Điều kiện cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của tập đoàn dệt may theo cách tiếp cận mô hình kim cương (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích năng lực canh tranh của Tập đoàn Dệt may Việt Nam theo

3.3.2. Điều kiện cầu

Toàn cầu hóa không làm giảm tầm quan trọng của nhu cầu thị trƣờng địa phƣơng. Có thể nói Vinatex đã sớm thấy đƣợc tầm quan trọng của nhu cầu nội địa và sớm biết chú trọng, tận dụng thị trƣờng trong nƣớc để nâng cao vị thế của mình, từ đó tạo bàn đạp tốt để vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Việt Nam với trên 90 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu ngƣời 2.040 USD/ngƣời (theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2014) là một thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm dệt may rất tiềm năng. Tập đoàn dệt may Việt

Nam hiện đang hƣớng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa với tỷ lệ tăng trƣởng trung bình hàng năm là 15 – 20% và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt 60% vào năm 2015. Trung những năm qua, các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn đã nỗ lực đầu tƣ sản xuất, chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, củng cố và phát triển thƣơng hiệu, mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị phần tại thị trƣờng trong nƣớc. Với Tập đoàn, hệ thống cửa hàng, đại lý của chính các công ty, đơn vị thành viên vẫn là kênh phân phối chính. Tập đoàn sở hữu các thƣơng hiệu nổi tiếng đã đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng nội địa yêu thích và tin dùng nhƣ: Viettien, Viettien Smart Casual, SanSciaro, Manhattan, TT-Up, Vee Sendy của Tổng Công ty Việt Tiến; Phong Phu Jean, Khăn Molis của Tổng Công ty Phong Phú; Three Cammel, Brilliant, FC, Burtley của Tổng Công ty Việt Thắng; F- House, Authentic của Công ty May Phƣơng Đông; Gendai của May Bình Minh; Novelty, Mattana, NBU của Tổng Công ty Nhà Bè; New Era, Forever Young, Dugarco Fashion của Đức Giang; Pharaon, Bigman, Chabray, Freeland, Cleopatre, PrettyWoman, Jackhot, MM Teen, Gruzs của Công ty May 10.

Hiệu ứng của Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm cho ý thức sản xuất, sử dụng sản phẩm của nhau ở các doanh nghiệp dệt may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam có sự chuyển biến tích cực. Sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động, kết quả doanh thu nội địa năm 2011 của Vinatex đạt 18.518 tỷ đồng, năm 2012 đạt 19.700 tỷ đồng, tăng 6,4% so với 2011, năm 2013 đạt 20.800 tỷ đồng, tăng 6% so với 2012. Năm 2014, doanh thu nội địa của Vinatex đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2013.

Nhằm nâng cao Thỏa thuận hợp tác ƣu tiên sử dụng sản phẩm của nhau giữa các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thƣơng, Vinatex đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa, các đơn vị trong Tập đoàn đã chú

Tập đoàn đã chủ động liên kết, hợp tác cung cấp sản phẩm đồng phục và bảo hộ lao động cho 6 tập đoàn, tổng công ty lớn trong nƣớc nhƣ: Dầu khí, Xăng Dầu, Điện lực, Hóa chất, Giấy, Hàng không. Từ năm 2010 - 2014, các đơn vị nhƣ Tổng Công ty Đức Giang, Tổng Công ty May 10, Tổng Công ty May Nhà Bè, Tổng Công ty May Việt Tiến đã thực hiện cung ứng sản phẩm theo thỏa thuận với số lƣợng lớn trị giá nhiều tỷ đồng. Đồng thời, Vinatex và các đơn vị thành viên nhƣ Công ty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam - Vinatex Mart, Tổng công ty May 10 với hệ thống M10 mart… còn chủ động ký kết hợp đồng mua và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thƣơng và Đảng bộ Khối nhƣ Tổng Công ty Bia - rƣợu - nƣớc giải khát Sài Gòn, Tổng Công ty Dầu thực vật Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với tổng giá trị lên tới hơn 57 tỷ đồng.

Trong các hội nghị do Vinatex tổ chức, đơn vị đã chủ động phối hợp lồng ghép, kêu gọi các đơn vị làm pano, bảng ảnh, quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp để kêu gọi các doanh nghiệp trong Tập đoàn dùng chéo sản phẩm của nhau. Tuyên truyền nội bộ khi thực hiện đầu tƣ, mua sắm vật tƣ, nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh, phƣơng tiện làm việc có ý thức sử dụng hàng hóa Việt Nam, các sản phẩm, dịch vụ giữa các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối. Thỏa thuận hợp tác Khung số 01/TTK-TĐ DMVN ngày 9/01/2014 cũng đã đƣợc ký kết giữa các đơn vị thành viên là các công ty may lớn trọng hệ thống Vinatex về tiêu thụ số lƣợng sản phẩm cho các nhà máy nhƣ Dự án Vải Yarndyed Đông Phƣơng, Dự án Vải Yarndyed Nam Định, Dự án Vải Soliddyed Vinafa…

Trong những năm qua, các thành viên của Vinatex đã tích cực tham gia chƣơng trình bình ổn thị trƣờng bằng các hoạt động nhƣ tổ chức phiên chợ tết, bán hàng trợ giá cho công nhân lao động, phối hợp với hệ thống siêu thị Vinatex Mart tổ chức bán hàng giảm giá phục vụ cho công nhân lao động trong ngành.

