Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 001 (Trang 42 - 46)

2.2. Đánh giá các nguồn lực phát triển dulịch Đà Nẵng

2.2.3. Các yếu tố môi trường bên ngoài

2.2.3.1. Các yếu tố về kinh tế

Trong hơn 10 năm qua (2000-2010), công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thuế nhập khẩu là 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP kinh tế của TP Đà Nẵng. Năm 2005, nhóm ngành công nghiệp- xây dựng chiếm hơn 50 % cơ cấu GDP, đến năm 2011 nhóm ngành dịch vụ, thuế, nhập khẩu lại chiếm hơn 50% cơ cấu GDP thành phố [16]. Năm 2012, GDP trên địa bàn đa ̣t 14.230 tỷ đồng , tăng 9,1% so với năm 2011. Trong đó, ngành dịch vụ – du lịch tăng 13,7% [14]. Điều này thể hiện xu hướng phát triển theo hướng dịch vụ, du lịch đưa Đà Nẵng trở thành thành phố dịch vụ, du lịch, sự kiện và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: xây dựng và phát

triển Đà Nẵng trở thành TP đặc biệt cấp quốc gia, hƣớng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững [16].

2.2.3.2. Các yếu tố về Chính trị - pháp luật

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc,sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới tham quancó ý nghĩa cực kì quan trọng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với các chính sách hữu ích, tạo điều kiện và hổ trợ cho ngành du lịch đồng thời góp phần răng đe các hành vi sai trái ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự thành công của ngành du lịch.TP quan tâm nhiều đến du lịch nhƣ thành lập đội chống chèo kéo khách du lịch, Đội cứu hộ bãi biển… Ngoài ra, TP cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các biện pháp chấn chỉnh an ninh trật tự, giữ gìn môi trƣờng các điểm du lịch, nhất là các bãi tắm biển để thu hút du khách đến TP. Đặc biệt Lãnh đạo Thành phố đã phát động phong trào thực hiện khẩu hiệu: “Thành phố năm không, ba có”. “Năm không” là: Không mù chữ, Không ăn xin, Không nghiện ma túy, Không cƣớp của giết ngƣời, Không đói. “Ba có” là: Có nếp sống văn minh, Có nhà ở; Có việc làm. Kể từ khi phát động đến nay, thành phố Đà Nẵng thực hiện đƣợc tƣơng đối tốt. “Thành phố năm không, ba có” bởi vậy đã trở thành bản sắc riêng và góp phần xây dựng hình ảnh của TP Đà Nẵng.

Những năm qua, với sự ổn định chính trị, chính sách ngoại giao cởi mở với tiêu chí làm bạn với các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới của TP Đà Nẵng là yếu tố rất thuận lợi mở đƣờng cho Du lịch phát triển.

Đồng thời, TP cũng ban hành chính sách khuyến khích kiều bào trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, công nghệ, đầu tƣ và viện trợ nhân đạo; vận động kiều bào có tâm huyết đầu tƣ, hợp tác với TP và làm cầu nối cho TP trong các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch, hợp tác quốc tế…

Tuy đa ̣t đƣợc kết quả khả quan trên nhƣng v ẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để du lịch phát triển bền vững. Một trong các mặt hạn chế đó là về môi trƣờng du lịch tại một số điểm tham quan, du lịch trên địa bàn TP còn có những bất cập,

hiện tƣợng đeo bám chèo kéo khách du lịch, buôn bán hàng rong, ăn xin trá hình vẫn còn xảy ra, môi trƣờng du lịch biển chƣa đồng bộ, nếp sống văn hóa văn minh đô thị chƣa thật sự đi vào đời sống nhân dân đã làm ảnh hƣởng đến hình ảnh du lịch của TP Đà Nẵng.

2.2.3.3. Các yếu tố về Tự nhiên

Mặc dù chính quyền TP Đà Nẵng đã tập trung trí tuệ, sức lực nhằm xây dựng Thành phố "xanh - sạch - đẹp" để trở thành "Thành phố môi trường" nhƣng cũng nhƣ xu thế chung của toàn cầu, môi trƣờng ở đây vẫn đang bị đe dọa.

