CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế Đan
3.3.1. Những thành tựu đạt được khi quản lý thuế TNCN theo cơ chế tự khai tự nộp
Việc áp dụng Luật Thuế TNCN vào đời sống trong những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan đáng ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế luôn có sự biến đổi mang lại những khó khăn, thách thức cho công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Trƣớc những khó khăn, thách thức đó, ƣu tiên hàng đầu là cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN thông qua cải tiến, hoàn thiện phƣơng thức quản lý thuế TNCN và Cục Thuế TP Hà Nội đã từng bƣớc thực hiện thí điểm những thay đổi trong công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP nhằm thích ứng với biến động kinh tế trong bối cảnh hiện nay và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể.
Dƣới sự lãnh đạo của Bộ Tài Chính, Đảng ủy, Hộ đồng nhân dân; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao, linh hoạt của Ủy ban nhân dân các cấp; Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế của đại bộ phận các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Đan Phƣợng, công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành thu thuế TNCN
Khi một sắc thuế mới đƣợc xây dựng thì việc triển khai thực hiện quản lý là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của ngành thuế. Ngành đã tham mƣu ban hành 20 thông tƣ hƣớng dẫn quản lý thuế TNCN đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù và hƣớng dẫn gia hạn nộp, miễn thuế. Đồng thời ngành đã xây dựng, triển khai các yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế TNCN trên hệ thống phần mềm ứng dụng tin học hiện đại với giải pháp SAP theo chuẩn quốc tế; hoàn chỉnh các giải pháp tin học về phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật cho việc triển khai thuế TNCN; triển khai việc cấp MST TNCN qua cổng thổng tin điện tử Tncnonline.gdt.gov.vn; tập trung cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mạnh mẽ công tác kê khai thuế qua mạng
Internet, thực hiện nộp thuế qua hệ thống các ngân hàng thƣơng mại, kết nối thông tin 04 ngành Thuế - Hải quan – Kho bạc – Tài chính, đăng ký thuế, đăng ký doanh nghiệp theo NĐ 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của NNT và cơ quan thuế các cấp, tập trung nguồn lực thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra thuế.
Tổng cục Thuế đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý thuế TNCN đúng với yêu cầu mà Chính phủ và Bộ Tài chính đã đặt ra, cụ thể, đã xây dựng đƣợc các chức năng cơ bản trong quản lý thuế TNCN nhƣ đăng ký thuế, xử lý thông tin về kê khai, tính thuế, tính nợ, đặc biệt là chức năng kế toán thuế (chƣa từng có trong công tác quản lý thuế của ngành thuế).
Trƣớc sự đổi mới, cải cách của Ngành thuế, Chi cục Thuế thƣờng xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn thu NSNN để kịp thời báo cáo cho Cục Thuế Thành phố Hà Nội, UBND huyện Đan Phƣợng để nắm bắt, điều hành công tác thu ngân sách nói chung, thu thuế TNCN nói riêng trên địa bàn. Đồng thời thƣờng xuyên rà soát nguồn thu chịu thuế TNCN trên địa bàn, kịp thời phát hiện những khoản thu có thể tăng thu từ đó đề ra các biện pháp quản lý cụ thể, sát thực cho từng địa bàn, từng ngành nghề và từng nguồn thu nhập cụ thể. Toàn Chi cục tập trung chỉ đạo quyết liệt để các tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện khấu trừ thuế TNCN nếu đến mức phải khấu trừ; hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân kê khai, nộp thuế đúng quy định.
Thứ hai là đảm bảo số thu, hoàn thành dự toán thu NSNN hàng năm, đặc biệt là huy động ngày càng nhiều thuế TNCN của cá nhân có thu nhập cao cho Nhà Nước
Kinh tế huyện Đan Phƣợng trong những năm vừa qua tuy có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng chất lƣợng tăng trƣởng chƣa vững chắc, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và chất lƣợng còn thấp. Đòi hỏi Chi cục Thuế huyện Đan Phƣợng quản lý và khai thác tốt mọi nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Xác định rõ trách nhiệm của mình, Chi cục Thuế đã phấn đấu liên tục nhiều năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năm hoàn thành xuất sắc dự toán thu NSNN đƣợc giao.
