CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực làngnghề truyền thống Hà Nội
3.4.1. Cơ cấu nhân lực làngnghề
3.4.1.1. Nguồn nhân lực làng nghề truyền thống Hà Nội
Trong những năm qua, cơ cấu số hộ và số lao động trong các làng nghề có sự thay đổi đáng kể theo xu hướng số hộ và lao động thuần nông giảm dần, số hộ và lao động tham gia làm nghề phi nông nghiệp tăng lên. Các cơ sở sản xuất làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế trong làng nghề đã thu hút một số lượng lớn lao động trong sản xuất phi nông nghiệp, hạn chế số lao động di dời nông thôn ra thành thị tìm việc làm, đến năm 2015 làng nghề đã thu hút 739.630 người tham gia sản xuất (tăng 113.073 người). Ngoài ra, làng nghề còn thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm thuê như nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), làng dệt kim La Phù (Hoài Đức), đan cỏ tế xã Phú Túc, khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phượng)
Trong giai đoạn 2010 - 2015, Thành phố có 03 đợt xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội cho 55 cá nhân đưa tổng số nghệ nhân Hà Nội được phong tặng qua các thời kỳ từ 129 nghệ nhân (năm 2010) lên 184 nghệ nhân (năm 2015) thuộc lĩnh vực thủ công mỹ nghệ như: nghề gốm sứ có 33 nghệ nhân; nghề điêu khắc có 33 nghệ nhân; nghề đan mây tre giang nứa lá có 23 nghệ nhân; nghề thêu ren có 14 nghệ nhân; nghề hoa lụa, hoa khô có 11 nghệ nhân; nghề khảm trai có 10 nghệ nhân; nghề kim hoàn, đậu bạc có 10 nghệ nhân; nghề sơ mài có 09 nghệ nhân; nghề
nghệ nhân; nghề dát vàng bạc quỳ có 06 nghệ nhân; nghề nặn tò he có 04 nghệ nhân và một số nghề thủ công mỹ nghệ khác như đóng giày 02 nghệ nhân, dựng nhà gỗ truyền thống 02 nghệ nhân, làm đàn dân tộc 02 nghệ nhân, đắp phù điêu truyền thống 02 nghệ nhân…
Thành phố cũng đã tổ chức 03 đợt xét chọn và đề nghị Nhà nước xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú. Đến hết năm 2015, Chủ tịch nước đã tặng 01 Nghệ nhân Nhân dân, 19 Nghệ nhân Ưu tú hoạt động trong các ngành nghề: điêu khắc, gốm sứ, thêu, đậu bạc, chạm bạc, đúc đồng, thúc đồng, chạm đồng, hoa lụa, hoa khô, mây tre đan. Đang tiếp tục trình Hội đồng cấp Nhà nước xét phong tặng 01 nghệ nhân nhân dân và 10 nghệ nhân ưu tú.
Bảng 3.6: Số lƣợng và cơ cấu nghề nghiệp của lao động có việc làm 2011 – 2014
Nghề nghiệp Năm Số người có việc làm(nghìnngười) Tỷ trọng (%) Tổng số Nam Nữ % Nữ Thợ thủ công và các thợ có liên quan khác 2011 6074,9 12,1 16,9 6,9 27,7 2012 6055,7 11,8 16,3 7,7 28,2 2013 6274,5 12 16,4 7,4 29,8 2014 16,7 22,6 10,7
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm 2011- 2014 3.4.1.2. Cơ cấu độ tuổi lao động
Đa số lao động tại các làng nghề sản xuất chủ yếu là lao động trẻ tập trung từ 18- 50 tuổi, là lứa tuổi có sức khỏe tốt, chỉ có gần 14% số lao động tham gia sản xuất có độ tuổi trên 50 tuổi. Tỷ lệ lao động cao tuổi làm việc tại các làng nghề tùy thuộc vào công việc có đòi hỏi tay nghề cao và sức khỏe: làng nghề gốm sứ có tỷ lệ người lao động cao tuổi tương đối cao (chiếm khoảng 20%); các làng nghề đòi hỏi tay nghề và sức khỏe trung bình như nghề gỗ chiếm tỷ lệ 12-15%. Lao động ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại các làng nghề chiếm khá cao 10,25% số lượng lao động, nếu tính thêm số lao động vừa học vừa làm trong độ tuổi này thì khá lớn. Có thể thấy làng nghề đã tạo một lượng việc làm lớn, không đòi hỏi về trình độ nên sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người lao động.
