CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho làngnghề truyền
4.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực làngnghề
4.2.2.1. Về giáo dục đào tạo
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống quản lý kiến thức, kỹ năng, trình độ đào tạo nghề
- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình độ giáo dục quốc gia; hoàn thiện khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến.
- Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thị trường lao động tại các làng nghề truyền thống với những thay đổi công nghệ và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Do đặc thù nghề nên kết hợp theo hướng 70% kiến thức và kỹ năng thực hành, còn 30% là kỹ năng mềm, khả năng tự học hỏi, chương trình ngoại khóa.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước.
- Xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghề quốc gia đối với các nghề trọng điểm quốc gia.
Thứ hai: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề người thợ truyền thống trong các làng nghề.
Hiện nay việc đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường nghề cho lao động thủ công theo chuẩn đầu ra, do vậy cần xây dựng, ban hành và tăng cường quản lý chất lượng đào tạo tai các cơ sở của làng nghề cụ thể:
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp yêu cầu đòi hỏi tại các làng nghề.
- Kiểm định chất lượng đào tạo nghề và đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo nghề và kiểm định chương trình; phát triển các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm ở các cơ sở đào tạo nghề, ở một số doanh nghiệp và một số cơ sở khác.
cảm tính mà không có thang điểm lượng hóa chất lượng công việc, do vậy việc công nhận, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làng nghề, đội ngũ nghệ nhân ưu tú, nhân dân chưa thực sự hiệu quả.
Thứ ba:Xã hội hóa công tác đào tạo
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực làng nghề là tập trung đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại nhất trong công tác đào tạo nghề hiện nay là đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu hụt cả sồ lượng và chất lượng. Ở các làng nghề, việc đào tạo nghề chủ yếu dựa vào các nghệ nhân truyền nghề theo kinh nghiệm mà không có giáo trình bài bản hay phương pháp sư phạm tốt nên chất lượng dạy nghề còn hạn chế. Còn giáo viên trường nghề có nghiệp vụ sư phạm nhưng lại thiếu các ngón nghề gia truyền, kỹ năng kỹ sảo thực hành. Đó là chưa kể định mức thù lao cho thầy dạy còn thấp nên việc thuê thầy dạy lại rất khó. Vì vậy, một trong những việc cần làm ngay là phải tích cực chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đồng thời, nhanh chóng có chính sách khuyến khích các nghệ nhân tích cực tham gia công tác truyền nghề. Hiện nay, các trung tâm khuyến công ở các địa phương rất tích cực phối hợp với các đơn vị đào tạo cải tiến đa dạng hòa hình thức, nội dung đào tạo như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp, truyền nghề tại gia đình, tại các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, chú trọng các nghề mũi nhọn ở địa phương. Hiện nay đang có 2 đế án rất được xã hội quan tâm là“Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến 2020“ nhằm chuyển đổi dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội và“ Đề án phát triển giáo viên dạy nghề giai đoạn 2009- 2015“ đặc biệt đề án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020“.
Thứ tư: Phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường để có điều kiện thực hành thực tế
Các doanh nghiệp hàng năm vẫn dành nhiều kinh phí cho nâng cao tay nghề cho người lao động qua các đợt tập huấn ngắn hạn, khả năng tiếp cận kiến thức của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, nhu cầu tại mỗi làng nghề, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và công tác đào tạo tại nhà trường để cung
cấp nguồn lao động có chất lượng phù hợp yêu cầu doanh nghiệp. Thông qua các nội dung sau:
- Chương trình đào tạo - Tham gia quá trình đào tạo
- Chuyên môn hóa nội dung đào tạo để đảm bảo chất lượng - Đánh giá kết quả đào tạo.
- Gắn kết giữa đào tạo nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình; trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề …).
