1.2. Phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội
trình kiến trúc nghệ thuật. Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc sản sinh ra các điểm đến du lịch trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết chặt chẽ với nhau. Các hệ thống kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, các di tích lịch sử gắn với các sự kiện, các nhân vật thờ tự là phần vật thể. Còn lễ hội tại các di tích ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử. Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích lịch sử tại đền Hùng, lễ hội Đền Trần và các di tích Đền Trần… đang là điểm hấp dẫn thu hút đông đảo du khách hàng năm. Do vậy để phát triển tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản của nó.
1.2. Phát triển loại hình du lịch lễ hội
1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch lễ hội
Phát triển du lịch lễ hội là việc đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia vào lễ hội của du khách thập phương, là việc làm thế nào để lượng khách du lịch đến với lễ hội ngày một tăng cao mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các lễ hội và tuân thủ theo quan điểm phát triển bền vững của ngành du lịch [33, tr.
34].
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội hội
1.2.2.1. Mục tiêu phát triển loại hình du lịch lễ hội
- Phát triển du lịch lễ hội nhằm góp phần phát triển kinh tế của địa phương nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội.
- Phát triển du lịch lễ hội nhằm góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của từng địa phương tới mọi miền đất nước. Thông qua các chuyến du lịch lễ hội, được tận mắt chứng kiến và nghe thuyết minh về các hoạt động trong lễ hội, kết hợp với việc tham gia vào các trò chơi trong lễ hội, du khách có cơ hội hiểu biết một cách tường
tận thấu đáo các kiến thức liên quan đến lịch sử, văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán của người dân các địa phương nơi du khách có dịp ghé thăm. Có thể khẳng định rằng những chuyến du lịch đó chính là các bài học thực tế, bù đắp cho phần thiếu hụt trong các bài giảng lý thuyết tại các trường học hay trong các sách báo tạp chí.
- Thông qua việc phát triển các hoạt động du lịch lễ hội, mỗi địa phương, mỗi quốc gia có thể truyền bá một cách hiệu quả văn hóa dân tộc ra thế giới, góp phần tạo ra sự giao thoa, đan xen văn hóa, làm giàu kho tàng truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn như Việt Nam chắc chắn sẽ không biết tổ chức các lễ hội đường phố tại Hạ Long, tại Nha Trang, tại Phú Yên, ... nếu như con người Việt Nam không được biết đến lễ hội Carnival trên đường phố của Brazil.
- Đứng trên góc độ tổng quát thì phát triển loại hình du lịch lễ hội đã góp phần nâng cao vốn hiểu biết xã hội của con người.
1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội a. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lễ hội nói riêng và kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung tại một vùng, một địa phương là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của ngành du lịch và loại hình du lịch lễ hội tại vùng, địa phương đó. Càng nhiều doanh nghiệp, đơn vị tham gia kinh doanh du lịch lễ hội tại địa phương đồng nghĩa với số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tại địa phương càng nhiều, nó giúp cho địa phương đó trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu GDP.
Một điều hiển nhiên là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội có phát triển về quy mô, số lượng thì mới thu hút thêm nhiều cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch lễ hội, làm bầu không khí kinh doanh tại địa phương thêm phần sôi động và hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội tại địa phương mới phát triển.
Vì thế, để đánh giá sự phát triển du lịch lễ hội tại một địa phương ta cần đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội tại đia phương đó như thế nào? Có tăng về số lượng và quy mô qua các năm hay không? Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp có bù đắp được chi phí mà họ bỏ ra cho kinh doanh du lịch hay không?
b. Lượng khách và tốc độ gia tăng lượng khách du lịch lễ hội
Việc người dân nô nức rủ nhau đi lễ hội ngày càng đông đúc chứng tỏ xu thế của một xã hội đang phát triển về kinh tế và tôn trọng đời sống tâm linh do đời sống khấm khá hơn, lễ hội nở rộ và nhu cầu tâm linh của một bộ phận không nhỏ dân chúng ngày càng được nâng cao. Do đó, một điểm du lịch, một địa phương có hoạt động lễ hội hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút được số lượng lớn lượt khách du lịch tới tham quan.
Số lượng lượt khách du lịch và tốc độ tăng lượng khách đến tham quan tại một địa phương diễn ra hoạt động lễ hội phản ánh chính xác mức độ phát triển và là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch lễ hội tại địa phương đó.
Thông qua khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và vùng có hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội nói chung có điều kiện quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, của địa phương mình đi xa hơn nữa nếu như địa phương đó tạo ấn tượng tốt đối với du khách.
Tiêu chí này được xem xét ở các góc độ:
- Số lượng khách du lịch đến với các điểm du lịch lễ hội và tốc độ tăng lượng khách qua các mùa lễ hội là bao nhiêu?
- Cơ cấu khách du lịch đến với các điểm du lịch lễ hội như thế nào?
c. Doanh thu từ du lịch lễ hội và tỷ lệ đóng góp vào GDP địa phương
Doanh thu du lịch của địa phương là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương phục vụ các nhu cầu của khách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài).
Đối với doanh nghiệp, đơn vị có hoạt động kinh doanh du lịch, mức doanh thu từ du lịch lễ hội phản ánh khả năng và trình độ của mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có ý nghĩa trong việc tạo thêm công ăn việc làm, tăng mức sống và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đối với một vùng, một địa phương có hoạt động lễ hội, doanh thu du lịch lễ hội là một trong những nguồn thu quan trọng của vùng của địa phương đó. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội giúp địa phương có điều kiện đầu tư thêm cho kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Doanh thu, lợi nhuận có được từ du lịch lễ hội là công cụ phản ánh chính xác sự phát triển du lịch lễ hội của doanh nghiệp, của địa phương có hoạt động lễ hội. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp và địa phương thấy được hiệu quả kinh doanh từ chính hoạt động lễ hội của địa phương mình, từ đó quyết định có tiếp tục phát triển kinh doanh du lịch lễ hội hay không.
Ở tầm vĩ mô, sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội được đánh giá dựa vào tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của địa phương. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh vai trò của du lịch lễ hội đối với nền kinh tế của địa phương. Hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội có phát triển thì tỷ trọng trong GDP của du lịch lễ hội đối với địa phương càng cao hoặc ngày càng tăng.
Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:
- Doanh thu từ du lịch lễ hội tại địa phương qua các mùa lễ hội là bao nhiêu? - Tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội trong GDP của địa
phương mỗi năm là bao nhiêu %?
d. Số người làm việc trong lĩnh vực du lịch lễ hội
Cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác, kinh tế du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính, đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp trong ngành du lịch. Trong đó nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp giữ vai trò quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh du lịch nói
chung và du lịch lễ hội nói riêng. Bởi lẽ họ chính là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách, giới thiệu những nét đặc sắc nhất, tinh túy nhất, đặc trưng nhất cũng như ý nghĩa của các lễ hội đến với mỗi du khách. Khi đánh giá nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch lễ hội của một địa phương, ta nên đặt trong nguồn nhân lực nói chung của địa phương đó. Tuy loại hình du lịch được phân chia trên nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung các dịch vụ phục vụ du khách khá tương đồng. Trong bất cứ một loại hình du lịch thì các du khách đều có nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ cơ bản như: nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, tham quan, tìm hiểu những nét khác biệt về thiên nhiên văn hóa … Chính vì vậy, nhìn chung nhu cầu đối với nguồn nhân lực của từng loại hình du lịch là khá giống nhau.
Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:
- Nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch có đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay không?
- Cơ chế chính sách, đường lối cho phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương như thế nào?