Đánh giá tình hình thu hút LCF vào Hà Nội và đƣa ra dấu hiệu nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các-bon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 79)

Hộp1 : Sheraton Hanoi Hotel "Khách sạn xanh" giữa lòng Thủ đô

2.3.3. Đánh giá tình hình thu hút LCF vào Hà Nội và đƣa ra dấu hiệu nhận

hiệu nhận diện LCF vào Hà Nội:

Đến 29/12/2011 có 330 dự án FDI vào CN chế biến, chế tạo ở Hà Nội còn hiệu lực (không kể một số dự án chƣa nhập đủ thông tin). Bảng 2.24 cho thấy, số dự án trong lĩnh vực này tăng dần qua từng giai đoạn: từ 18 dự án giai đoạn 1988-1995 lên 59 dự án giai đoạn 2001-2005, và 72 dự án trong 02 năm 2006-2007 mặc dù Hà Nội chƣa mở rộng và Việt Nam mới chính thức gia nhập WTO 7/1/2007. Sau khi Hà Nội mở rộng, số dự án tăng lên tới 157 dự án giai đoạn 2008-2011 mặc dù thế giới chịu ảnh hƣởng nặng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Nhƣ vậy, CN chế tạo của Hà Nội vẫn là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, qui mô trung bình của các dự án trong giai đoạn 1988-2000 lớn hơn so với các dự án giai đoạn sau 2000, do giai đoạn đầu đã thu hút đƣợc một số dự án lớn vào lĩnh vực ô tô, xe máy, SX vật liệu xây dựng, đồ uống nhƣ: nhà máy bia Đông Nam Á (79,36 tr.USD), Coca Cola Việt Nam, chi nhánh Hà Tây (151tr.USD), Công ty Việt Nam –Daewoo (32 tr.USD); Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy chi nhánh Hà Tây VMEP (36 tr.USD). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội đã đƣợc mở rộng, qui mô dự án đã tăng lên mặc dù không cao bằng giai đoạn đầu, Hà Nội lại tiếp tục thu hút đƣợc một số dự án lớn nhƣ: Nhà máy bia Á Châu (190 tr.USD), Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (123 tr.USD), Công ty LD TNHH Sứ vệ sinh INAX Giảng Võ (66 tr.USD), Công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội (49 tr.USD), Công ty LD TNHH chế tạo biến thế ABB (8,7 tr.USD).

Bảng 2.24: Dự án FDI trong ngành CN chế tạo ở Hà Nội, 1988-29/11/2011

1989- 1995 1996- 2000 2001-2005 2006-2007 2008- 2011 Số dự án 18 24 59 72 157

Vốn ĐK (Tr.USD) 218.6 361.6 63.2 116.6 711.2 Qui mô TB (USD/dự

án) 12,146 15,068 1,070 1,619 4,530

Nguồn: Tính theo nguồn số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 3/2012

Để phát hiện dấu hiệu của LCF vào Hà Nội, bài viết phân nhóm tiểu ngành của CN chế tạo theo cách phân ngành của Li và cộng sự (1990) có tham khảo cách phân ngành của tổ chức năng lƣợng thế giới, cụ thể nhƣ sau:

Nhóm 1(N1): Tiểu ngành chiến lƣợc có cƣờng độ năng lƣợng cao (Strategic High Energy Intensity - SHEI) gồm: Máy móc.

Nhóm 2(N2). Tiểu ngành chiến lƣợc có cƣờng độ năng lƣợng thấp (Strategic Low Energy Intensity – SLEI) gồm: Điện, Điện tử, thiết bị vận tải

Nhóm 3(N3). Tiểu ngành phi chiến lƣợc có cƣờng độ năng lƣợng cao (Non-Strategic High Energy Intensity – NSHEI) gồm: Dệt, cao su, giấy, in ấn, hóa chất, sản phẩm khai khoáng phi kim loại, kim loại cơ bản, dầu, than

