Phƣơng pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh thái nguyên (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin

2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng (tăng giảm) trong các hoạt động tín dụng, các hoạt động nghiệp vụ khác cũng như các chỉ tiêu về nợ xấu tại ngân hàng được nghiên cứu. Việc phân tích so sánh này đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian.

Thời gian được thống nhất trong giai đoạn nghiên cứu (2011-2014) và không gian là tại ACB chi nhánh Thái Nguyên.

Giá trị so sánh sử dụng cả số tuyệt đối và số tương đối hoặc có thể sử dụng số bình quân (nếu cần thiết) tùy theo ý nghĩa của các chỉ tiêu cần phân tích so sánh.

Đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng, nợ xấu, các chỉ tiêu liên quan khác qua các năm 2011 – 2014 để có nhận xét về tình hình phát sinh/ xử lý nợ xấu tại ngân hàng đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, xem xét đánh giá tốc độ gia tăng nợ xấu với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Từ các nhận xét, tiếp tục có các đánh giá về nguyên nhân, tìm ra các giải pháp cần thực hiện.

2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát về đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng và tỷ trọng nợ xấu cũng như các chỉ tiêu liên quan khác đến hoạt động ngân hàng. Các chỉ số này (nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu) được phân tích theo các yếu tố như theo nhóm nợ, theo thời hạn cho vay, theo đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) và theo mục đích vay vốn (sản xuất kinh doanh, tiêu dùng)

Sử dụng các số liệu thu thập để phân tích, đánh giá tình hình phát sinh/ xử lý nợ xấu tại ngân hàng. Bên cạnh đó, mô tả những giải pháp mà ACB Thái Nguyên đã thực hiện nhằm xử lý nợ xấu cũng như các kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp đó.

2.3.3. Phương pháp dự báo

Đánh giá các vấn đề liên quan đến nợ xấu và mức độ ảnh hưởng của nó đế ngân hàng và doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến xã hội. Từ các đánh

giá nhận định về tình hình nợ xấu để đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu cũng như kiến nghị các vấn đề nổi bật để việc xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh thái nguyên (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)