Thực trạng lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo cán bộ quản lý tại Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài (Trang 90 - 95)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CBQL TẠI NIAGS

3.2 Thực trạng của công tác đào tạoCBQL tại Niags

3.2.4 Thực trạng lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Tại Niags, Một phƣơng pháp đào tạo trong công việc đang sử dụng là: Huấn luyện và hƣớng dẫn bởi ngƣời quản lý cấp trên (Coaching) và sử dụng 05 phƣơng

pháp đào tạo ngoài công việc là: Tổ chức lớp học tại DN; nghiên cứu tình huống (Case study); cử cán bộ tham gia các bài giảng, lớp học, các hội nghị, hội thảo bên trong và bên ngoài DN; đào tạo trực tuyến thông qua internet (e- learning); tham quan, trải nghiệm thực tế. Một số phƣơng pháp DN chƣa áp dụng đào tạo gồm 6 phƣơng pháp sau: luân phiên thay đổi công việc ; mƣợn cƣơng vị khác để rèn luyện; đào tạo qua giao việc, ủy quyền cho CBQL; CBQL tự học thông qua sách, báo, internet... Trò chơi quản trị (Business game); phƣơng pháp mô hình ứng xử (behavior Modeling). Cụ thể:

Trong các phƣơng pháp đào tạo Niags áp dụng thì phƣơng pháp huấn luyện và hƣớng dẫn bởi ngƣời quản lý cấp trên (Coaching), tổ chức lớp học tại DN, nghiên cứu tình huống (Case study), hội thảo, đào tạo thông qua tham quan, trải nghiệm thực tế là các phƣơng pháp đƣợc áp dụng chính.

+ Phương pháp Huấn luyện và hướng dẫn bởi người quản lý cấp trên (Coaching):

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong đào tạo CBQL Niags. Phƣơng pháp này thƣờng sử dụng để cán bộ có kinh nghiệm đào tạo CBQL mới đƣợc bổ nhiệm về chuyên môn cũng nhƣ về quản lý. Phƣơng pháp này giúp ngƣời học học hỏi đƣợc những kiến thức, kỹ năng quản lý thực tế, phù hợp với điều kiện và đặc thù hoạt động kinh doanh của DN. Phƣơng pháp này giúp ngƣời học tiếp thu, lĩnh hội các kỹ năng, kiến thức cần thiết dễ dàng và có điều kiện làm thử các công việc thật. Nhờ áp dụng phƣơng pháp này cán bộ Niags tiếp thu đƣợc cách thức thực hiện công việc rất nhanh. Tuy nhiên theo phƣơng pháp này ngƣời học có thể bị lây phƣơng pháp làm việc cũ, chƣa tân tiến của ngƣời hƣớng dẫn hoặc ngƣời hƣớng dẫn không muốn chia sẻ hết thông tin có thể ngƣời học nắm vấn đề không hệ thống và thiếu đầy đủ.

+ Tổ chức lớp học tại DN: Nhƣ đã phân tích ở trên Niags đã quan tâm đến việc tổ chức các lợp học cho các cán bộ để nâng cao khả năng, năng lực quản lý cho các cán bộ lãnh đạo với các nội dung, kỹ năng đa dạng và mang tính thiết thực. Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực, đầu tƣ về công tác tổ chức lớp học tại DN cho CBQL, thì phƣơng pháp cử đi học bên ngoài tại các trung tâm chƣa đƣợc chú trọng. Trong

giai đoạn 2012 đến 2014, Niags đã cử CBQL tham dự 3 lớp học tổng 36 ngƣời ở bên ngoài DN, 3 lớp này thuộc về đào tạo chuyên môn cho CBQL đó là lớp: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng (7 ngƣời) cho CBQL phòng Kế hoạch và Trung tâm điều hành , luật đấu thầu (9 ngƣời) cho đối tƣợng CBQL Phòng kế hoạch và phòng kế toán, Marketing dịch vụ (20 ngƣời) đối tƣợng đƣợc cử học là giáo viên và cán bộ cấp Đội.

