2 .Tình hình nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Những điều kiện thuận lợi
Việc tiếp tục đổi mới, củng cố và phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang có những điều kiện thuận lợi sau đây:
Một là: Bắc Giang là tỉnh gần với trung tâm kinh tế lớn, gần Thủ đô Hà Nội, nằm cạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), có địa giới hành chính giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dƣơng, Bắc Ninh...thuận tiện cho việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và kinh tế tập thể nói riêng nhất là thƣơng mại, dịch vụ tạo điều kiện cho các loại hình HTX thƣơng mại, dịch vụ phát triển.
Bắc Giang có nguồn tài nguyên phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi và đa dạng hoá ngành nghề. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện khí hậu, tự nhiên thuận lợi cho quá trình sản xuất theo hƣớng hàng hoá. Có nguồn lao động dồi dào. Ngƣời dân có truyền thống lao động cần cù, có ý thức thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu. Bắc Giang có hệ thống đƣờng Quốc lộ 1, đƣờng sắt Bắc Nam kéo dài đến cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh, Hữu Nghị Quan (Lạng sơn), hệ thống đƣờng thuỷ khá thuận lợi... Những lợi thế đó là điều kiện cho quá trình giao lƣu kinh tế, học hỏi kinh nghiệm, khai thác hiệu quả tiềm năng trong tỉnh cũng nhƣ từ bên ngoài.
Trong những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế nhƣ tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất,
phát triển giáo dục đào tạo... trên cơ sở đó khai thác các lợi thế về: Vị trí địa lý, tài nguyên, khoáng sản tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển.
Hai là: Trong những năm gần đây số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng, môi trƣờng kinh tế ngày càng đƣợc cải thiện theo hƣớng cạnh tranh lành mạnh là điều kiện để kinh tế hộ, tiểu chủ phát triển và liên kết tạo cơ sở cho kinh tế hợp tác, HTX hình thành, phát triển.
Thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội năm 2006- 2007 thực hiện đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 10% so với kế hoạch. Đã thu hút đƣợc 30 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với vốn đăng ký đạt 216 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lên 57 dự án, với số vốn đăng ký gần 266 triệu USD. Thu hút 378 dự án đầu tƣ trong nƣớc, với tổng số vốn đăng ký hơn 18.850 tỷ đồng, tăng 2 lần so với giai đoạn 2001-2005. Đồng thời, có 17 dự án ODA đang đƣợc triển khai thực hiện, với tổng số vốn 611 tỷ đồng; 82 dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài (NGOs), với giá trị cam kết 8,7 triệu USD. Nhiều dự án đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sau thời gian đầu tƣ đã đi vào hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ chiều sâu.
Số lƣợng doanh nghiệp tăng khá, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Toàn tỉnh có thêm 745 doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh lên 1.754 đơn vị với số vốn đăng ký 3.107 tỷ đồng, bình quân vốn đạt khoảng 1,77 tỷ đồng/đơn vị (tính thêm nhà máy Nhiệt điện Sơn động là 1.755 đơn vị, tổng số vốn đăng ký 6.807 tỷ đồng, bình quân vốn đạt trên 3,83 tỷ đồng/đơn vị) và phân bố đa dạng các loại ngành nghề. Có 65% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Ba là: Cùng với cac địa phƣơng khác, HTX ở Bắc Giang có lịch sử hình thành từ rất sớm, tồn tại qua những bƣớc thăng trầm trong cơ chế tập trung bao
cấp, có điều kiện, kinh nghiệm phát triển trong quá trình đổi mới. Đây là tiền đề thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển trong những năm tiếp theo.
Ngay từ những năm 1954 -1960, Bắc Giang đã có gần 90% hộ nông dân của tỉnh đi vào làm ăn tập thể. Thời kỳ này hình thức phổ biến là HTX bậc nhấp, quy mô, ruộng đất, trâu bò...còn thuộc sở hữu từng hộ nông dân nhƣng do HTX thống nhất quản lý. Đến 1965, toàn tỉnh đã hoàn thành hợp tác hoá bậc thấp. Phong trào này đã làm cho nền kinh tế toàn tỉnh trở nên thuần nhất với hai hình thức sở hữu cơ bản là toàn dân và tập thể.
Giai đoạn 1965-1975, toàn tỉnh đã thực hiện các cuộc cải tiến HTX và xây dựng mô hình HTX bậc cao. Năm 1965, có khoảng trên 90% hộ nông dân vào HTX (gần 80% là HTX bậc cao). Chế độ 3 quản đƣợc cải tiến, nhiều HTX đã đẩy mạnh việc xây dựng thuỷ lợi, trang bị máy đập lúa, xát gạo, nghiền thức ăn gia súc... Nhìn chung, cơ chế quản lý sản xuất và điều hành lao động theo kế hoạch tập trung của các HTX thời kỳ này rất phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của chiến tranh nên khuyết tật của mô hình hợp tác hoá, tập thể hoá bị che lấp, không bộc lộ rõ. Từ 1976 trở đi, Bắc Giang tiếp tục củng cố các HTX theo hƣớng mở rộng quy mô HTX lên toàn xã, liên xã. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô đã không làm tăng hiệu quả hoạt động của các HTX. Giai đoạn 1986-1996: thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Trong cơ chế mới, mô hình và cách tổ chức của HTX cũ không còn phù hợp, nhiều HTX chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ nên đã tan rã, giải thể hàng loạt hoặc còn tồn tại chỉ là hình thức. Tính đến 1996, số HTX đã giảm 830 đơn vị so với 10 năm trƣớc. Chỉ trong thời gian từ 1993 đến 1997 có 573 HTX (chiếm 80% số HTX so với đầu năm 1993) đã giải thể, bàn giao cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX cho chính quyền xã hoặc thôn, bản quản lý.
