúp trong dự toán ngân sách và kế hoạch lợi nhuận: Kết hợp các đƣờng cong học tập đã đƣợc giới thiệu trong quá trình dự thảo ngân sách và kế hoạch lợi nhuận. Ngân sách điều hành nên chọn những chi phí đó phản ánh hiệu quả học tập và sau đó ta sẽ có thể kết hợp hiệu ứng này trong quá trình phát triển của ngân sách hoặc trong các bài tập liên quan đến dự án lập kế hoạch.

Giúp trong việc thiết lập các tiêu chuẩn: Các đƣờng cong học tập là cực kỳ hữu ích cho việc thiết lập các tiêu chuẩn trong giai đoạn học tập.

Giai đoạn học tập

Nguồn: [7], Trang 281.

2.3. Nội dung xây dựng chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

2.3.1. Cơ sở xác định nhu cầu cho đào tạo và phát triển nhân lực

Xác định nhu cầu là bƣớc đầu tiên trong công tác ĐT&PT nguồn nhân lực. Xác định nhu cầu nhằm trả lời cho câu hỏi ai cần đƣợc đào tạo? Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu ngƣời? Nhu cầu đào tạo đƣợc xác định dựa trên việc phân tích nhu cầu của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc và phân tích trình độ kĩ năng, kiến thức hiện có của ngƣời lao động.

Tùy thuộc vào từng yêu cầu của công việc, từng vấn đề của tổ chức, những vấn đề có đƣợc giải quyết bằng cách đào tạo hay không? Những kiến thức kỹ năng nào cần đƣợc đào tạo, để từ đó tổ chức có thể xác định đƣợc nhu cầu đào tạo cho chính xác. Thông thƣờng việc xác định nhu cầu đào tạo trong các tổ chức đƣợc thực hiện qua các nghiên cứu phân tích nhƣ Hình 2.3.

Xác định nhu cầu đào tạo

Phân tích doanh nghiệp

---

Phân tích công việc

---

Phân tích nhân viên

--- - Chiến lược - Mục tiêu - Môi trường - Các lĩnh vực cần đào tạo - Nhiệm vụ, trách nhiệm, mức độ quan trọng - Kiến thức, kỹ năng cụ thể - Kiến thức, trình độ của nhân viên - Mức độ đáp ứng của nhân viên ..

Hình 2.3. Nội dung xác định nhu cầu ĐT&PT

* Phân tích nhu cầu doanh nghiệp: Phân tích nhu cầu doanh nghiệp là một trong 3 nhiệm vụ chính trong việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo ở mỗi doanh

nghiệp. Để có thể xác định đƣợc nhu cầu đào tạo thông qua việc phân tích doanh nghiệp, ngƣời làm công tác đào tạo cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất: Căn cứ chiến lƣợc, tầm nhìn của doanh nghiệp để phân tích mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp từ ngắn hạn cho đến dài hạn là gì: Chiếm lĩnh bao nhiều % thị phần, phát triển doanh số, gia tăng lợi nhuận, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh…

Thứ hai: Phân tích cầu nguồn nhân lực “cả về chất và lƣợng” để có thể thực hiện thành công các mục tiêu trên; đánh giá cung nguồn nhân lực từ nội bộ cũng nhƣ thị trƣờng.

Thứ ba: Phân tích một số chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực nhƣ: năng suất lao động, chi phí nhân công để xác định xem thông qua đào tạo có thể tối ƣu hóa đƣợc các chỉ tiêu này hay không.

Ngoài ra, để xác định đƣợc nhu cầu đào tạo một cách chính xác, loại bỏ các nhu cầu đào tạo “ảo”, nhu cầu đào tạo “không có địa chỉ” hoặc các nhu cầu đào tạo “thời thƣợng” chạy theo mốt hoặc chỉ đơn giản là “tôi thích” thì ngƣời làm công tác đào tạo cần thảo luận thêm với các cấp quản lý, các nhân viên. Bên cạnh đó, cần phân tích kết quả thống kê và phân tích các dữ kiện thông tin nhân lực, thực hiện quan sát của mình để từ đó có thể đƣa ra đƣợc bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo chính xác nhất cho doanh nghiệp.

* Phân tích nhu cầu công việc: Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với ngƣời thực hiện công việc. Mục đích của phân tích công việc là nhằm trả lời cho câu hỏi nên giảng dạy cái gì khi đào tạo để cho ngƣời đƣợc đào tạo có thể thực hiện đƣợc tốt nhất các công việc của mình. Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện phân tích công việc bao gồm:

Thứ nhất: Bảng mô tả công việc (Job description): Vị trí của công việc trong cơ cấu tổ chức; quyền hạn và trách nhiệm và các hoạt động chính của công việc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tư vấn thành an 191 (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)