Dự báo kinh tế trong nƣớc và thế giới có ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự trữ ngoại hố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 92)

tác quản lý dự trữ ngoại hối

4.1.1. Dự báo triển vọng kinh tế thế giới

Trong thời gian tới , dự báo kinh tế tài chính th ế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, thương mại toàn cầu vẫn tăng trưởng chậm do hoạt động kinh tế

kém khả quan, nhu cầu đầu tư giảm sút. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế

Toàn cầu cập nhật mới nhất (ngày 19/7/2016), IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn c ầu xuống 3,1% trong năm 2016 và 3,4% trong năm 2017, thấp hơn 0,1% so với mức dự báo được công bố ngày 12/4/2016 tại Hội nghị Mùa xuân. Các chuyên gia IMF cho biết việc họ dự báo tăng trưởng kinh t ế toàn cầu xuất phát từ các tác đ ộng tiêu cực đến th ị trường tài chính toàn cầu c ủa kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là sự kiê ̣n “Brexit”) là những nguyên nhân chính khiến nền kinh t ế thế giới chưa thoát khỏi giai đoạn chậm phát triển kéo dài. IMF đánh giá “Brexit” sẽ “làm gián đoạn và suy giảm các dòng chảy tài chính và thương mại song phương, thu hẹp lợi ích có được từ việc hội nhập và hợp tác kinh tế” như những gì các nền kinh tế đang có được hiện nay. Hâ ̣u quả trực tiếp trước hết là sự giảm giá của các loại cổ phiếu (đă ̣c biê ̣t là cổ phiếu lĩnh vực tài chính ngân hàng ) trên thi ̣ trường chứng khoán toàn cầu (giảm 5%, tương đương 2.080 tỷ USD) như thị trường chứng khoán châu Á bi ̣ s ụt giảm mạnh (trong đó chỉ s ố Nikkei giảm 7,92%, chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 1,33%). Mức lợi tức của các tài sản tài chính giảm sâu hơn trước , phản ánh sự lo ngại về mức độ rủi ro cao hơn trên thi ̣ trường tài chính quốc tế. Ngoại trừ đồng Yên Nhâ ̣t và Franc Thụy Sĩ, hầu hết các đồng tiền khác đ ều giảm giá mạnh so với đồng USD . Trong

76

đó, đồng GBP bi ̣ gi ảm giá ma ̣nh (mất giá khoảng 10% giá trị danh nghĩa ) xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 so với USD. Giá dầu và các hàng hóa khác cũng bị suy giảm . Đầu tháng 7/2016, giá vàng thế giới tăng lên m ức 1.358,75 USD/ounce, mức cao nhất k ể từ tháng 3/2014. Cuối cùng , các chuyên gia IMF đã đưa ra khuyến nghi ̣ rằng: NHTW các nước cần luôn chuẩn

bị sẵn sàng để có thể đối phó với các ảnh hưởng do sự kiện Brexit đem lại .

Đặc biệt, NHTW các nước phải luôn sẵn sàng có đủ nguồn ngoa ̣i tê ̣ để cung cấp sự thanh khoản ngoa ̣i tê ̣ trong nước nhằm giảm bớt tình tra ̣ng khan hiếm ngoại tệ thông qua các công cụ hoán đổi . Sự chuẩn bi ̣ này là nhằm hỗ trợ niềm tin của công chúng vào sự khôi phu ̣c của thi ̣ trường (IMF, 2016).

Đồng thời, tại Báo cáo triển vo ̣ng kinh tế thế giới thán g 6/2016, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra những nhận định khá bi quan với nhiều rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế th ế giới. Theo đó, WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,4% so với mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1/2016; dự báo kinh t ế thế giới sẽ tăng trưởng 2,8% và 3,0% trong các năm 2017 và 2018. Động thái này dựa trên tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, giá hàng hóa nguyên liệu vẫn giữ ở mức thấp, thương mại toàn cầu yếu, các dòng v ốn đầu tư biế n đô ̣ng phức ta ̣p và b ị sụt giảm. Theo báo cáo này , các nước mới nổi xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu và các nước đang phát triển sẽ ph ải vật lộn với tình trạng giá dầu và giá các hàng hóa nguyên liệu khác vẫn b ị ghìm ở mức thấp. Báo cáo cũng cho bi ết rằng tín dụng trong khu vực tư nhân sẽ tăng mạnh do lãi suất giữ ở mức thấp trong một thời kỳ dài và nhu cầu vốn tăng trong thời gian gần đây, và tình trạng đó sẽ gây ra nhiều rủi ro tiềm tàng cho một số nền kinh tế mới nổi và một số nước đang phát triển. Trong bối cảnh tăng trưởng yếu nền kinh tế thế giới sẽ gặp phải nhiều rủi ro, trong đó phải kể đến xu thế tiếp tục đi xuống tại một số thị trường mới nổi chủ chốt, thay đổi đột ngột về tâm lý trên thị trường tài

77

chính, sự đình trệ tại các nền kinh tế phát triển, tình trạng giá nguyên vật liệu thấp kéo dài hơn dự tính, rủi ro địa chính trị tại nhiều nơi trên thế giới và quan ngại về hiệu quả chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo áp dụng một công cụ lượng hóa rủi ro đối với viễn cảnh toàn cầu và kết quả cho thấy rằng xu thế có vẻ kém lạc quan hơn dự báo đưa ra hồi tháng 1/2016 (WB, 2016).

Dự báo diễn biến các nền kinh tế lớn như sau: a. Kinh tế Mỹ vẫn chưa vững chắc

Đồng USD mạnh là một trong những yếu tố khiến nền kinh t ế Mỹ không đạt được mức tăng trưởng như mong đợi. Báo cáo của IMF còn chỉ rõ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và tâm lý dân tộc trong kinh tế khi một số ứng viên Tổng thống đưa ra tuyên bố chống lại các hiệp định tự do thương mại, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này đi ngược lại xu hướng chung của hội nhập kinh tế toàn cầu. Do đó, IMF dự báo kinh tế Mỹ với mức tăng trưởng đạt 2,2% trong năm 2016 và 2,5% trong năm 2017. WB cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế M ỹ năm 2016 xuống còn 1,9% và năm 2017 ở mức 2,2%. Cơ sở cho đánh giá này là vi ệc đồng USD tăng giá gây bất l ợi cho hoạt động đầu tư và xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, dự kiến trong năm 2016, Fed sẽ tiếp tục tăng mức lãi suất cơ bản.

b. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu kém khả quan

IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế khu vực đồng EUR phu ̣c hồi nhẹ trong năm 2016 (mức 1,6%) và giảm trong năm 2017 (ở mức 1,4%). Ảnh hưởng của việc Anh rời khỏi EU tới kinh tế Châu Âu phụ thuộc vào mức độ hợp tác giữa Anh và EU trong quá trình đàm phán và đ ịnh hướng của các nước thành viên EU còn lại đối với vấn đ ề tiếp tục hội nhập sâu hơn vào Liên minh hay tăng cường tính độc lập, không loại trừ khả năng một số quốc gia sẽ theo Anh rời khỏi EU. Kết quả Brexit cũng làm tăng d ự báo Ngân hàng Trung ương

78

Châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng cường chính sách n ới lỏng tiền tệ thông qua chính sách lãi suất âm . Không chỉ tăng trưởng chậm, IMF còn cảnh báo những quốc gia Eurozone sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn khác như đầu tư suy yếu , tỷ lệ thất nghiệp cao. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng EU năm 2016 và năm 2017 đều ở mức 1,6%. Sự phục hồi trong khu vực Euro đang được tiến hành với mức đ ộ vừa phải, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ phù hợp, giá dầu thấp, và chính sách tài khóa mở rộng một chút. Tuy nhiên, do các nhu c ầu bên ngoài yếu, với các bất ổn nô ̣i ta ̣i và các r ủi ro địa chính trị tiếp tục gây áp lực lên hoạt động kinh tế khu vực.

c. Kinh tế Nhâ ̣t Bản tiếp tu ̣c trì trê ̣

Theo IMF, dự báo t ốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm xuống mức 0,3% năm 2016 và mức -0,1% năm 2017. Cơ sở của đánh giá này là sự trì hoãn việc tăng mức thu ế tiêu thụ từ thời điểm tháng 4/2017 lui tới thời điểm tháng 10/2019 thực hiê ̣n; cùng với đó là sự tăng của đồng Yên làm

giảm đà tăng trưởng kinh tế của Nhật trong hai năm tới . Còn WB đánh giá

nền kinh tế Nhâ ̣t Bản sẽ tiếp tu ̣c trì trê ̣ , và dự báo tăng trư ởng kinh tế Nhâ ̣t Bản năm 2016 và năm 2017 đều ở mức 0,5%. Nhật Bản tiếp tục ở th ời kỳ tăng trưởng khiêm tốn và thu hẹp dần. Mức tiêu dùng khu vực tư nhân v ẫn còn yếu do mức tăng thu nh ập thực tế còn khiêm tốn; Xuất khẩu suy giảm do sự mất giá đồng Yên trong các giai đo ạn trước đây . Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 3%, và tình trạng thiếu lao động có xu hướng gia tăng do tình tra ̣ng lão hóa dân số tiếp tu ̣c gây áp lực lên tăng trưởng, đầu tư và tiết kiệm.

d. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong quá trình tái cân bằng

Trong thời gian gần đây , triển vọng kinh tế Trung Qu ốc đã được cải thiện do các chính sách hỗ trợ như chính sách cắt giảm lãi suất cho vay, chính sách tài khóa mở rộng, gói kích thích kinh tế bằng việc gia tăng các khoản chi tiêu công cho xây dựng cơ s ở hạ tầng, và sự tăng t ốc trong tăng trưởng tín

79

dụng. Do đó, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc có m ức tăng trưởng đ ạt 6,6% trong năm 2016 và 6,2% trong năm 2017. WB cũng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 6,5% năm 2016 và 6,3% trong năm 2017. Theo WB, tỷ lệ nợ ở mức cao của Trung Quốc đang là rủi ro chính trong ngắn hạn của nước này. Tuy nhiên, WB nhận đi ̣nh Chính phủ Trung Quốc vẫn còn dư địa để thúc đẩy tăng trưởng bằng chi tiêu công trong trường hợp tăng trưởng quá thấp. NHTW Trung Quốc (PBOC) sẽ phải bơm thêm thanh khoản vào n ền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Nhìn chung, cùng với diễn biến của các nền kinh tế lớn và đặc biệt là tác động của lá phiếu “rời EU” của nước Anh sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực đối với thị trường ngoại hối của những nền kinh tế mới nổi (trong đó có Việt Nam). Tình hình thị trường toàn cầu bất ổn sẽ khiến hầu hết các loại tiền tệ ở những quốc gia mới nổi chịu áp lực nặng nề trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, các đơn vị tiền tệ có rủi ro danh mục đầu tư nước ngoài lớn và sự mất cân bằng trong hoạt động kinh tế đối ngoại trên diện rộng cũng sẽ chịu nguy cơ sụt giá cao. Còn những đơn vị tiền tệ có cân bằng trong hoạt động kinh tế đối ngoại mạnh mẽ hơn vẫn sẽ suy yếu so với đồng USD do tác động xấu tiếp tục lan rộng, nhưng những đồng tiền này sẽ được bù đắp nhờ vào nguồn thặng dư và tình trạng của các đồng tiền này có thể sẽ tốt hơn xét trong tương quan với những nền kinh tế mới nổi. Cụ thể, sự kiện “Brexit” kéo theo đồng Bảng Anh và Euro mất giá, từ đó sẽ kéo theo quan ngại là đồng USD và Yên Nh ật tăng giá, làm gia tăng gánh n ặng nợ công cho Việt Nam. Khi đó, đồng tiền Viê ̣t Nam s ẽ lên giá so với đồng Bảng Anh, Euro... Mă ̣t khác, khi nước Anh rời khỏi EU, đồng Euro và đồng Bảng Anh đều yếu đi sẽ khiến hàng hóa của Trung Quốc khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường này và do vâ ̣y Trung Quốc sẽ phải ti ếp tục phá giá đồng Nhân dân tê ̣ đ ể hỗ trợ xuất khẩu. Do đó, nếu Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tê ̣, đồng tiền Viê ̣t Nam sẽ chịu áp lực

80

rất lớn. Mặt khác, tỷ giá Viê ̣t Nam đồng cũng s ẽ chịu áp lực nếu NHTW các nước cũng đi ều chỉnh hay can thiệp để bảo vệ thị trường nước họ. Chính vì thế, NHNN phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá. Xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá. Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt là ngu ồn DTNH. Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên. Và như vậy , xu thế này sẽ ảnh hưởng , tác động tới công tác quản lý DTNH của NHNN trong thời gian tới do các áp lực về tỷ giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)