Nhóm 4(N4). Tiểu ngành phi chiến lƣợc có cƣờng độ năng lƣợng thấp (Non-Strategic Low Energy Intensity – NSLEI) gồm: Thực phẩm, da, gỗ…

Theo cách phân nhóm trên, N2 là nhóm quan trọng nhất và FDI vào nhóm này đƣợc kỳ vọng mang lại nhiều tác động tích cực cho nƣớc chủ nhà cả về kinh tế lẫn môi trƣờng, nếu các dự án FDI nhóm này có xuất xứ từ các nƣớc phát triển thuộc Phụ lục I, Nghị định thƣ Kyoto, rất có khả năng dự án đó thuộc loại LCF.

N1là nhóm tiểu ngành chiến lƣợc nhƣng thâm dụng năng lƣợng, FDI vào nhóm này dễ gây tăng phát thải CO2, tuy nhiên, trong giai đoạn tăng tốc công nghiệp hóa ở các nƣớc đang phát triển, đôi khi vẫn phải đánh đổi việc tăng phát thải CO2 để phát triển những ngành mũi nhọn. FDI vào N3 và N4 cần hạn chế vì là những tiểu ngành không chiến lƣợc lại gây ô nhiễm cho môi trƣờng, đặc biệt FDI vào N3 còn làm tăng tốc độ phát thải CO2 do thâm dụng

năng lƣợng. Có thể nói, nếu FDI vào nhóm 3 và 4 có xuất xứ từ các nƣớc phát triển thƣờng thuộc loại di chuyển ô nhiễm hay tìm kiếm “nơi trú ẩn cho ô nhiễm” (“Pollution Havens”).

Bảng 2.25: FDI trong ngành CN chế tạo phân theo 04 nhóm tiểu ngành

Dự án Vốn đầu tƣ Số DA % trong tổng số Vốn ĐK (USD) % trong tổng số VĐK Tổng cộng 330 100.00 1471236434 100 N1 77 23.33 103749771 7.05 N2 67 20.30 525059702 35.69 N3 81 24.55 292924656.3 19.91 N4 105 31.82 549502305 37.35

Nguồn: Tính theo nguồn số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 3/2012

Bảng 2.25 cho thấy, trong số 330 dự án, số dự án đầu tƣ vào N3 và N4 nhiều nhất chiếm 24,55% và 31,82%. Nhƣ vậy FDI vào CN chế tạo của Hà Nội phần lớn thuộc nhóm không chiến lƣợc và rất dễ gây ô nhiễm môi trƣờng và tăng phát thải GHGs. FDI vào N2 tuy chỉ chiếm 20,3% nhƣng nhƣ vậy đã có dấu hiệu dòng LCF. FDI vào N1 chiếm 23,3% có thể hỗ trợ cho Hà Nội phát triển công nghiệp chế tạo mũi nhọn.

Số dự án N1 và N4 tăng rất mạnh sau khi Hà Nội mở rộng đòi hỏi cần có sự giám sát thận trọng vì N1 thâm dụng năng lƣợng và N4 gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, khí và thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, N3 cũng tăng khá nhanh trong giai đoạn này, đây có thể là điểm đáng mừng trong thu hút FDI vào CN chế tạo của Hà Nội.

Hình 2.6: FDI trong ngành CN chế tạo phân theo 04 tiểu nhóm

Nguồn: Tính theo nguồn số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 3/2012

Trong số 330 dự án FDI vào CN chế tạo của Hà Nội, Hàn Quốc có 115 dự án, chiếm 34%; tiếp theo là Trung Quốc với 50 dự án chiếm 15%; Nhật Bản có 38 dự án chiếm 11%, Singapore có 15 dự án chiếm 4,5%, Malaysia có 11 dự án chiếm 3,3%. Đây là năm đối tác hàng đầu trong ngành CN chế tạo của Hà Nội. Trong số này, Nhật Bản là nƣớc trong Phụ lục I của NĐT Kyoto đang cố gắng thực hiện cam kết giảm phát thải. Hàn Quốc mặc dù không thuộc Phụ lục I NĐT Kyoto nhƣng năm 2008 đã tự nguyện cam kết giảm phát thải GHGs. Sau 2007, Trung Quốc là nƣớc có tổng lƣợng phát thải CO2 cao nhất thế giới nhƣng lƣợng phát thải CO2/ngƣời của vẫn thấp hơn nhiều nƣớc phát triển và là nƣớc có thu nhập trung bình đang gia tăng tốc độ tăng trƣởng. Do bị nhiều áp lực là “free rider”, Trung Quốc đã cam kết sẽ từng bƣớc giảm phát thải. Singapore là nƣớc thực hiện khá nghiêm ngặt qui định bảo vệ môi trƣờng trong nƣớc. Malaysia hiện chƣa bị ràng buộc bởi các cam kết giảm phát thải và qui chế về môi trƣờng chƣa hoàn toàn nghiêm ngặt nhƣ ở các nƣớc phát triển. Nhƣ vậy, có thể hy vọng LCF trong số dự án đầu tƣ của Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.

Hình 2.7: FDI của 5 đối tác lớn nhất, phân theo 04 tiểu nhóm

Nguồn: Tính theo nguồn số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 3/2012

Hàn Quốc có tỷ trọng FDI vào N4 và N1 cao nhất. Điểm đặc biệt là toàn bộ 47 dự án nhóm N4 và 26 dự án N1 mới vào từ 2002 và 2004, trong đó 26/47 dự án N4 và 25/26 dự án N1 mới đƣợc cấp phép giai đoạn 2008- 2011 khi Hàn Quốc tự nguyện cam kết giảm phát thải. Phải chăng, đây là dấu hiệu di chuyển các dự án thâm dụng năng lƣợng và ô nhiễm môi trƣờng ra nƣớc ngoài để thực hiện cam kết đối phó với biến đổi khí hậu ở chính quốc.

Số dự án này khó có thể là LCF.

Các dự án của Trung Quốc khá đồng đều giữa các nhóm tiểu ngành, tuy nhiên các dự án này chƣa đƣợc đánh giá cao về mặt công nghệ cũng nhƣ định hƣớng tạo sản phẩm “sạch”, ít carbon cho ngƣời tiêu dùng mà chủ yếu nhằm cung cấp sản phẩm rẻ. VD: các dự án sản xuất ô tô xe máy của Trung Quốc đều định hƣớng tạo sản phẩm rẻ và bỏ qua yếu tố tiết kiệm năng lƣợng hoặc năng lƣợng sạch. Nhƣ vậy, FDI của Trung Quốc trong công nghiệp chế tạo Hà Nội khó có thể thuộc loại LCF.

Xét cơ cấu tiểu nhóm ngành trong số dự án của Singapore và Malaysia, N3 chiếm tỷ trọng rất thấp. Phần lớn tập trung vào loại thâm dụng và dễ gây ô

nhiễm môi trƣờng. Đối với Singapore, Việt Nam có lẽ là một trong những địa điểm gần để di chuyển dự án của công nghiệp chế tạo “bẩn”.

Khác với cơ cấu đầu tƣ của Hàn Quốc và Singapore, FDI của Nhật Bản vào N1 và N2 ở Hà Nội chiếm tỷ trọng cao. Một số hãng ô tô, xe máy nổi tiếng nhƣ HINO, TOYOTA, YAMAHA đã vào Hà Nội, có một dự án xử lý nƣớc thải và cung cấp hóa chất xử lý nƣớc thải. Đây chính là dấu hiệu của dòng LCF vào Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG

FDI luôn là một trong những trụ cột cho phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, và Hà Nội là một trong những điểm sáng thu hút FDI của đất nƣớc. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ trong nhiều năm Việt Nam chỉ quan tâm đến số lƣợng dòng vốn FDI thu hút đƣợc, tổng giá trị FDI có đƣợc mà

chƣa quan tâm thực sự đến vấn đề môi trƣờng do các dự án này gây ra. Từ những số liệu thực tế nêu trên, tác giả nhận thấy rằng mặc dù vấn đề bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc đề cập tới đối với các doanh nghiệp FDI, và những doanh nghiệp này đã có những ý tƣởng cũng nhƣ những hành động tích cực tới bảo vệ môi trƣờng.