Thứ năm: là đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
Giải pháp này tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề gắn với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, học nghề, cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, sẽ điều chỉnh cả trung cấp chuyên nghiệp và gộp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp vào một trình độ. Luật Giáo dục nghề nghiệp sẽ thực hiện những đổi mới về mục tiêu đào tạo nghề (mục tiêu đào tạo nghề của từng cấp trình độ theo sát yêu cầu của từng bậc trình độ kỹ năng); tổ chức, quản lý đào tạo nghề (đào tạo nghề theo mô đun); đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động đào tạo nghề và một số chính sách khác .v.v.
Thứ sáu: tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo nghề.
Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị đào tạo nghề đối với các nghề trọng điểm quốc gia; đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị đào tạo nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế.
Thứ bẩy: đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghề.
nghề trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao, hợp tác đào tạo nghề tại Việt Nam.
- Như vậy có thể thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần phải nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Muốn vậy, Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, thực sự coi phát triển đào tạo nghề là một trong những đột phá chiến lược, góp phần quan trọng đưa năng lực cạnh tranh Việt Nam lên mức tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.
4.2.2.2. Về sử dụng, đào tạo nghề, truyền nghề nâng cao trình độ lao động làng nghề. Thứ nhất: Chính sách về sử dụng người lao động
Tại các làng nghề, lực lượng lao động địa phương chiếm một tỷ lệ rất lớn, ngoài ra còn thu hút một lực lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến. Thực tế cho thấy, nguồn lao động hiện nay còn thiếu, không ổn định, tỷ lệ luân chuyển lao động giữa các ngành nghề cao. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển làng nghề truyền thống cần quan tâm một số giải pháp sau:
- Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, hạn chế di dân tự do, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm tại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thành lập trung tâm giới thiệu việc làm ở nông thôn để cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động, giúp người lao động tìm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng của mình. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề theo nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch, dự án cho việc sử dụng nguồn lao động chuyên ngành, lao động phụ và lao động thời vụ hợp lý để khắc phục tình trạng thừa, thiếu lao động
trong các làng nghề khu vực ngoại thành; hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em tại các cơ sở sản xuất để đảm bảo quyền lợi về học tập và vui chơi của các em.
- Quản lý tốt và phát triển thị trường lao động: hiện nay thị trường lao động làng nghề truyền thống đã hình thành nhưng hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức và quản lý chặt chẽ. Các hợp đồng lao động chủ yếu được thỏa thuận bằng miệng, chế độ bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế không được thực hiện. Thiếu hụt một thị trường lao động có tổ chức và không được thực hiện đúng luật lao động là nguyên nhân dẫn đến tổ chức quản lý lao động yếu kém. Vì vậy, cần có những biện pháp xây dựng, điều tiết thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời tăng cường kiểm soát việc thi hành luật lao động trong các cơ sở sản xuất để bảo đảm quyền lợi người lao động.
Thứ hai: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề nâng cao trình độ lao động thủ công.
Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động là nhiện vụ rất quan trọng, nó phải gắn với yêu cầu và nội dung của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông thôn. Một số địa phương đã có lớp dạy nghề nhưng đa số là tự phát, chưa theo một phương pháp đào tạo quy mô, hiệu quả. Xã Bát Tràng - Gia Lâm có tổ chức dạy nghề nhưng các cơ sở này do một số các nhân đứng ra tổ chức và mới chỉ dừng lại ở việc dạy tạo mẫu, chất lượng chuyên môn còn hạn chế. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực được Nhà nước đặc biệt quan tâm, trước 2000 hầu như chưa có chính sách đạo tạo nguồn nhân lực cho làng nghề một cách đầy đủ, rõ ràng. Do vậy cần có nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực.
- Được Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận danh hiệu “Thợ giỏi thành phố“ kèm theo tiền thưởng và biểu trưng.