Trong những năm qua, việc thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả tốt đã góp phần quan trọng giúp tăng nguồn thu cho NSNN qua hoạt động thu thuế TNCN. Năm 2011, tại Chi cục Thuế Đan Phƣợng, số tiền thu đƣợc từ thuế TNCN là 7.539 triệu đồng (tỷ trọng thuế TNCN chiếm 2,6% trên tổng số thu thuế, phí, lệ phí; tổng số thu phí, lệ phí là 287.698 triệu đồng). Sang đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 8.350 triệu đồng (tỷ trọng thuế TNCN chiếm 4,8% trên tổng số thu thuế, phí, lệ phí; tổng số thu thuế phí, lệ phí là 175.720 triệu đồng). Để có đƣợc kết quả trên một phần là do những điểm tích cực trong một số đổi mới về chính sách thuế, phần còn lại cũng quan trọng không kém là sự tăng cƣờng phù hợp, kịp thời các biện pháp về quản lý thu thuế TNCN của Cục thuế Hà Nội và Ban lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Đan Phƣợng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức đóng góp của những ngƣời có mức thu nhập cao vào nguồn thu thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN nên trong những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội cũng nhƣ Chi cục Thuế Đan Phƣợng luôn quan tâm sát sao đến việc làm sao để thu đúng, thu đủ của những cá nhân này. Một phần thu nhập của họ đã đƣợc chuyển vào ngân sách, thông qua đó, Nhà nƣớc có thể sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Thứ ba là thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế
+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: Trong những năm qua, Chi cục Thuế huyện Đan Phƣợng đã triển khai các biện pháp tuyên truyền với các bài viết phong phú, đa dạng để NNT dễ hiểu, dễ thực hiện và đồng tình, từ đó phối hợp tốt với cơ quan thuế; xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của ngành thuế trong cộng đồng xã hội. Thƣờng xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thành của huyện và 16 xã, thị trấn, đồng thời nâng lƣợng truyền thanh để tuyên truyền về các chính sách thuế mới của Đảng và Nhà nƣớc nhằm chuyển tải các văn bản, tài liệu về chính sách thuế mới để NNT kịp thời nắm bắt, nghiên cứu và thực hiện đúng quy định. Đồng thời, chi cục Thuế cũng báo cáo Cục Thuế TP Hà Nội, đề xuất huyện tôn vinh, tuyên dƣơng kịp thời các tổ chức, cá nhân sản xuất giỏi
chấp hành quy định định của pháp luật về thuế. Bên cạnh đó cũng phê phán mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chây ỳ không nộp thuế, công khai những đơn vị có số thuế nợ đọng lớn.
Công tác tuyên truyền đã đáp ứng đƣợc cơ bản mục tiêu, yêu cầu đề ra, kịp thời chuyển tải nội dung chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung đến NNT để nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách thuế. Chi cục Thuế không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của bộ phận “Một cửa” Chi cục Thuế tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi giao dịch, làm việc với cơ quan thuế. Từ đó Chi cục Thuế xây dựng hình ảnh, niềm tin đối với NNT.
Do làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, trong những năm qua, các chính sách thuế đặc biệt là chính sách thuế mới của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc Chi cục Thuế tuyên truyền một cách đầy đủ, kịp thời đến NNT. Đồng thời nhanh chóng hỗ trợ NNT giải quyết những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Chính vì vậy ý thức của NNT đƣợc nâng lên, giảm dần các sai sót trong kê khai tính thuế, tránh đƣợc nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, mối quan hệ giữa cơ quan thuế, công chức thuế với NNT ngày càng gần gũi, thân thiện và là ngƣời bạn đồng hành trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế. Việc hỗ trợ các phần mềm ứng dụng kê kkhai, nộp thuế, quyết toán thuế giúp NNT tiết kiệm thời gian, chi phí, dữ liệu kê khai chính xác kịp thời.
+ Công tác kê khai – kế toán thuế: Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý NNT, Chi cục Thuế tăng cƣờng công tác đôn đốc, nộp tờ khai, kiểm tra kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, phát hiện ngay các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của công tác kê khai – kế toán thuế đã giúp cho việc tổng hợp, phân tích, báo cáo đƣợc nhanh chóng, kịp thời phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo thu của ngành. Do đó, công tác kê khai – kế toán thuế ngày càng đi vào nền nếp và thực hiện theo đúng quy trình của Tổng cục thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Công tác quản lý nợ thuế TNCN: Hàng năm, Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch quản lý nợ, triển khai tích cực nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế thông qua việc phân công chỉ tiêu thu nợ đến từng bộ phận, công chức quản lý nợ. Tích cực tuyên truyền vận động, thuyết phục NNT tự giác nộp thuế kịp thời theo đúng quy định. Chi cục Thuế chủ động tham mƣu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo và Tổ triển khai chống thất thu NSNN và thu hồi nợ động; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra, đôn đốc thu nộp các khoản thuế nợ đọng của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Đồng thời, Chi cục thuế thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế của NNT để có các biện pháp đôn đốc thu, đảm bảo NNT nộp thuế đúng hạn, nộp đủ các khoản thuế phát sinh vào NSNN, hạn chế thấp nhất các khoản nợ mới. Các trƣờng hợp khó thu, thiết lập hồ sơ đầy đủ, phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các cơ quan pháp luật, cơ quan ngân hàng cƣỡng chế thu hồi ngay các khoản có thể thu đƣợc. Qua triển khai thực hiện, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng đã có bƣớc chuyển biến căn bản, động viên đƣợc NNT nộp tiền nợ thuế vào NSNN.