Tuy nhiên, những lĩnh vực chứa hàm lƣợng carbon thấp nhƣ sản xuất phân phối điện, khí đốt; cung cấp nƣớc và xử lý nƣớc thải; Y tế và trợ giúp xã hội thì lƣợng FDI vào rất ít, thậm chí có một số ngành không có một dự án nào vào, nhƣng hoạt động chuyên môn nghiên cứu khoa học chiếm số lƣợng dự án lớn. Trong CN chế tạo, số dự án vào tiểu nhóm N2 (chiến lƣợc và ít thâm dụng năng lƣợng) đã chiếm 20% tổng số dự án FDI vào ngành này, đồng thời có một số dấu hiệu về LCF của FDI từ Nhật Bản.

Nhƣ vậy, FDI từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới chảy vào Hà Nội, trong số đó, có các quốc gia phát triển, đã đăng ký cắt giảm khí thải nhà kính, có các quốc gia đang trong lộ trình tham gia cắt giảm và có các quốc gia chƣa cam kết cắt giảm. Có một số dấu hiệu Hà Nội đã thu hút đƣợc một lƣợng FDI carbon thấp mặc dù số lƣợng còn nhỏ bé. Từ thực tế đó, cần phải có những biện pháp cụ thể không chỉ thu hút những dòng FDI mới, tiềm năng và thân thiện với môi trƣờng vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng mà còn tăng cƣờng các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp FDI đã và đang hoạt động trong nƣớc.

Việt Nam chƣa phải cam kết giảm phát thải CO2, nhƣng là một trong năm nƣớc chịu tổn thất lớn do biến đổi khí hậu gây ra. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung lớn hơn vào giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và chƣa tập trung vào hạn chế sự nóng lên của trái đất, song nếu không có sự quan tâm thích ứng tới lựa chọn chất lƣợng dự án đầu tƣ, không bao lâu, Việt Nam có thể là “bãi đậu” của các dự án làm hủy hoại tầng ô zôn và gia tăng nhanh chóng nhiệt độ trái đất. Đặc biệt, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra cho Việt Nam sẽ tăng cao hơn, và cho đến khi Việt Nam tham gia cam kết đối phó với

biến đổi khí hậu, cái giá phải trả cho xử lý các “bãi rác thải” này và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ không nhỏ. FDI vào Hà Nội chiếm tỷ trọng trên 20% tổng FDI đăng ký vào cả nƣớc, tuy nhiên, FDI hiện vào những ngành thâm dụng năng lƣợng hóa thạch, đa số đến từ các nƣớc chƣa chịu cam kết giảm phát thải nên các nhà đầu tƣ nƣớc đó chƣa nhất thiết phải thực hiện nghiêm qui định về môi trƣờng và đối phó với biến đổi khí hậu.

Phải khẳng định, đã có một số dự án đến từ các nƣớc đã cam kết giảm phát thải CO2 chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số các dự án đầu tƣ, trong đó có dự án vào lĩnh vực ít thâm dụng năng lƣợng hóa thạch, đây là dấu hiệu tích cực về chất lƣợng dòng FDI và là dấu hiệu của LCF vào Hà Nội; còn lại vào lĩnh vực thâm dụng năng lƣợng hóa thạch và có cƣờng độ các - bon cao, đây là dấu hiệu di chuyển những lĩnh vực bị cấm, hạn chế hoặc chi phí giảm phát thải CO2 cao trong nƣớc sang Việt Nam.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI CÁCBON THẤP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng thu hút Low-carbon FDI của Việt Nam: 3.1.1. Bối cảnh chung:

a, Về kinh tế thế giới.