- Được xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh nếu đủ điều kiện. - Được hỗ trợ tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm miễn phí các sản phẩm do chính thợ giỏi làm ra khi tham gia hội trợ trong nước theo kế hoạch được
- Được hỗ trợ 50% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công và kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn. Nhưng để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cần nghiên cứu đào tạo theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thủ công truyền thống. Đối với làng nghề truyền thống, nhà nước nên đầu tư xây dựng các trường, các trung tâm dạy nghề riêng, vừa dạy nghề cho người lao động trong làng vừa đào tạo nghề cho lao động làng nghề khác, có chính sách khuyến khích đầu tư cho các khóa vừa học vừa làm, chương trình đào tạo ngắn hạn.
- Hiện nay, theo quy định đào tạo lao động ngắn hạn từ nguồn kinh phí khuyến công và kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều phải qua các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn thành phố tổ chức, ngay cả các doanh nghiệp có nghệ nhân, thợ giỏi đủ khả năng đào tạo cho lao động hoặc chỉ thuê giảng viên trong một số nội dung đào tạo lại không được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Đây là điều bất cập, do vậy đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động mới và kinh phí này hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo nghề tại chỗ trong các làng nghề:
+ Phần lớn thợ thủ công trong các làng nghề thường không học trong các trường lớp mà chủ yếu được các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề theo phương pháp“ cầm tay chỉ việc“, “vừa làm vừa học“. Trong đó, những thủ pháp kỹ thuật, nghệ thuật, bí quyết nhà nghề thường được các nghệ nhân, thợ cả chỉ truyền dạy nghề cho con cháu mình, không dễ lộ ra ngoài, họ giữ gìn các bí quyết đó với ý thức cẩn trọng. Vì vậy cần hỗ trợ mở xưởng kỹ thuật thực hành ở một số nơi có nhu cầu theo phương thức vừa học vừa làm tại các làng nghề. Ngân sách thành phố nên hỗ trợ một phần kinh phí và cơ sở đào tạo đóng góp một phần. Kinh phí nhà nước hỗ
trợ chủ yếu để trang trải các chi phí về giảng dạy như mời giảng viên và nghệ nhân giảng bài, hướng dẫn thực hành, các chi phí thực nghiệm.
+ Thực tế những thợ cả, nghệ nhân đã truyền nghề cho những lao động đạt kết quả tốt. Trong khi thời gian vừa qua, một số dự án khuyến công thiếu thầy dạy, thời gian thực hành ngắn, dạy nghề không phù hợp với thực tế địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, học nghề xong không có việc làm. Do vậy thành phố cần cho phép và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tổ chức dạy nghề, truyền nghề và thu phí từ học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thỏa thuận và hoạt động này được miễn thuế, đồng thời đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân được bồi dưỡng kiến thức sư phạm miễn phí, biên soạn tài liệu, dạy nghề, truyền nghề được hỗ trợ theo chế dộ của giảng viên.
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức thông qua các hình thức mở các câu lạc bộ giám đốc, chủ cơ sở sản xuất. Đào tạo tại các trung tâm, thông qua các trung tâm khuyến công và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp, nghiệp vị như quản lý, kế toán, thị trường, tiếp thị...Tổ chức cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tham quan học tập kinh nghiệm phát triển nghề ở trong và ngoài nước. Với phương thức này, các giám đốc, chủ doanh nghiệp vừa tiếp thu được kiến thức, vừa học hỏi kinh nghiệm đồng thời tìm kiếm thêm được bạn hàng.
- Nâng cao trình độ về mọi mặt cho dân cư lao động nông thôn nói chung và lao động làng nghề truyền thống nói riêng, tăng cường giáo dục tính kỷ luật lao động, rèn luyên tác phong công nghiệp cho người thợ thủ công. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng lao động làng nghề.
4.2.2.3. Về nâng cao chất lượng tay nghề cho nghệ nhân, thợ giỏi
Nghệ nhân làng nghề truyền thống là những “báu vật nhân văn sống”, bởi họ là người phát minh ra những công nghệ độc đáo, tạo nên hồn cốt của sản phẩm thủ