+ Công tác hoàn thuế TNCN: CCT Đan Phƣợng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN theo đúng quy trình, thủ tục hoàn thuế TNCN đảm bảo quyền lợi của NNT đƣợc thực hiện kịp thời.
Thứ tư là ứng dụng công nghệ thông tin đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế: Để phục vụ tốt NNT và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, Chi cục Thuế huyện Đan Phƣợng đã đầu tƣ trang thiết bị, triển khai tốt các ứng dụng phần mềm vào các khâu quản lý thuế và quản lý nội bộ cơ quan thuế. Đến nay, tỷ lệ ứng dụng tin học đạt khoảng 80% các công việc quản lý thuế, tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế chủ yếu nhƣ: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, quản lý nợ, thanh kiểm tra.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp trong quản lý thuế TNCN
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý thu thuế TNCN tại Chi cục Thuế Đan Phƣợng còn có những hạn chế sau:
Một là hạn chế về tổ chức bộ máy: Công tác tổ chức đã có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Tại Chi cục Thuế Đan Phƣợng do vẫn còn ảnh hƣởng bởi mô hình tổ chức quản lý thuế theo đối tƣợng nên bộ máy vẫn chƣa hoàn toàn đổi mới. Mặt khác, Chi cục Thuế Đan Phƣợng là một chi cục nhỏ, số lƣợng cán bộ ít nhƣng vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng của ngành thuế, do vậy mà nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: Bộ phận thuế TNCN có 02 đồng chí nhƣng phải kiêm nhiệm thêm chức năng kiểm tra nội bộ. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng.
Hai là hạn chế trong công tác cấp mã số thuế cá nhân
Để triển khai Luật thuế TNCN, bƣớc đầu tiên là việc cấp mã số thuế cá nhân. Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời và là cơ sở để quản lý đối tƣợng nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, Đan Phƣợng còn tồn tại việc cấp trùng MST. Tức là cùng một chứng minh thƣ nhƣng lại có 2 đối tƣợng xin cấp MST. Thông thƣờng một CMND đƣợc cấp một MST cá nhân tƣơng ứng và MST này sẽ đƣợc cấp một lần và sử dụng suốt đời để giao dịch với cơ quan thuế. Tuy nhiên vẫn còn trƣờng hợp khi NNT đến xin cấp MST có CMND trùng với NNT đã có MST tồn tại trong hệ thống. Đầu năm 2015, Cục Thuế chỉ dạo thực hiện cấp MST cho ngƣời phụ thuộc. Bên cạnh việc cấp MST cho ngƣời phụ thuộc đối với những hồ sơ Quyết toán và hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc nộp năm 2015, còn tồn tại hàng nghìn hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc từ năm 2014 trở về trƣớc.
Qua rà soát hộ kinh doanh đang hoạt động, vẫn còn 175 NNT không đăng ký cấp MST. Số lƣợng này không lớn nhƣng gây không ít khó khăn cho việc quản lý hộ cá thể.
Ba là hạn chế trong công tác kê khai nộp thuế, Quyết toán thuế TNCN
Thông qua việc cấp MST cá nhân, cơ sở dữ liệu NNT đƣợc xây dựng là tiền đề quan trọng của việc quản lý kê khai nộp thuế và quyết toán thuế TNCN. Đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, theo đó, mức thuế TNCN đƣợc khấu trừ tại nguồn theo biểu thuế
suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập cho những cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dƣới 03 tháng nếu số tiền mỗi lần chi trả thu nhập trên 1.000.000 đồng/lần gặp khó khăn, gây phản ứng của các đối tƣợng nộp thuế. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thu và chuyển số thuế thu đƣợc vào Kho bạc Nhà nƣớc. Quy định là nhƣ vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cơ quan chi trả nào cũng thực hiện khấu trừ thuế TNCN hàng quý và nộp vào NSNN.
Đối với kê khai quyết toán thuế TNCN hàng năm. Năm nào cũng vậy, đến kỳ quyết toán thuế hàng năm, Tổng Cục Thuế lại có công văn hƣớng dẫn thuế TNCN phù hợp với chính sách thuế năm đó. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện quyết toán thuế TNCN còn chậm. Theo quy định, việc quyết toán thuế TNCN tại cơ quan chi trả thu nhập đƣợc áp dụng đối với cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi.