Các nhân tố tác động đến nănglực cạnh tranh củaNgân hàng thƣơng mại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 34 - 37)

Các đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM đó, nhƣng để phát huy năng lực cạnh tranh này, NHTM còn chịu ảnh hƣởng bởi những nhân tố từ bên ngoài. Đó là:

1.3.1. Môi trường kinh doanh:

Môi trƣờng kinh doanh của NHTM thể hiện ở các đặc điểm sau: - Tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc:

+ Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia đƣợc thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trƣởng của GPD, dự trữ ngoại hối…

+ Độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu nhƣ chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…

+ Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu..

+ Tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong nƣớc cũng nhƣ xu thế chuyển hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào trong nƣớc.

Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tƣ của ngƣời dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lƣới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần

của NHTM. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các chiến lƣợc khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lƣu lƣợng vốn của nƣớc ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, chúng ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ các NHTM trong nƣớc. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của NHTM trong nƣớc và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nƣớc.

- Hệ thống pháp luật, môi trƣờng văn hóa, xã hội, chính trị:

Với đặc điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hƣởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng… Bên cạnh đó NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và đƣợc xem là một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của chính phủ và NHNN.

Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nƣớc, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng nhƣ CSTT của NHNN sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

1.3.2. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế:

Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trƣờng tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ dừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trƣờng sản phẩm dịch vụ mới. Phân tích những yếu tố dƣới đây có thể thấy đƣợc nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tƣơng lai gần sẽ ngày càng tăng cao:

- Sự biến đổi về cơ cấu dân cƣ, sự gia tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở hầu hết các quốc gia đều đƣợc nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bƣớc phát triển tƣơng ứng.

- Các hoạt động giao thƣơng quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

- Số lao động di cƣ giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng nhƣ thanh toán qua ngân hàng có chiều hƣớng tăng cao.

Ngoài ra, thị trƣờng tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn cả về chất lƣợng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

1.3.3. Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng:

Thị trƣờng tài chính trong nƣớc phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng.

Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, nhƣ ngành bảo hiểm và thị trƣờng chứng khoán với ngành ngân hàng. Sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm và thị trƣờng chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, nhƣng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trƣởng của ngành ngân hàng thông qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi.

Ngoài ra, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng nhƣ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác nhƣ tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán. Đây là

những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thƣơng hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng nhƣ có những kế hoạch đầu tƣ hiệu quả trong một thị trƣờng tài chính vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)