CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả sƣu tầm những nghiên cứu trong các công trình, tài liệu đã công bố trong nƣớc có liên quan tới đề tài quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ các nguồn nhƣ mạng internet, đề tài thạc sĩ, tiến sĩ trong các thƣ viện, các cuốn sách đã xuất bản để hoàn thiện phần lý luận của luận văn. Ngoài ra, mục đích nghiên cứu bàn giấy là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung các tác giả đi trƣớc đã làm, không mất thời gian lặp lại nhƣng công việc mà tác giả đi trƣớc đã thực hiện.
Các tài liệu đƣợc thu nhập bằng cách tìm, đọc, sao chép và đƣợc tác giả trích dẫn đầy đủ. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng quan tài liệu, tìm kiếm các luận chứng để hỗ trợ cho những lập luận trong nghiên cứu.
Ngoài việc làm cơ sở lý luận tác giả sử dụng ở chƣơng 1, các số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Ban Tổ chức Quận ủy, Phòng Nội vụ quận Bắc Từ Liêm, tác giả đã tổng hợp và sử dụng phân tích, đánh giá công tác thực tiễn về quản lý đội
ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ở chƣơng 3 của luận văn này.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Đây là phƣơng pháp phổ biến trong phân tích kinh tế đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng tại quận Bắc Từ Liêm. Từ đó khái quát, tổng hợp đƣa ra những mặt đƣợc, mặt còn hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng tại quận Bắc Từ Liêm.
Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng tại chƣơng 3, từ đó đề ra các quan điểm, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng tại quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2017-2020.
2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Phƣơng pháp thống kê, so sánh là phƣơng pháp dùng để thu thập, tổng hợp các số liệu, tƣ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, xây dựng các biểu mẫu tổng hợp, đánh giá những kết quả đó để đƣa ra các phân tích thực trạng của các vấn đề nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh để phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong báo cáo về công tác cán bộ của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, quận Cầu Giấy, huyện Đan Phƣợng và thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả phân tích, đánh giá, đƣợc tác giả tổng hợp và sử dụng trong chƣơng 1 và chƣơng 3 của luận văn. Từ đó, tác giả tìm ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất những giải pháp phù hợp tăng cƣờng công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phƣờng trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 – 2016