Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh Lƣu Xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh lưu xá tài chính ngân hàng 60 34 02 01 (Trang 80 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CH

3.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh Lƣu Xá

3.2.2.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc phát triển hay hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã đƣợc hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm

71

an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng, Vietinbank – chi nhánh Lƣu Xá đã xây dựng mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.

a. Về lợi nhuận: chi nhánh áp dụng chính sách tín dụng năng động, chú trọng tìm kiếm đầu ra và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh với các NHTM khác. Bên cạnh đó, NH cũng chú trọng thu hút KH, mở rộng quan hệ tín dụng, tiếp thị và tuyên truyền.

b. Sự an toàn: mục tiêu an toàn và lợi nhuận là hai mục tiêu mâu thuẫn nhau trong chính sách tín dụng. Nếu một chính sách tín dụng có lợi nhuận cao thƣờng kéo theo sự an toàn thấp và ngƣợc lại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chi nhánh đã xây dựng chính sách tín dụng khá khoa học:

- Chính sách tín dụng quy định về quy mô và giới hạn tín dụng, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có, quy định các loại hình tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt đƣợc nhịp đập của nền kinh tế, phân tán rủi ro, song chi nhánh cũng chọn một thế mạnh để làm mũi nhọn tài trợ cho mình, tránh sự cạnh tranh gay gắt với các NH khác.

- Chính sách tín dụng quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các khâu thẩm định, cho vay và theo dõi nợ vay, quy định về việc xử lý nợ trong các trƣờng hợp cho vay theo quy định, xử lý TSĐB để thu hồi nợ và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay đã đƣợc quy định rõ ràng.

- Nhằm định hƣớng cho cán bộ khi cấp tín dụng, chính sách tín dụng của Ngân hàng đã hoạch định rõ ràng một số tiêu chuẩn nhất định về lãi suất, lãi suất cho vay không đƣợc thấp hơn lãi suất do NH TMCP Công thƣơng Việt Nam quy định.

c. Sự lành mạnh: Tính chất lành mạnh của các khoản tín dụng thuộc về đạo đức xã hội của nhà kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, nó có thể coi là mục tiêu của chính sách tín dụng hoặc những quy tắc của tín dụng. Chi nhánh Lƣu Xá xác định động cơ hoạt động kinh doanh của mình gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng nhƣ bất kỳ một DN nào thì mục tiêu sống còn cũng là lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo một sự phát triển cân đối của nền kinh tế, ngân hàng Nhà nƣớc đã can thiệp vào hoạt động tín dụng và chi nhánh Lƣu Xá phải tuân thủ theo sự điều tiết này.

3.2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Thực tế, hiện nay ở NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam đang ở mô hình QTRRTD tập trung. Ngân hàng đã thành lập Ủy ban quản trị rủi ro để QTRR một cách

72

hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách QTRR thống nhất cho toàn hệ thống, thiết lập và duy trì môi trƣờng QTRR đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro.

Tuy nhiên, chính sách mà Hội sở chính ban hành mới chỉ mang tính chất định hƣớng, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể theo quy trình về công tác QTRR tín dụng. Hội sở chính quản lý theo phƣơng thức từ xa, dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Trong trƣờng hợp cần thiết sẽ yêu cầu chi nhánh gửi hồ sơ KH lên Hội sở chính để thẩm định hoặc cử cán bộ xuống kiểm tra KH cùng chi nhánh.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank Lưu Xá)

Sơ đồ trên cho thấy cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rạch ròi giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành. Theo đó, bộ máy tổ chức của NHCT đƣợc chia thành các khối: khối kinh doanh, khối dịch vụ, khối quản trị rủi ro, khối hỗ trợ.

Tại chi nhánh, ngân hàng có sự tách biệt giữa hai bộ phận KH và quản trị rủi ro. Trong đó, bộ phận quản trị rủi ro có nhiệm vụ: làm báo cáo về thẩm định rủi ro tín dụng, đầu tƣ đối với KHDN, KH cá nhân; thực hiện các công việc liên quan đến công tác QTRRTD theo thông lệ, quản lý nợ có vấn đề.

Tại Vietinbank Lƣu Xá hay các chi nhánh khác của NHCT Việt Nam có nhiều KH khác nhau, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên mỗi chi nhánh tự xây dựng cho riêng mình chính sách QTRR tín dụng phù hợp với đặc điểm KH, lĩnh vực mà chi nhánh hoạt động. Công tác nhận biết rủi ro tín dụng, đo lƣờng rủi ro tín dụng, ứng phó

BAN GIÁM ĐỐC

Khối kinh doanh

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng bán lẻ

Khối quản trị rủi ro

Phòng quản trị rủi ro Khối tác nghiệp Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế toán giao dịch Khối hỗ trợ Phòng tổ chức hành chính

73

rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện tự phát, không đồng bộ, chƣa có chuẩn mực chung cho các chi nhánh. Hơn nữa, do cạnh tranh gay gắt nên sự liên kết, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh không có hoặc nếu có cũng rất ít vì chi nhánh nào cũng muốn giữ thị phần, lợi ích cho riêng mình. Ngoài ra mỗi chi nhánh đều có một chính sách phân loại KH riêng, đánh giá rủi ro riêng. Điều này phản ánh mô hình QTRR kém hiệu quả, không đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

3.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Lưu Xá

Nội dung QTRRTD tuân thủ theo đúng quy trình mà NHCT Việt Nam đã đề ra, bao gồm các bƣớc sau:

a. Nhận biết rủi ro tín dụng

Quy trình nhận biết sớm RRTD với hồ sơ của KH phải đƣợc thẩm định qua hai phòng (quan hệ khách hàng và quản trị rủi ro) qua các bƣớc sau:

*) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: CBTD chủ động tiếp thị KH, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của KH, xem xét có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp. Khi KH có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, cán bộ QHKH sẽ trao đổi, xác định nội dung: tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH, phƣơng thức hoạt động; mục đích vay vốn…

- Thẩm định hồ sơ tín dụng: CBTD sẽ thẩm định về năng lực KH, khả năng tài chính, tình hìnhsản xuất và bán hàng; Phân tích về tài chính KH; Phân tích thẩm định dự án đầu tƣ, phƣơng án SXKD; Đánh giá quan hệ KH với ngân hàng và các TCTD khác; Đánh giá lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay đƣợc phê duyệt: ƣớc tính sốtiền lãi, phí có thể thu; Phân tích, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. Sau đó, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định trình trƣởng phòng tín dụng tại Vietinbank Lƣu Xá phê duyệt.

Sau khi nhận đƣợc tờ trình, trƣởng phòng tín dụng sẽ trực tiếp làm việc với KH để kiểm tra, rà soát tờ trình thẩm định một lần nữa. Đồng thời, trƣởng phòng tín dụng tại Vietinbank Lƣu Xá sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất giới hạn tín dụng có thể cấp cho KH đã đƣợc cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. Giới hạn tín dụng có thể cấp cho KH căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu:

+ Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH.

+ Nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ xin cấp tín dụng.

+ Thẩm quyền của chi nhánh: với Vietinbank Lƣu Xá thì thẩm quyền đƣợc cấp là

74

30 tỷ đồng. Nếu KH có nhu cầu lớn hơn 30 tỷ thì sẽ phải trình lên hội sở chính.

*) Thẩm định RRTD độc lập

Kết luận của phòng tín dụng phải đƣợc chuyển phòng QTRR để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của NH. CBTD sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về KH và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng quản trị rủi ro phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH cũng đƣợc bộ phận này rà soát lại. Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phòng QTRR còn xem xét đến các giới hạn QTRR nhƣ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của NHCT.

*) Quản lý và giải ngân tín dụng

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD, đề xuất giới hạn tín dụng của trƣởng phòng tín dụng và báo cáo kết quả thẩm định độc lập của phòng QTRR, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với giới hạn tín dụng (trong trƣờng hợp chấp nhận) sẽ chính thức đƣa ra.

Đối với một số hợp đồng tín dụng, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản tín dụng có thể đƣợc giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong trƣờng hợp đó, nguyên tắc QTRR là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thƣờng nhƣ: KH rút ra một lƣợng tiền lớn bất thƣờng hoặc rút tiền liên tục, các khoản nợ khác của KH có dấu hiệu khó đòi, những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hƣớng bất lợi của ngành kinh doanh mà KH đang hoạt động.

b. Đo lường rủi ro tín dụng

*) Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

75

- Quy mô tín dụng

Bảng 3.9: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn tại Vietinbank - chi nhánh Lưu Xá giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dƣ nợ cho vay 1.791.394 1.993.874 2.048.987 2.445.938 Tổng vốn huy động 1.421.616 1.544.585 1.686.240 1.878.585

Tổng tài sản 2.840.407 3.049.679 3.131.679 3.501.645

Dƣ nợ cho vay/Vốn huy động 126,01% 129,09% 121,51% 130,20% Dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản 63,07% 65,38% 65,43% 69,85%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2015 của Vietinbank Lưu Xá)

DNCV tại Vietinbank Lƣu Xá qua các năm đều tăng với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ là 11,3%, 2,76% vào các năm 2013 và 2014, đặc biệt là 19,37% vào năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trƣởng vốn huy động chỉ là 8,65% vào năm 2013, 9,17% vào năm 2014 và 11,41% vào năm 2015. Số DNCV trong giai đoạn này đều cao hơn nguồn vốn huy động, tỷ lệ DNCV trên vốn huy động đều lớn hơn 1.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản là thông thƣờng chỉ cần đạt 50% là tốt, nhƣng trong các năm từ 2012 - 2015 tỷ lệ này ở khoảng 63% - 69% là rất cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã khai thác tối đa tài sản để hoạt động kinh doanh, nhƣ vậy đồng nghĩa với NH cũng đang gánh chịu một mức rủi ro.