Hình 3.3: Cơ cấu độ tuổi lao động ở làng nghề Hà Nội
Nguồn: Triệu Đức Hạnh, 2013 3.4.1.3. Giới tính
Số lao động nữ chiếm trên 60% ở hầu hết các làng nghề, nhất là nghề thêu và dệt có hơn 80% là lao động nữ và được coi là nghề tạo việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch này là do khi tham gia vào quá trình sản xuất, lao động nam thường tham gia các khâu sản xuất chính còn lao động nữ chủ yếu tham gia vào quá trình hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
3.4.2. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.4.2.1. Quy hoạch nguồn nhân lực:
Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Chính sách này được Hà Nội áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trong khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm: áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo. Thời gian tập huấn: không quá bảy ngày. Hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề một lần.
Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Hà Nội vừa được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2 tháng 1 năm 2013. Với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nước, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Theo đó, đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1.500 làng có nghề (chiếm khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố); bảo tồn và khôi phục 21 làng; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở 17 làng; hạn chế phát triển hoặc chuyển hướng nghề mới, hoặc di dời vào cụm công nghiệp làng nghề ở 14 làng; nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng; tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200 nghìn lao động.
3.4.2.2. Tổ chức thực hiện:
1- Tuyển dụng, bố trí công việc
- Công tác tuyển dụng nhân viên có một ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân viên là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý nguồn nhân lực, bởi vì nó ảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực của doanh nghiệp. Qua
tuyển dụng nhân viên mới, một mặt lực lượng lao động của nó được trẻ hoá, và mặt kia, trình độ trung bình của nó được nâng lên. Một chính sách tuyển dụng nhân viên đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp chọn được những người tài giỏi và chắc chắn sẽ góp phần mang lại những thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tiến hành tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc, không có tiêu chuẩn... chẳng những không mang lại lợi ích gì, mà đôi khi còn là trung tâm gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, xáo trộn đơn vị, và thậm chí đến mức phải sa thải người này và để rồi lại phải tuyển người mới.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, 30% số lao động có việc làm thường xuyên, còn lại là lao động thời vụ. Lao động làng nghề nói chung hiện nay chia ra 2 nhóm rõ rệt. Nhóm lao động không thường xuyên, thiếu kỹ năng làm những công việc đơn giản, không hoặc ít có đào tạo bài bản và nhóm thứ hai là lao động thường xuyên, kỹ năng cao, thường làm việc ở những cơ sở hoặc doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ cao cấp.
Do đặc thù nghề là làng nghề truyền thống nên công tác tuyển dụng người lao động cũng có nhiều tiêu chí và cách thức khác các doanh nghiệp khác.
Quy trình tuyển dụng: ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đầu vào. Do lao động làng nghề có tính thời vụ, người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết sức lao động dư thừa nên tình trạng thiếu nguồn lao động ổn định.
Nguồn tuyển: Thực tế hiện nay cho thấy công tác tuyển dụng của các làng nghề không được công khai, chủ yếu từ quen biết, họ hàng, tình cảm cá nhân, người thân giới thiệu, thậm chí có một bộ phận không nhỏ người ứng tuyển không tìm được việc làm nên xin vào làm ở các làng nghề.
Phương pháp tuyển dụng: chưa có bất kỳ một quy trình tuyển dụng nào của làng nghề, khi thiếu lao động các doanh nghiệp tìm người thân làm thêm.