So với các TP khác nhƣ Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… mức độ ô nhiễm biển Đà Nẵng chƣa cao, nhƣng với tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay, hàng chục resort, các sân golf với quy mô lớn, cấp hạng cao đang xây dựng và đi vào hoạt động thì vấn đề môi trƣờng cũng không đơn giản (chất thải rắn trong du lịch và trong sinh hoạt, hệ lụy môi trƣờng từ các sân golf, sức ép về quỹ đất vốn không dồi dào ven biển…)

Rừng giữ vai trò quan trọng trong việc giữ và điều hòa lƣợng nƣớc ngầm, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm. Trong những năm qua, diện tích rừng bị thu hẹpbởi các công trình xây dựng, các khu resort đã dẫn đến tình trạng nghèo kiệt dần của thảm thực vật, sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, thu hẹp nơi cƣ trú của các loài động vật hoang dã.

Bên cạnh đó sự thay đổi thất thƣờng của khí hậu miền Trung và thiên tai trong những năm gần đây vào mùa du lịch cuối năm ảnh hƣởng bất lợi đến sự đánh giá của các đối tác gửi khách (về tính an toàn của các chƣơng trình inbound của miền trung), mặt khác làm ảnh hƣởng đến các công trình kiến trúc văn hóa lịch sử cũng nhƣ công trình kiến trúc của các đơn vị kinh doanh du lịch.

2.2.3.4. Các yếu tố về Công nghệ

Thông tin là một nguồn lực phát triển văn hóa, thể thao, du lịch. Kinh nghiệm quản l‎ý tiên tiến , công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i , đă ̣c biê ̣t công nghê ̣ thông tin truy ền thông đƣơ ̣c ƣ́ng du ̣ng ma ̣nh trong hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch là xu hƣ ớng rõ nét. Việt Nam có thể

đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng khi bắt kịp xu hƣớng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, ứng dụng trong hoạt động phát triển du lịch.

Tháng 11-2012, Đã Nẵng chính thức triển khai dƣ̣ án xây d ựng hệ thống kết nối Internet không dây (Wifi) công cộng. Việc phủ sóng Internet không dây sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình hoàn thiện hạ tầng công nghê ̣ thông tin, quảng bá du lịch, quảng bá thƣơng hiệu... Theo kết quả nghiên cứu thị trƣờng khách quốc tế của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Đà Nẵng cho thấy, khách du lịch châu Á tìm hiểu thông tin du lịch Đà Nẵng qua mạng Internet chiếm khoảng 23-30%, châu Âu chiếm đến 80-90% và việc mua bán tour qua mạng đang dần trở thành loại hình dịch vụ trực tuyến phát triển mạnh ở Đà Nẵng trong những năm gần đây (sẽ tiết kiệm đƣợc khoảng 20-30% chi phí và trên 90% thời gian cho khách du lịch)[13].

Theo thống kê của Sở VH-TT-DL, khoảng 68% du khách Nga, 50% du khách Pháp... sử dụng Internet để quyết định đặt tour qua mạng. Ở thị trƣờng châu Á, có khoảng 23% lƣợng khách du lịch Trung Quốc, gần 10% lƣợng khách Hàn Quốc lựa chọn và đặt tour qua mạng Internet.

2.2.3.5. Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh ở miền Trung là du lịch biển của Khánh Hòa, Phan Thiết; du lịch sinh thái - khám phá hang động của Quảng Bình; du lịch về nguồn của Quảng Trị và gần hơn là du lịch di sản văn hoá củaHuế và Hội An, cũng với những tiềm năng phong phú và đầy sức hấp dẫn nhƣ vậy buộc Đà Nẵng luôn làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Đà Nẵng đƣợc nhận xét là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khi cùng tham gia phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác trên tuyến EWEC (Hành lang Kinh tế Đông-Tây) tạo điều kiện cho việc giao thƣơng hàng hóa trong khu vực, vƣợt qua những rào cản về thủ tục Hải quan. Và với mức độ cạnh tranh nhƣ hiện nay, du lịch Đà Nẵng xứng tầm với các điểm đến du lịch trong khuvực mà các bên đều luôn tranh thủ tạo những gì riêng biệt nhất cho mình nhƣ Phuket (Thái Lan); Bali (Indonesia); Langkawi (Malaysia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 001 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)