Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tính dụng dài hạn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56 - 61)

Đơn vị: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2015 Tăng trƣởng (%)

1 Lợi nhuận trƣớc thuế 77 82,80 7,53 138,40 67,15 2 Huy động vốn cuối kỳ 4.129 5.145 24,61 5.779 12,32 3 Huy động vốn BQ 3.387 4.543 34,13 5.332 17,37 4 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 2.631 2.898 10,15 3.209 10,73 5 Dƣ nợ tín dụng BQ 2.594 2.856 10,10 2.975 4,17 6 Tỷ lệ nợ xấu (%) 5 1,47 0,65 7 Thu dịch vụ ròng 28,20 38,55 36,70 51,44 33,43 8 DT khai thác phí BH 2,00 2,95 47,50 3,57 21,02

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của BIDV Thanh Xuân, 2015)

Về quy mô hoạt động, kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, thu dịch vụ ròng của Chi nhánh gia tăng qua các năm. Trong tổng thu nhập thuần thì thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn >70%). Nhƣ vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho Chi nhánh.

3.1.2. Các yếu tố nguồn lực của Chi nhánh

3.1.2.1 Nhân lực

Cán bộ tại BIDV – Thanh Xuân đến ngày 31/12/2015 là 155 cán bộ đƣợc bố trí tại tất cả các phòng, ban, bộ phận. Trên 90% cán bộ tại Chi nhánh có trình độ Đại học và trên đại học.

TT Số lƣợng Giới tính Trình độ

Nam Nữ Đại học Trên đại học Khác

1 155 cán bộ 30% 70% 80% 15% 5%

3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở làm việc của Chi nhánh đƣợc đặt tại tòa nhà Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tƣởng, Thanh Xuân, Hà Nội với trang thiết bị hiện đại.

Cơ sở vật chất công nghệ và kỹ thuật: BIDV – Thanh Xuân đƣợc trang bị cơ sở vật chất công nghệ và kỹ thuật theo tiêu chuẩn của BIDV nhƣ hệ thống phần mềm đƣợc trang bị cho toàn BIDV, hệ thống máy tính… và một số hạng mục đƣợc trang bị theo quy định của quốc tế.

3.1.3 Bộ máy tổ chứcvà bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

3.1.3.1 Bộ máy tổ chức

BIDV Thanh Xuân đƣợc tổ chức theo sơ đồ sau: (Xem sơ đồ 3.1)

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Xuân

(Nguồn: Quy định về mô hình tổ chức của BIDV – Thanh Xuân)

Môhình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thanh Xuân đƣợc xây dựng theomôhình hiện đại hoá ngân hàng, theo hƣớng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

Ban Giám đốc

KhốiQuan hệ

khách hàng KhốiQLRR

Khối tác

nghiệp Khối quản lý nội bộ

-Phòng KHDN1 -Phòng KHDN2 - Phòng KHCN Khối trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng - P.GDKHDN - P.GDKHCN Phòng QLTT Kho quỹ Phòng Tài chính - KT Phòng TC-NS Phòng KH-TH Tổ Điện tóan Các phòng giao dịch Các quỹ tiết kiệm Điểm giao

- Điều hành hoạt động của BIDV Thanh Xuân là Giám đốc chi nhánh.

- Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có 04 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định.

- Cácphòng ban Chi nhánhNgân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thanh Xuân đƣợc tố chức thành các khối với sự phân công nhiệm vụ quản lý của ban lãnh đạo nhƣ sau: Giám đốc quản lý chung; Phó giám đốc phụ trách Khối KHDN; Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro và cácphòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tổ chức nhân sự, Tổ điện toán (Khối nội bộ), Phó giám đốc phụ trách Khối tác nghiệp và cácphòng giao dịch; Phógiám đốc phụ trách phòng Tài chính kế toán, Văn phòng và các Quỹ tiết kiệm.

Cácphòng ban Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thanh Xuân đƣợc tố chức thành các khối nhƣ sau:

- Khối khách hàng doanh nghiệp:

+ PhòngKhách hàng Doanh nghiệp 1 (Doanh nghiệp lớn);PhòngKhách hàng Doanh nghiệp 2 (Doanh nghiệp nhỏ và vừa);PhòngKhách hàng cá nhân;

- Khối Quản lý rủi ro:Phòng Quản lý rủi ro;

- Khối Tác nghiệp:Phòng Quản trị tín dụng;Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp; Tổ Thanh toán quốc tế trực thuộc Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp;Phòng Giao dịch khách hàng cánhân;Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ;Tổ quản lý thông tin khách hàng độc lập.

- Khối Quản lý nội bộ:Phòng Tài chính - Kế toán;Phòng Tổ chức - Nhân sự;Văn phòng;Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;Tổ Điện toán.

- Khối trực thuộc:04 Phòng Giao dịch;06 Quỹ Tiết kiệm.

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ phận cấp tín dụng của BIDV Thanh Xuân

(Nguồn: Quy định về mô hình tổ chức của BIDV – Thanh Xuân)

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong quá trình cấp tín dụng quy định cụ thể nhƣ sau:

PhòngKhách hàng doanh nghiệp: Các cán bộ Khách hàng doanh nghiệp đảm nhiệm một số nhiệm vụ chính sau :

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tìnhhình hoạt động của khách hàng.

+ Kiểm tra giám sát quátrình sử dụng vốn vay, TSĐB nợ vay.

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). + Đề xuất cơ cấu lại thơi hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng.

+ Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý, phân loại, rà soátphát hiện rủi ro.

+ Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. + Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng RRTD; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị

Phòng quản lý rủi ro Phòng quản trị tín dụng Chức năng bán hàng Chức năng quản lý rủi ro Chức năng tác nghiệp Bộ phận tín dụng Phòng Khách hàng DN

miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định, tuân thủ các hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.

Phòng quản lý rủi ro

Công tác quản lý tín dụng: Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của cácPhòngliên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm, đầu mối xuất trìnhGiám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh và cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định, giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định, đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá TSĐB theo đúng quy định của BIDV, lập báo cáo phân tích thực trạng TSĐB của Chi nhánh, thực hiện quá trình xử lý nợ xấu.

Công tác quản lý RRTD: Tham mƣu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD; phối hợp, hỗ trợ PhòngKhách hàng Doanh nghiệp để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm an toàn, chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi, nhiệm vụ đƣợc giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng đƣợc cấp tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.

Phòng quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính toántrích lập DPRR theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định, chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của cácPhòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm toán nội bộ trƣớc khi giao dịch đƣợc thực hiện.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý RRTDdài hạn tại BIDV Thanh Xuân 3.2.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng 3.2.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng

xây dựng lại kế hoạch kinh doanh dựa trên các nguồn lực của Chi nhánh. Trong 3 năm qua từ năm 2013 – 2015 Chi nhánh luôn đạt đƣợc kế hoạch do BIDV giao và luôn là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn Hà Nội và cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tính dụng dài hạn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)