Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing cho dịch vụ internet banking của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Thu thập dữ liệu là quá trình thu thập và đo lƣờng các thông tin về các biến số quan tâm một cách có hệ thống, đã đƣợc thiết lập để có thể giải quyết

Xử lý dữ liệu

Cơ sở lý thuyết về hoạt động marketing

Thu thập dữ liệu

Phân tích, đánh giá thông qua kết quả xử lý dữ liệu

các câu hỏi nghiên cứu nêu trên và để đạt đƣợc các mục tiêu của nghiên cứu (Kumar, 2005). Có hai kỹ thuật đặc biệt để thu thập dữ liệu, đó là phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là quá trình thu thập thông tin bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi và kiểm tra, trong khi các dữ liệu thứ cấp đƣợc các nhà nghiên cứu và các tổ chức khác thu thập, đó là các tài liệu, bài báo…

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thứ cấp, khảo sát dựa trên dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thứ cấp đa nguồn. Tài liệu thứ cấp liên quan đến tài liệu bằng văn bản và tài liệu không phải bằng văn bản. Trong khi đó, khảo sát dựa trên dữ liệu thứ cấp bao gồm điều tra dân số, điều tra liên tục, thƣờng kỳ và khảo sát đột xuất. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp đa nguồn có thể dựa hoàn toàn vào tài liệu hoặc dữ liệu điều tra, hoặc có thể kết hợp hai loại dữ liệu thứ cấp (Saunders et al, 2012). Về các mục tiêu của nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp phải đƣợc sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các yếu tố môi trƣờng vĩ mô (kinh tế, chính sách, quy định, yếu tố xã hội, công nghệ) và các yếu tố môi trƣờng vi mô (bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nguồn nhân lực) cũng nhƣ chiến lƣợc marketing-mix của ngân hàng.

Dữ liệu thứ cấp sẽ chủ yếu lấy từ các tài liệu nội bộ của Agribank Hà Nội nhƣ báo cáo hàng năm (2013-2016), báo cáo dịch vụ IB, báo cáo tiếp thị nội bộ. Các nguồn thứ cấp khác là báo cáo ngành ngân hàng, bài báo khoa học, tạp chí, bài báo, sách tại thƣ viện của trƣờng đại học và các trang web đáng tin cậy khác. Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp, các phƣơng pháp nghiên cứu mô tả và phân tích thông qua dữ liệu định lƣợng sẽ đƣợc sử dụng để tìm hiểu và làm rõ dữ liệu giúp giải quyết các câu hỏi khách quan đƣợc liệt kê trong Chƣơng 1. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc bắt đầu vào ngày 15 tháng 2 năm 2017 và sẽ hoàn thành vào ngày 4 tháng 3 năm 2017.

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp là quá trình thu thập thông tin từ các tài liệu có sẵn cho mục đích nghiên cứu. Chúng đƣợc tùy chỉnh và yêu cầu quá trình thu gom chuyên dụng. Một lợi thế chính của dữ liệu sơ cấp là các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp kiểm soát việc thu thập dữ liệu nhƣ thế nào. Bằng cách đó, họ có thể đảm bảo rằng thông tin có liên quan đến vấn đề đang bàn tới (Saunders et al, 2012). Có ba cách để thu thập dữ liệu sơ cấp đó là thu thập thông qua quan sát, trực tuyến hoặc phỏng vấn sâu và bảng câu hỏi.

Trong một cuộc phỏng vấn không có cấu trúc, nhà nghiên cứu có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với một câu hỏi và áp dụng kỹ năng lắng nghe, tích cực cho ngƣời trả lời nói chuyện tự do, trong khi đó một cuộc phỏng vấn sâu theo các câu hỏi chuẩn bị trƣớc đi theo một kế hoạch mà nhà nghiên cứu muốn trình bày trong suốt buổi phỏng vấn. Kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu khuyến khích ngƣời đƣợc phỏng vấn tự do thảo luận ý kiến của mình về các vấn đề bắt buộc. Loại câu hỏi mở này cho phép tác giả có thể điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp. Phƣơng pháp này đƣợc gợi ý là phù hợp nếu ngƣời ta cần để có đƣợc cái nhìn sâu sắc về đánh giá cá nhân của một vấn đề cụ thể. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu giúp đƣa ra câu trả lời chính xác, sự hiểu biết và giải thích về ý kiến và kinh nghiệm của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Do tầm quan trọng của các nghiên cứu, cần có đƣợc càng nhiều dữ liệu quan trọng càng tốt để có thể hiểu sâu hơn về chiến lƣợc dự định của Agribank Hà Nội, mục tiêu chung của ngân hàng, phân khúc thị trƣờng, vị trí, mục tiêu marketing cũng nhƣ chiến lƣợc marketing, marketing-mix mà Agribank Hà Nội áp dụng. Đây sẽ là nền tảng cho sự thừa nhận những hạn chế và các thiếu sót mà dịch vụ IB của Agribank đang phải đối mặt. Vì vậy, một kiến nghị về chiến lƣợc tiếp thị thích hợp sẽ đƣợc phát triển khả thi hơn. Do đó, phỏng vấn sâu đƣợc chọn là phƣơng pháp chính để thu thập dữ liệu trong luận án này.

Ba mẫu câu hỏi khác nhau sẽ đƣợc tiến hành để phỏng vấn ba nhà quản lý cấp cao làm việc tại Agriank Hà Nội. Họ là Giám đốc của Chi nhánh – Bà Phạm Thị Hằng, Chuyên gia CNTT - Ông Lƣơng Mạnh Tùng và Giám đốc bộ phận Marketing - Ông Nguyễn Đức Minh. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài trong nửa giờ đến một giờ và sẽ là nguồn chính để của việc thu thập thông tin và dữ liệu. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên các câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đã đƣợc giới thiệu trong Chƣơng 1 (Một bản sao của các bảng câu hỏi cho mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc đính kèm trong Phụ lục 1, 2 và 3). Lịch cho mỗi cuộc phỏng vấn nhƣ sau:

Bảng 2.1: Lịch phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp cao của Agribank Hà Nội

Chức vụ Thời gian

GĐ – Phạm Thị Hằng 31/2/2017

Chuyên gia CNTT – Lương Mạnh Tùng 31/2/2017 GĐ Marketing – Nguyễn Đức Minh 2/3/2017

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing cho dịch vụ internet banking của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)