Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)

1.2 .Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc

1.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc

1.2.3.1 . Hệ thống ngân sách nhà nƣớc

“Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách”. (Theo “Giáo trình Ngân sách nhà nƣớc” – ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội)

Hệ thống NSNN ở nƣớc ta bao gồm: ngân sách trung ƣơng (NSTƢ) và ngân sách địa phƣơng (NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.

Nhằm phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền ở Nhà nƣớc ta hiện nay thì NSĐP bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nƣớc ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nƣớc

(Theo “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” của Bộ Tài chính (2011))

1.2.3.2 . Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc nƣớc

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nƣớc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phƣơng trong hoạt động quản lý ngân sách.

Phân cấp quản lý NSNN không chỉ là việc phân giao nhiệm vụ giữa các cấp mà nó còn giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN bao gồm 3 nội dung: Quan hệ về mặt chính sách, chế độ; Quan hệ vật chất về nguồn thu, nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý theo chu trình NSNN.

Sự phân cấp quản lý NSNN là cần thiết vì nếu chỉ tập trung quản lý NSNN ở cấp trung ƣơng thì sẽ dẫn đến việc sử dụng ngân sách không hiệu quả và tƣ tƣởng ỷ lại của chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh đó, mỗi địa

NSNN NSĐP NSTƢ NS các Bộ, cơ quan TƢ NS Cấp tỉnh NS Huyện NS của các Sở, Ban ngành thuộc tỉnh NS cấp huyện NS Xã NS các Phòng, Ban cấp huyện NS các đơn vị thuộcxã

phƣơng có đặc thù về cuộc sống cũng nhƣ tình hình kinh tế - xã hội không giống nhau, nên việc phân cấp quyền quản lý cho địa phƣơng là hợp lý, giúp cho việc sử dụng ngân sách đƣợc hiệu quả hơn. Sự phân cấp này phải đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phƣơng cũng nhƣ đảm bảo đƣợc sự công bằng trong việc sử dụng ngân sách.

Để việc phân cấp quản lý NSNN đƣợc hiệu quả, thì phải tuân theo các nguyên tắc:

- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, cũng nhƣ an ninh – quốc phòng của Nhà nƣớc.

- Phù hợp với năng lực quản lý của các cấp trên địa bàn.

- Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và sự độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN.

- Đảm bảo sự công bằng trong phân cấp NSNN.

1.2.3.3 . Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc

Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ

Các loại thu nhƣ thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nƣớc là do Nhà nƣớc trung ƣơng giữ vai trò quyết định. Ngoài ra thì HĐND cấp tỉnh cũng đƣợc quyết định một số chế độ thu, chi NS phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phƣơng theo quy định của Nhà nƣớc và pháp luật, đồng thời khi quyết định một số chế độ, chính sách thì phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan.

Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi

Theo luật NSNN đã quy định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTƢ và NSĐP đƣợc ổn định từ 3 – 5 năm bao gồm các khoản thu mà từng cấp đƣợc hƣởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % và các nhiệm vụ chi của từng cấp trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc phân cấp đã nêu trên. Do

đặc điểm của từng địa phƣơng và nhằm giúp cho địa phƣơng có thể chủ động trong việc thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao gắn với công tác quản lý tại địa phƣơng thì NSĐP đƣợc phân cấp các khoản thu đƣợc hƣởng nhƣ các loại thuế nhà, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên… Công tác chi NS cũng tƣơng tự nhƣ vậy, tuy nhiên, chi địa phƣơng chủ yếu là chi quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng ở địa phƣơng, giúp địa phƣơng có thể kịp thời xử lý các nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên địa phƣơng mình. Ngoài ra, NSĐP còn đƣợc NS cấp trên bổ sung NS theo hai hình thức: Bổ sung cân đối và Bổ sung có mục tiêu.

Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNN

Ngân sách địa phƣơng có quyền lập dự toán NS, phân bổ dự toán chi NS theo từng lĩnh vực, với các cấp NSĐP có NS cấp dƣới thì có thể quyết định số bổ sung từ NS mình cho từng NS cấp dƣới và trực tiếp phê chuẩn dự toán NS. Đối với NSĐP cấp tỉnh còn có nhiệm vụ:

+ Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp NSĐP.

+ Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp NSĐP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)