động, sáng tạo đã bƣớc đầu thích ứng với cơ chế mới. Hoạt động của các HTX đã góp phần phát triển kinh tế hộ, giải quyết công ăn việc làm cho xã viên. Nhiều Hợp tác xã đã khoán hoặc đấu thầu những tƣ liệu sản xuất và những tài sản tập thể lâu nay sử dụng kém hiệu quả cho các hộ xã viên, đồng thời chuyển sang hoạt động ở những khâu cần phải có sự liên kết, hợp tác mới có hiệu quả. Nhiều hộ xã viên có đủ vốn đã nhận thầu với tƣ cách là những đơn vị kinh tế tự chủ nhƣng vẫn gắn bó với HTX bởi những cơ sở vật chất chung đã đƣợc xây dựng nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện...Sự phát triển của các hình thức trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra một phƣơng thức làm ăn tiến bộ. Nó đã giải quyết đƣợc một mẫu thuẫn trong phát triển kinh tế là việc tập thể hoá mọi tƣ liệu sản xuất của các HTX không mang lại hiệu quả, nhƣng việc tách riêng các hộ sản xuất cũng tạo ra tình trạng lúng túng trong sản xuất kinh doanh của các hộ. Việc tách hộ gắn ngay với những hình thức liên kết hợp tác mới trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ của các hộ, gắn với cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng do nhà nƣớc đầu tƣ, đã tạo nên một bƣớc phát triển sản xuất theo hƣớng kinh tế hàng hoá.
Bốn là: Đảng bộ và chính chính quyền không ngừng và sớm quan tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện đổi mới kinh tế hợp tác, HTX theo tinh thần Chỉ thị số 68 – CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng và Luật HTX. Ngay từ năm 1996, Tỉnh uỷ Hà Bắc đã có Nghị quyết số 03 về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; khi thực hiện chia tách tỉnh năm 1997, Tỉnh uỷ Bắc Giang cũng sớm có Nghị quyết số 02 – NQ/TU về phát triển HTX đến năm 2010. Sự chỉ đạo nói trên là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện quá trình chuyển đổi, đổi mới và phát triển HTX theo luật.
Năm là: Liên Minh HTX tỉnh Bắc Giang ngày càng phát huy vai trò là tổ chức kinh tế - xã hội có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho HTX, tƣ vấn, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ các HTX, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về HTX, tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động.
Luật Hợp tác xã và Điều lệ Liên minh HTX Việt Nam tại Điểm 2, Điều 3 quy định chức năng, nhiệm vụ của Liên Minh HTX. Những năm gần đây, Liên minh HTX Bắc Giang đã thực hiện tốt chức năng ấy và đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ thể hiện trên các mặt:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể, phong trào kinh tế hợp tác, HTX; tích cực vận động các đơn vị tham gia là thành viên của Liên Minh, kết quả trong 5 năm gần đây đã kết nạp 186 thành viên, đƣa tổng số thành viên lên 350 đơn vị. Đã thực hiện đƣợc chức năng đại diện, hỗ trợ các HTX, kịp thời phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc, đề xuất với chính quyền nhà nƣớc những chủ trƣơng, chính sách để giải quyết.
- Hƣớng dẫn thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh cho các HTX theo Luật, hƣớng dẫn các thành viên hại hội xã viên, xây dựng điều lệ HTX theo quy định tại Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 9/6/2005, đánh giá, phân loại HTX theo thông tƣ, nghị định của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển.
- Hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ cho các thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đƣợc Liên minh nỗ lực khai thác các nguồn lực thông qua các chƣơng trình, dự án... nhằm hỗ trợ thành viên trong nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Về công tác đào tạo: Trên cơ sở nắm chắc số lƣợng, lĩnh vực hoạt động của HTX, đối tƣợng cần đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trong 5 năm qua, Liên minh đã tổ chức tập huấn cho 1.579 học viên là chủ nhiệm, kế toán trƣởng, trƣởng kiểm soát, thành viên ban quản trị (bình quân tập huấn cho 316 học viên/năm).
Về công tác hỗ trợ đầu tƣ nâng cao năng lực hoạt động: Từ 2004, Liên minh đƣợc giao quản lý 30% nguồn vốn khuyến công và đã triển khai có hiệu quả, với số vốn 1.920 triệu đồng, đầu tƣ 100 dự án (trong đó có 64 dự án với 1279 triệu đồng mua máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất và 36 dự án với
614 triệu đồng giúp các đơn vị đào tạo nghề, khôi phục làng nghề truyền thống. Hỗ trợ tín dụng, hoạt động thông tin, xúc tiến thƣơng mại cho các HTX. Trong 5 năm qua, Liên minh đã giúp thành viên đƣợc vay vốn với tổng số tiền gần 8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 500 lao động.