Các cấp chiến lƣợc kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty của công ty cổ phần ECOBA việt nam đến năm 2025 (Trang 25 - 27)

Trong một tổ chức, quản trị chiến lƣợc có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. Tiến trình quản trị chiến lƣợc ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trƣờng, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn

chiến lƣợc, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lƣợc. Ba cấp chiến lƣợc cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lƣợc cấp trên là tiền đề cho chiến lƣợc cấp dƣới, đồng thời chiến lƣợc cấp dƣới phải thích nghi với chiến lƣợc cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lƣợc mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả.

1.4.1 Chiến lược khác biệt hóa:

Là chiến lƣợc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu của chiến lƣợc khác biệt hoá sản phẩm là có đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các loại nhu cầu có tính chất độc đáo hoặc các loại nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp.

1.4.2 Chiến lược chi phí thấp

Chiến lƣợc dẫn đầu chi phí thấp là chiến lƣợc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm đƣợc thị phần lớn. Chiến lƣợc này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn.

1.4.4 Chiến lược tập trung

Chiến lƣợc tập trung là chiến lƣợc tập trung vào thị trƣờng mà doanh nghiệp có ƣu thế vƣợt trội hơn so với các đối thủ khác (ƣu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm). Nói cách khác, chiến lƣợc tập trung trọng điểm chuyên tâm vào việc phục vụ một hốc hoặc ngách thị trƣờng đặc biệt đƣợc phân định theo địa lý, theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên một tuyến sản phẩm đặc thù, có thể ấn định ngách địa lý theo vùng hoặc

địa phƣơng. Chọn ngách thị trƣờng theo hàng khách hàng có thể chỉ phục vụ cho những ngƣời rất giàu hoặc cho sinh viên.

Mục tiêu của chiến lƣợc này là tập trung đáp ứng nhu cầu của 1 nhóm hữu hạn ngƣời tiêu dùng hay đoạn thị trƣờng.

Gần đây, sự thay đổi công nghệ sản xuất - đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sản xuất linh hoạt - đã làm cho việc lựa chọn chiến lƣợc chi phí thấp hay là chiến lƣợc khác biệt không còn rõ ràng nữa. Do sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp thấy rằng có thể dễ dàng thu đƣợc lợi ích từ cả hai chiến lƣợc. Những công nghệ linh hoạt mới cho phép doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc khác biệt với chi phí thấp.

Ngoài ra để giảm chi phí, doanh nghiệp cũng có thể theo chiến lƣợc khác biệt có thể có đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô bằng cách tiêu chuẩn hoá nhiều bộ phận chi tiết đƣợc sử dụng trong sản phẩm cuối cùng.

Doanh nghiệp có thể còn giảm chi phí sản xuất và Marketing nếu nhƣ doanh nghiệp hạn chế số lƣợng các loại sản phẩm bằng cách đƣa ra một loạt các lựa chọn có sẵn hơn là để khách hàng quyết định những lựa chọn nào họ yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty của công ty cổ phần ECOBA việt nam đến năm 2025 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)