Những loại hình trang trại phổ biến ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn hà nội (Trang 25 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại

1.2.3. Những loại hình trang trại phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, dựa theo cách phân loại trang trại có các loại hình chủ yếu sau đây:

1.2.3.1. Phân loại theo trình độ phát triển:

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mới chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và đang tiến hành CNH- HĐH và hội nhập quốc tế. Bởi vậy cần phân loại trang trại theo trình độ phát triển.

Phân loại theo trình độ phát triển của các trang trại nghĩa là xét về qui mô, hiệu quả, năng lực quản lý, trình độ áp dụng khoa học công nghệ và mức độ thị trƣờng hóa trong sản xuất của trang trại… Do vậy, nếu phân loại dựa trên trình độ phát triển thì có hai loại hình trang trại sau:

Loại thứ nhất là trang trại nông hộ (bán trang trại): là hình thức trang trại gia đình, vẫn còn giữ lại một số tập quán của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu với qui mô sản xuất chƣa cao, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn thấp nhƣng đã bƣớc đầu sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng, tức là sản xuất để bán. Đây là loại hình trang trại rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, Lào, Mianmar,… mới bắt đầu hình thành nền sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Loại thứ hai là trang trại kinh doanh hoàn bị: là hình thức trang trại đạt trình độ phát triển cao với qui mô sản xuất lớn, hiệu quả sản xuất cao, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất rất phát triển, và sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Hình thức trang trại này rất phổ biến ở các nƣớc Tƣ bản phát triển, nơi có nền kinh tế phát triển đạt trình độ chuyên môn hóa cao nhƣ Mỹ, Úc, Israel, Newzeland…

1.2.3.2. Phân loại theo hình thức tổ chức kinh doanh

* Trang trại trồng trọt:

- Trang trại trồng cây ăn quả: Đây là loại hình trang trại phổ biến không chỉ ở miền núi mà còn rất thích hợp ở vùng đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng Bắc Bộ

và Đồng bằng Nam Bộ. Tùy điều kiện đất đai, khí hậu và ý tƣởng kinh doanh mà chủ trang trại có thể lựa chọn trồng một hay nhiều loại cây ăn quả khác nhau.

- Trang trại trồng cây công nghiệp: Loại hình này thƣờng chỉ phù hợp với những vùng đất có tính đặc thù. Có lẽ đây là loại hình trang trại ra đời ở Việt Nam sớm nhất, bắt đầu từ những đồn điền cao su của các ông chủ ngƣời Pháp. Đến nay, cây công nghiệp đƣợc trang trại lựa chọn rất đa dạng, bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày (cà phê, tiêu, điều...) và cây công nghiệp ngắn ngày (đay...)

- Trang trại trồng cây lƣơng thực, thực phẩm: quy mô đất nhỏ. Rất phù hợp với điều kiện đất đại, khí hậu vùng đồng bằng. Trong nhóm này, cây lúa chiếm một vị trí đáng kể.

- Trang trại kinh doanh đặc thù: đó là các trang trại trồng hoa cảnh, cây cảnh, hoặc vật nuôi cảnh, cung cấp giống cho nông dân...Loại này không đòi hỏi diện tích đất đai lớn, vốn lớn nhỏ tùy vào loại sản phẩm nhƣng phải có trình độ khoa học kĩ thuật. Rất phù hợp với các vùng đồng bằng vốn đất đai hạn chế.

* Trang trại chăn nuôi: loại hình này cũng rất đa dạng. Nếu là vùng núi trung du rộng lớn, thƣờng chăn nuôi các loại đại gia súc (bò, dê...) còn ở vùng đồng bằng là các loại gia súc nhỏ (lợn, đà điểu...) và gia cầm.

* Trang trại nuôi trồng thủy sản: loại hình trang trại này rất đặc thù, nhất

thiết phải có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản với diện tích nhất định. Tuy nhiên các trang trại nuôi trồng thủy sản cũng rất thƣờng xuyên phải đối mặt với những rủi ro về khí hậu do những đặc trƣng riêng của ngành.

* Trang trại lâm nghiệp: Trang trại trồng rừng thƣờng có quy mô lớn và

đƣợc phát triển ở các vùng núi phía Bắc. Loại hình trang trại này không chỉ đòi hỏi lƣợng vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại dài (5-10 năm hoặc hơn) cho nên để ngƣời ta kinh doanh trang trại có điều kiện nhận thì phải có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn về lâu dài.

* Trang trại tổng hợp: Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lƣợng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lƣợng hàng hóa của trang trại

trong năm. Trƣờng hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lƣợng hàng hóa thì đƣợc gọi là trang trại tổng hợp.

1.2.3.3. Phân loại trang trại theo hình thức góp vốn

- Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tƣ cách pháp nhân riêng do ngƣời chủ hộ hay một ngƣời có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra trực tiếp quản lý. Hay nói cách khác, trang trại gia đình có đặc trƣng cơ bản là: Chủ trang trại là ngƣời chủ sở hữu, trực tiếp quản lý, trực tiếp sản xuất và sử dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình. ở Việt Nam thì loại hình trang trại này là phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Trang trại liên doanh: Là loại hình do nhiều trang trại hợp thành một trang trại lớn hơn để tăng thêm năng lực về đất đai, vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong loại hình này, từng trang trại tham gia liên doanh nhƣng vẫn giữ quyền độc lập điều hành sản xuất của mình. Có nhiều hình thức liên doanh: liên doanh giữa các chủ trang trại ở vùng nông thôn với nhau hoặc chủ trang trại ở nông thôn liên doanh với ngƣời có vốn ở thành thị để cùng sản xuất, kinh doanh.

-Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại đƣợc tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Loại trang trại này thƣờng có quy mô lớn và đƣợc chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu.

-Trang trại uỷ thác: Là loại trang trại uỷ thác cho ngƣời nhà, bạn bè quản lý sản xuất. Các trang trại loại này thƣờng là trang trại quy mô nhỏ, chủ trang trại ít có kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Họ uỷ thác cho ngƣời khác quản lý để tự mình ra thành phố làm công ăn lƣơng hoặc làm các công việc khác. Về tâm lý, họ không muốn từ bỏ hẳn quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, ngƣời chủ trang trại vẫn có quyền sở hữu trang trại nhƣng đã uỷ thác cho ngƣời khác quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)