động nào cũng thực hiện được, do không đúng chuyên môn, không đủ năng lực, không có kinh nghiệm do vậy hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã chú trọng tính chuyên môn hóa tại các làng nghề, hình thành những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2 Đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho lao động làng nghề
- Ở các làng nghề việc dạy nghề, đào tạo nghề chủ yếu là truyền nghề; Vì vậy có điều kiện để bảo tồn nghề truyền thống. Đến nay, việc đào tạo nghề với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú. Trên địa bàn Thành phố đã đầu tư mở rộng, quy mô 1 số cơ sở đào tạo nghề như: Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung; Trường Trung cấp nghề tổng hợp tại Hà Đông và Xuân Mai; Trường Trung cấp dạy nghề số 1 Phú Xuyên... và các trung tâm dạy nghề ở các quận, huyện, thị xã... Các trường này đã đào tạo lao động phục vụ cho các doanh nghiệp thuộc các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề, góp phần cung cấp công nhân kỹ thuật có trình độ trong đó có nhiều công nhân tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ngoài ra còn huy động các tổ chức, cá nhân tham gia, đào tạo theo phương pháp truyền nghề, cấy nghề với hình thức dạy nghề, đào tạo nghề phong phú đã đem lại cho người lao động việc làm phù hợp.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm: Mời 3 chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ đến từ Thụy Điển, Úc, Đức, đến làm việc trực tiếp 19 doanh nghiệp, tư vấn thiết kế 50 bộ sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ…Ngoài ra các chuyên gia còn tư vấn thiết kế theo xu hướng thế giới, trên cơ sở đó các doanh nghiệp thiết kế mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
- Đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, truyền nghề cho 900 học viên; Tập huấn nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp: Tổ chức 25 lớp tập huấn cho 2.500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã
tham gia các Hội chợ triển lãm nước ngoài: Hỗ trợ cho 200 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm nước ngoài; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề; Hỗ trợ 125 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tạo lực lượng lao động giỏi, đội ngũ nghệ nhân kế cận: Tổ chức 4 cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp thành phố thu hút gần 500 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, giáo viên, học viên và những người yêu thích hàng thủ công truyền thống. Qua 4 cuộc thi đã có trên 1.000 mẫu sản phẩm mới được tạo ra giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cải tạo mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.
- Đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo: tổ chức 25 lớp tập huấn cho 2.500 lượt lãnh đạo cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề.
Qua đó, phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại làng nghề. Do đặc thù của nghề truyền thống là nghề thủ công mỹ nghệ đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, người thợ phải được học làm sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp với thời gian từ vài năm trở lên mới có thể độc lập gia công sản phẩm có giá trị hàng hóa. Trong khi đó, các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống với thời gian 3 - 4 tháng mới chỉ dạy cho học viên làm được những sản phẩm đơn giản hoặc chỉ gia công một công đoạn nào đó của sản phẩm. Học viên mới tốt nghiệp các lớp thủ công mỹ nghệ ngắn ngày nếu không được các doanh nghiệp làng nghề hoặc các thợ lành nghề hướng dẫn sản xuất thì không thể tự mình hành nghề được. Thêm vào đó, dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp truyền nghề, chính vì vậy, rất cần những nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công, mỹ nghệ tham gia dạy nghề. Hiện nhiều địa phương đã chú trọng dạy thủ công truyền thống. Thực tế, sản phẩm ngành nghề truyền thống hấp dẫn khách hàng thì phải có giá trị văn hóa nghệ thuật điều đó không thể thiếu vai trò của nghệ nhân.
3 - Chính sách đãi ngộ:
Lương, phụ cấp: việc trả lương cho lao động làng nghề chủ yếu vẫn dựa vào hiệu quả của công việc, tùy thuộc vào vị trí công việc, chức vụ, thâm niên mà người lao động có mức lương và phụ cấp khác nhau. Việc chi trả lương tại các làng nghề có sự chênh lệch do vị trí công việc, thâm niên, tạo nên sự công bằng trong việc trả lương. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề đã được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên mức lương này chưa cao, mức tăng lương vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động. Khi được hỏi mức lương có thỏa mãn nhu cầu thì phần lớn người lao động cho rằng những tháng mùa vụ thì lương cao, còn phần lớn chỉ đủ duy trì cuộc sống chứ chưa thể làm giàu. Điều này cho thấy với mức lương và phụ cấp thì người lao động chưa thực sự hài lòng với những công sức mà họ bỏ ra. Qua đó cho thấy tiền lương bình quân người lao động còn thấp, chính sách còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát huy được vai trò vốn có của nó để thúc đấy nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề truyền thống thì việc thu hút và giữ chân người lao động là vô cùng quan trọng. Tiền lương chính là động lực quan trọng đó. Thu nhập bình quân lao động ở làng nghề cao hơn làng