1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và hoạch định chiến lƣợc phát triển
1.2.2. Chiến lƣợc phát triển
1.2.2.1. Khái niệm chiến lƣợc phát triển
Chiến lƣợc phát triển của một tổ chức/ doanh nghiệp đƣợc hiểu đầy đủ là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đƣờng và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chức năng chính của chiến lƣợc phát triển là sự lựa chọn hƣớng và cách đi tối ƣu mang tính tổng thể trong lộ trình phát triển dài
hạn. Chức năng chủ yếu của chiến lƣợc mang tính định tính là chủ yếu.(Nguồn: Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng- ĐHKTQD-Tạp chí kinh tế và dự báo số 23/2013).
Về hƣớng đi, chiến lƣợc phát triển cung cấp tầm nhìn của một quá trình phát triển, đó là một bức tranh thể hiện viễn cảnh mong muốn, mà quá trình phát triển nhằm đạt tới. Về cách đi, chiến lƣợc phát triển vạch ra lộ trình tổng thể cho việc đi tới cuối cùng nhƣ thế nào ? Chiến lƣợc phát triển là vạch ra các đƣờng nét hƣớng quỹ đạo cho sự phát triển trong một thời gian dài có thể là 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Chiến lƣợc phát triển là một sự lựa chọn về con đƣờng, mà doanh nghiệp sẽ đi theo để hƣớng đến “mục tiêu tổng thể” trong dài hạn.
Về nội dung bản chiến lƣợc phát triển thƣờng bao gồm: (i) Mô tả điểm xuất phát; (ii) Xây dựng bức tranh của tƣơng lai; (iii) Phác họa con đƣờng kết nối điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng. (Nguồn: Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng- ĐHKTQD-Tạp chí kinh tế và dự báo số 23/2013).
Phân biệt với nội dung bản quy hoạch phát triển, nội dung gồm: (i) Phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng: Phải tìm ra đƣợc tiềm năng và đánh giá đƣợc thực trạng; (ii) Định hƣớng phát triển: Gồm: (+) Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu tổng quát; (++) Luận chứng các phƣơng án phát triển của từng lĩnh vực; (+++) Giải pháp tổ chức thực hiện: Xác định và tổ chức đảm bảo các nguồn lực thực hiện. (Nguồn: Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng- ĐHKTQD-Tạp chí kinh tế và dự báo số 23/2013). Chiến lƣợc phát triển của một doanh nghiệp: Trƣớc hết nó là một chiến lƣợc, chiến lƣợc phát triển toàn diện về mọi mặt cho doanh nghiệp cho một tƣơng lai 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn và nó thƣờng bao hàm về các mục tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, thị phần, sản phẩm, khoa học công nghệ, trình độ lực lƣợng lao động, xây dựng vị thế doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cam kết đóng góp cho xã hội, môi trƣờng …(Nguồn: Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng- ĐHKTQD-Tạp chí kinh tế và dự báo số 23/2013).
Sự khác nhau giữa chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc phát triển của một doanh nghiệp: Chiến lƣợc kinh doanh của một doanh nghiệp là phƣơng thức dài hạn
hay chất lƣợng của sản phẩm của doan nghiệp. Còn chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp là con đƣờng tổng thể trong dài hạn để doanh nghiệp đạt đƣợc rất nhiều các mục tiêu trong đó bao gồm: Mục tiêu về kinh doanh, mục tiêu về phát triển bền vững, mục tiêu về nâng cao trình độ nhân lực, mục tiêu về khoa học công nghệ, mục tiêu về quản trị doanh nghiệp, mục tiêu về văn hoá doanh nghiệp, mục tiêu về vị thế của doanh nghiệp trong khu vực, mục tiêu về đóng góp cho cộng đồng, mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng…(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả).
1.2.2.2. Nội dung chủ yếu của hoạch định chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp
Trong môi trƣờng đầy biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lƣợc phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp phải trả lời đƣợc các câu hỏi:
- Những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới là gì ?
- Những định hƣớng chiến lƣợc cho công ty và các đơn vị thành viên ?
- Với tuyên bố về tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp thì chiến lƣợc phát triển nào là phù hợp ?
- Năng lực cốt lõi của công ty và từng đơn vị thành viên là gì ?
- Làm thế nào để tận dụng và khai thác có hiệu quả những nguồn lực hiện có của công ty ?
- Làm gì để có thể xây dựng và phát triển năng lực cốt lõi của công ty và từng đơn vị thành viên để doanh nghiệp có thể phát triển đƣợc những năng lực cạnh tranh bền vững trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra sự cộng hƣởng trong sự phát triển của toàn bộ tổ chức.
- Chiến lƣợc phát triển của công ty sẽ đƣợc thể hiện trong chiến lƣợc của các đơn vị thành viên nhƣ thế nào ?
- Làm gì và làm thế nào để có thể đảm bảo tính năng động, nhạy bén, tin cậy trong việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng đồng thời đảm bảo tính hiệu suất trong hoạt động kinh doanh để có thể thực sự thỏa mãn lợi ích của các nhân vật hữu quan cũng nhƣ đối mặt với cạnh tranh.
- Các giải pháp chiến lƣợc phát triển: (i) Chiến lƣợc đa dạng hoá; (ii) Chiến lƣợc liên kết theo chiều dọc; (iii) Liên minh chiến lƣợc. (Nội dung đã nêu ở mục quản trị chiến lƣợc).