Cuộc vận động cũng đánh dấu thành công của chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu ở các đơn vị trong Vinatex, khẳng định đƣợc vị thế, khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu hàng hoá nƣớc ngoài trên thị trƣờng Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cửa hàng, đại lý trên toàn quốc của các đơn vị thành viên Vinatex đạt 4.286 cửa hàng, đại lý và tăng trung bình 5%/năm. Nhiều thƣơng hiệu Việt nổi tiếng nhƣ Hòa Thọ, Việt Thắng, Hanosimex, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10... đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.

Khi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con ngƣời càng thay đổi nhanh. Ngƣời tiêu dùng không chỉ có nhu cầu mặc để thỏa mãn che kín và giữ ấm cơ thể, mà họ mặc là để làm đẹp, để phô trƣơng sự giàu có và quyền lực. Bên cạnh đó thị yếu và xu hƣớng mặc cũng luôn luôn biến đổi. Nắm đƣợc đặc tính này của thị trƣờng, Vinatex thƣờng niên tổ chức Hội chợ Thời trang Việt Nam (VIFF) tại hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm kết nối ngƣời tiêu dùng và các nhà bán lẻ với các thƣơng hiệu và nhà cung ứng sản phẩm dệt may trong nƣớc để từ đó giúp các nhà sản xuất, cung ứng mà ở đây chính là các thành viên của Vinatex tiếp cận gần nhất và đáp ứng đƣợc tốt nhất nhu cầu thị trƣờng nội địa. Hội chợ Thời trang Việt Nam (VIFF) là hoạt động xúc tiến thƣơng mại truyền thống của ngành thời trang Việt Nam diễn ra dƣới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công thƣơng do Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triễn lãm Việt Nam (VEFC) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp tổ chức. Trong những năm qua, sự kiện Hội chợ Thời trang Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành Thời trang Việt Nam, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thụ hƣởng văn hóa của nhân dân. VIFF không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng, uy tín và luôn khẳng định vai trò cầu nối tin cậy, hỗ trợ thị trƣờng và

ngành thời trang Việt Nam phát triển và hội nhập. Tổng hợp quy mô VIFF qua các kỳ trong 3 năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 3.6: Quy mô VIFF qua các năm

Năm Quy mô (m2) Đơn vị tham gia Khách thăm (lƣợt) 2012 10.000 350 15.000 2013 11.000 400 15.000 2014 12.000 450 20.000 (Nguồn: http://viff.com.vn/tin-tuc/3/90/viff-2015--bao-ton-va-phat-huy- nhung-tinh-hoa-thoi-trang-cua-viet-nam)

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, trong đó nổi bật có Hội thảo chuyên đề “Vinatex – Hệ thống hàng đầu sản xuất các loại vải và quần áo đồng phục - bảo hộ lao động cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu” năm 2012 nhằm phát triển mặt hàng quan trọng chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa, tăng cƣờng sự liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất và thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Ngƣời Việt dùng hàng Việt” do Bộ Chính trị phát động. Đồng phục và bảo hộ lao động là mặt hàng quan trọng trong thị trƣờng dệt may và có nhu cầu sử dụng rất lớn, ƣớc tính tới hơn 30 triệu bộ/năm, tuy nhiên thực tế đáp ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới chỉ đƣợc một phần rất nhỏ. Những ngành có nhu cầu lớn về đồng phục- bảo hộ lao động là ngành y tế, giáo dục, ngân hàng, xây dựng, ngành điện, dầu khí, bƣu chính viễn thông.

Ngoài ra, Vinatex còn phối hợp với đơn vị thành viên, thƣờng xuyên tổ chức, tài trợ các tuần lễ thời trang, các chƣơng trình thiết kế thời trang nhằm khuyến khích các nhà thiết kế trên cả nƣớc phát triển, đem đến cho ngƣời tiêu dùng các mẫu thời trang mới, chất lƣợng tốt, tính ứng dụng cao… góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng. Tiếp đó đơn

vị còn chủ động liên kết với các website hỗ trợ xúc tiến phát triển thị trƣờng nội địa nhƣ liên kết với website www.tuhaohangvietnam.vn của Bộ Công Thƣơng trong quảng bá thông tin sản phẩm và với website www.bsa.org.vn của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) để tuyên truyền về cuộc vận động và đƣa hàng Việt về nông thôn. Một trong những thành công đáng kể của Vinatex là đã từng xây dựng đƣợc hệ thống siêu thị Vinatexmart với quy mô có lúc lên tới 82 siêu thị tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

Tuy nhiên, Vinatex và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khác cũng gặp phải không ít những khó khăn trong công cuộc chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa vì tâm lý chuộng hàng ngoại, coi nhẹ hàng nội của đa phần ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Điều này đã gây ra một thực trạng vô lý đó là việc nhiều mặt hàng may mặc vốn đƣợc sản xuất tại Việt Nam xong nhà sản xuất lại gắn nhãn mác sản xuất của nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... để kỳ vọng có thể làm gia tăng giá trị của các sản phẩm và kéo theo đó là việc ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho sản phẩm đó cao hơn. Ngoài ra, xét về mặt thị hiếu thì ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ kém khắt khe và tinh tế hơn hẳn so với ngƣời tiêu dùng các nƣớc phát triển nhƣ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... những thị trƣờng xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Điều này sẽ gây ra khó khăn nếu nhƣ các công ty dệt may thành viên nếu không làm tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng để từ đó phân khúc thị trƣờng và cung ứng những sản phẩm dệt may đa dạng, phù hợp với từng đối tƣợng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của tập đoàn dệt may theo cách tiếp cận mô hình kim cương (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)