Kinh tế năm 2010 đã có những dấu hiệu khả quan của sự phục hồi. Mức độ tăng trƣởng trong năm này đạt mức 3,9% trong đó các nƣớc đang phát triển là nhóm có mức tăng trƣởng cao nhất trong năm 2010 (7%) hơn gấp 2 lần so với khối các nƣớc phát triển (2,8%). Đông Á vẫn là khu vực có mức tăng trƣởng cao nhất tới 9,3% tiếp theo đó là khu vực Nam Á và Mỹ Latinh và Caribe với mức tăng trƣởng lần lƣợt là 8,7% và 5,7%.

Bảng 3.26: Tăng trƣởng GDP của một số nền kinh tế lớn các quý 2009 - 2010 Tên nƣớc Tăng trƣởng GDP (%) Q1/0 9 Q2/0 9 Q3/0 9 Q4/0 9 Q1/1 0 Q2/1 0 Q3/1 0 Q4/1 0 Mỹ -4,9 -0,7 1,6 5,0 3,7 1,7 2,6 - EU -2,4 -0,3 0,3 0,3 0,4 1,0 0,5 - Nhật Bản -4,37 2,34 -0.09 0,85 1,2 0,4 1,1 - Trung Quốc 6,2 7,9 9,1 10,7 11,9 10,3 9,6 9,8

Nguồn: Mỹ: Phòng phân tích kinh tế (BBA) và Bộ Thương mại Mỹ; EU: Cơ quan thống kê EU (Eurostat); Nhật - Trung Quốc: TrandingEconomic 2010

Nhƣ vậy các nền kinh tế mới nổi và các nƣớc đang phát triển vẫn tiếp tục là đầu tàu trong sự phục hồi nền kinh tế thế giới trong năm 2010. Một phần là do các nƣớc này đã thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ quốc tế lớn và có sự gia tăng mạnh của tiêu dùng nội địa, ngoài ra nhu cầu cao về nhiên liệu và hàng hóa của các nền kinh tế quy mô lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia chính là đòn bẩy cho thƣơng mại toàn khu vực.

Bảng 3.27: Tăng trƣởng kinh tế toàn cầu và một số khu vực (%)

Khu vực 2008 2009 2010

Các nƣớc phát triển 0,2 -3,4 2,8 Các nƣớc đang phát triển

- Đông Á

- Đông Âu và Trung Âu - Châu Mỹ Latinh và Caribe - Trung Đông và Bắc Phi - Nam Á

- Cận Sahara châu Phi

5,7 8,5 3,9 4,0 4,2 4,8 5,2 2,0 7,4 -6,6 -2,2 3,1 7,0 1,7 7,0 9,3 4,7 5,7 3,3 8,7 4,7

Nguồn: Ngân hàng thế giới 2010

Trong năm 2010, Thế giới cũng chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của dòng vồn đầu tƣ quốc tế và chủ yếu chảy vào các nƣớc đang phát triển với giá trị khoảng 753 tỷ USD (tƣơng đƣơng với 4% GDP). Sự phục hồi của dòng vốn đầu tƣ diễn ra sau sự sụt giảm mạnh vào năm 2009 với mức 522 tỷ USD. Tất cả các loại hình đầu tƣ đều có sự cải thiện. Dòng đầu tƣ qua các kênh nhƣ cổ phiểu và trái phiếu tăng tƣơng ứng 40% và 30% trong khi đó dòng vốn FDI chỉ tăng 16%. Vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển là lớn nhất, ƣớc tính đạt 410 tỷ USD trong năm 2010 chiếm tỷ phần lớn nhất trong tổng dòng vốn đầu tƣ vào khu vực này.

Hình 3.8: Vốn đầu tƣ FDI vào các khu vực

Nguồn: Ngân hàng thế giới World Bank 2010

Tuy nhiên sự phục hồi của dòng vốn FDI vào từng khu vực là không đồng đều. Nếu nhƣ vốn FDI tăng ở khu vực Đông Á và khu vực cận Sahara, Châu Phi thì ở một số khu vực khác lại có sự giảm sút rõ rệt.

Nhƣ vậy, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các-bon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)