+ Nghiên cứu tình huống (Case study): Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng rất phổ biến ở Niags. Trung tâm đào tạo Niags nghiên cứu, tổng hợp các tình huống đã xảy ra trong thực tế phục vụ để lồng ghép vào các bài giảng của từng chƣơng trình học phù hợp, để học viên đánh giá phân tích và đƣa ra phƣơng án xử lý hợp lý nhất cho tình huống để áp dụng vào thực tế sau đó. Ngoài ra các tình huống điển hình trong công tác phục vụ bay cũng đƣợc các Phòng ban tổng hợp, đƣa ra các phƣơng án ứng xử mẫu để làm mô hình học tập cho CBCNV tại đơn vị. Các case study này thƣờng đƣợc đƣa vào các cuộc giao ca, giao ban các đơn vị phục vụ, nên nó có tác dụng rất trực tiếp và thiết thực đối với hiệu quả của việc học hỏi thông qua lỗi của ngƣời khác.

+ Tổ chức hội thảo tại DN: Thông qua hội thảo các vấn đề thuộc chuyên môn đƣợc nêu lên, các thành viên tham gia chia sẻ kinh nghiệm, hƣớng giải quyết để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thông thƣờng tại Niags mỗi phòng ban tự tổ chức hội thảo một năm tối thiểu một lần. Hình thức đào tạo theo cách tham dự hội thảo bên ngoài DN còn hạn chế. Cả 3 năm 2012 đến 2014 Niags đều cử cán bộ tham dự . Số lƣợng cán bộ đƣợc đi tham dự hội thảo tùy theo vào số lƣợng và nội dung cả hội thảo.

+ Đào tạo trực tuyến thông qua internet (e- learning): DN đã áp dụng hình thức e- learning từ đầu năm 2013 cho môn học an toàn sân đỗ cho CBCNV (an toàn sân đỗ là môn phải nhắc lại định kỳ 2 năm 1 lần, nhân viên phải có chứng chỉ này mới đủ điều kiện phục vụ chuyến bay). Bài học đƣợc thiết kế trên web, mỗi nhân viên có một tài khoản và mật khẩu riêng. Hàng tháng, nhân viên nào có tên trong danh sách học nhắc lại môn này sẽ phải tự truy cập trang web để học và có bài kiểm tra trên web, việc học này phải đƣợc hoàn thành trong tháng. Nếu kết quả đạt thì nhân viên

sẽ đƣợc gia hạn chứng chỉ. Nếu kết quả không đạt nhân viên phải tự học lại trong tháng tiếp theo. Do đó danh sách nhân viên đƣợc cử học hàng tháng thƣờng bao gồm các nhân viên còn thời hạn chứng chỉ khoảng 3 tháng. Đối với CBQL e- learning đƣợc áp dụng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014 cho môn tiếng anh. Theo bảng 3.8 thì trình độ tiếng anh của CBQL các cấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ( Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn Toeic của CBQL cấp phòng trở lên là 57%; Cán bộ Đội 20%, Cán bộ cấp ca kíp 59%). Trƣớc thực trạng này Giám đốc DN đã rất chú trọng đến công tác đào tạo tiếng anh cho CBQL các cấp của mình. Trƣớc tiên Giám đốc yêu cầu CBQL cấp Đội trở lên đăng ký cam kết thời hạn hoàn trả bằng Toeic theo một lộ trình do cán bộ tự đăng ký nhƣng không quá 2 năm. Bên cạnh đó DN tổ chức đánh giá kiểm tra phân loại trình độ tiếng anh để thành lập các lớp học tập trung tại DN để bổ xung kiến thức tiếng anh từ cơ bản (1 tuần 2 buổi tối tổng 6 giờ). Sau 3 tháng DN mua và cấp thẻ học tiếng anh online cho đối tƣợng cán bộ cấp Đội trở lên, bên cạnh đó có lịch yêu cầu cán bộ học theo lịch của chƣơng trình học. Ngoài ra một số cán bộ đƣợc cử đi học lớp tiếng anh Toeic bên ngoài ( năm 2013 có 4 cán bộ đƣợc cử học), sau đó những cán bộ đƣợc cử học Toeic bên ngoài cũng đƣợc cử thi Toeic (2013 có 2 trong số 4 cán bộ đƣợc củ học đạt tiêu chuẩn chức danh về Toeic). Do tính chất công việc phục vụ theo chuyến bay làm theo ca kíp và phải làm thêm giờ nhiều (trung bình mỗi cán bộ đội có số giờ làm thêm là 6 giờ/tháng), cộng thêm những hạn chế về thời gian và sức khỏe để đảm bảo việc học tập có thời gian kéo dài nhƣ trên nên công tác đào tạo tiếng anh đã triển khai ở trên không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Hiện tại DN không triển khai qui trình đào tạo bổ xung kiến thức đầy đủ nhƣ đã áp dụng ở trên mà chỉ giữ lại phƣơng pháp cử cán bộ học và thi Toeic tại cơ sở đào tạo bên ngoài và áp dụng chế tài sẽ không bổ nhiệm tiếp nếu nhiệm kỳ tiếp theo cán bộ không đủ tiêu chuẩn Toeic nhằm khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ tiếng anh đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

+ Đào tạo thông qua tham quan, trải nghiệm thực tế: Niags là một trong 3 công ty phục vụ dịch vụ mặt đất trực thuộc TCT HKVN, do đó ngoài Niags còn có DN thƣơng mại mặt đất Tân Sơn Nhất (Tiags) và Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Đà

Nẵng (Diags) thực hiện nhiệm vụ phục vụ dịch vụ mặt đất cho công ty mẹ là TCT HKVN. Do có đặc thù tính chất công việc giống nhau nên “ Tham quan, trải nghiệm thực tế” là phƣơng pháp đào tạo đƣợc Niags áp dụng thƣờng xuyến và có kết quả tốt. Hàng năm mỗi phòng ban trong DN lập kế hoạch và tổ chức ít nhất 6 tháng 1 lần tham quan, giao lƣu học hỏi đơn vị bạn về nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ phƣơng pháp quản lý đối với mỗi công việc cụ thể ( Toàn DN tổ chức cho đoàn CBQL của Phòng ban tham quan giao lƣu học hỏi nhƣ trên). Kết quả học đƣợc rất thực tế, cụ thể và áp dụng đƣợc ngay sau chuyến đi kết thúc.

Nhìn chung, phƣơng pháp đào tạo đƣợc doanh nghiệp áp dụng chủ yếu là mở lớp học tập trung (năm 2014 có 29 trong số 31 lớp học đƣợc tổ chức tại nội bộ đơn vị, giáo viên đều là giáo viên của Niags). Theo kết quả khảo sát: đối tƣợng CBQL cấp ca kíp cho rằng phƣơng pháp đào tạo này tại DN phù hợp (có 90.2% CBQL cấp ca kíp tán thành với phƣơng pháp này) 42% số nhân viên cho rằng phƣơng pháp đào tạo thông qua các hội nghị, hội thảo là phù hợp, ngoài ra một số ý kiến muốn sử dụng các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của các khóa học đƣợc tổ chức tại DN cũng nhƣ việc tham gia hội thảo có hiệu quả không cao do phƣơng pháp dạy thụ động, truyền thống. Nghĩa là ngƣời dạy giảng và học viên nghe, gây tâm lý nhàm chán và sự tiếp thu không cao.

Bảng 3.14 Đánh giá mức độ phù hợp việc cáp các phương pháp đào tạo CBQL Niags.

Phƣơng pháp đào tạo Số ngƣời đánh giá phù hợp

Tỷ lệ đánh giá mức độ phù hợp

(%)

Huấn luyện và hƣớng dẫn bởi ngƣời quản lý cấp trên

DN mở lớp tập trung Cử học bên ngoài

Phƣơng pháp đào tạo Số ngƣời đánh giá phù hợp

Tỷ lệ đánh giá mức độ phù hợp

(%)

Tham quan, trải nghiệm thực tế Tham dự hội thảo

Đào tạo từ xa (qua internet) Luân chuyển, thuyên chuyển

Nguồn: Kết quả khảo sát công tác đào tạo CBQL tại Niags 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo cán bộ quản lý tại Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)