- Cơ cấu tín dụng

+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ qua các năm 2012-2015 luôn trên 80% (bảng 3.9). Vệc cho vay ngắn hạn, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc luồng tiền của DN và thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi DN. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dƣ nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của DN theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng, tìm kiếm KH.

+ Cơ cấu tín dụng theo TSĐB: Dƣ nợ cho vay không có TSĐB tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn, từ 38% - 47% tổng dƣ nợ (bảng 3.7). Với tỷ lệ các khoản cho vay có TSĐB thấp thì NH đối mặt với RRTD tiềm ẩn khi KH không trả đƣợc nợ.

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: Vietinbank Lƣu Xá cho vay theo ngành khá đa

76

dạng, tuy nhiên, trong đó nổi bật nên là tỷ trọng dƣ nợ của các DN ngành thép (chiếm 38.8%) (bảng 3.8). Điều này là do đặc điểm kinh tế xã hội nơi địa bàn hoạt động của Vietinbank Lƣu Xá. Tuy nhiên, với ngành thép hiện tại đang suy thoái thì Vietinbank Lƣu Xá đang đối diện với rủi ro khi cho vay vào ngành này.

- Nợ quá hạn, nợ xấu: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng

dƣ nợ có xu hƣớng tăng qua các năm từ 2012-2015. Đặc biệt, trong nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) rất cao (bảng 3.12). Số nợ quá hạn chủ yếu là từ các KHDN lớn – các DN ngành thép là KH tại chi nhánh.

- Dự phòng rủi ro:

Việc trích lập DPRR tại Vietinbank Lƣu Xá đƣợc thực hiện hàng quý. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ, chi nhánh Lƣu Xá tính toán số trích lập dự phòng tổn thất. Trích lập DPRR giảm đáng kể từ năm 2013-2015 từ 0,42% giảm xuống 0,3% và 0,26%. Nguyên nhân này là do tổng dƣ nợ tín dụng tăng nhanh. Vietinbank Lƣu Xá đã thực hiện trích đủ số dự phòng theo thông tƣ 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung TT02.

Bảng 3.10: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại Vietinbank - chi nhánh Lưu Xá giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dƣ nợ cho vay 1.791.394 1.993.874 2.048.987 2.445.938

Dự phòng rủi ro 4.621 8.407 6.219 6.262

Tỷ lệ DPRR/Tổng dƣ nợ 0,26 0,42 0,30 0,26

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2015 của Vietinbank Lưu Xá)

*) Đo lường rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Theo chỉ đạo của Hội sở chính, Vietinbank Lƣu Xá cũng đã và đang thực hiện đánh giá, chấm điểm khả năng không trả đƣợc nợ tiềm ẩn của một KH, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại KH vào hạng rủi ro phù hợp.

- Với KH doanh nghiệp: ngân hàng sẽ xác định ngành nghề kinh doanh của KH, xác định quy mô, loại hình sở hữu…rồi thực hiện chấm điểm KH theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

+ Các chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn lƣu

77

động, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ), chỉ tiêu về thu nhập…

+ Các chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu đánh giá về trình độ quản lý và môi trƣờng kinh doanh, quan hệ với NH, các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, đến hoạt động kinh doanh của DN…đƣợc phân theo KH thông thƣờng và KH mới của chi nhánh.

Tổng điểm của DN = (Tổng điểm tài chính x Trọng số phần tài chính) + (Tổng điểm phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính)

Trong đó, trọng số phần tài chính và phi tài chính lại phụ thuộc vào báo cáo tài chính đã kiểm toán hay chƣa, ngân hàng sẽ cân nhắc đánh giá phần trọng số này (xem phụ lục).

- Với KH cá nhân:

NH sẽ đánh giá KH đó theo các nhóm chỉ tiêu về nhân thân, khả năng trả nợ, quan hệ với Vietinbank và các TCTD khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng xác định hệ số rủi ro với nguồn trả nợ từ lƣơng (100%), từ thu nhập kinh doanh (95%) hay từ nguồn khác (90%).

Sau khi tổng hợp điểm sẽ giúp CBTD xác định và phân loại khoản vay theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh lưu xá tài chính ngân hàng 60 34 02 01 (Trang 80 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)