CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị nhằm xác lập các điều kiện để áp dụng cơ chế tính phí bảo hiểm
4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, chính phủ và các bộ, ngành liên quan
4.3.1.1. Đối với Quốc hội
Đề nghị quốc hội rà soát, điều chỉnh Luật BHTG đồng bộ với hệ thống Luật điều chỉnh hệ thống tài chính ngân hàng (Luật ngân hàng nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, Luật phá sản, Luật giám sát ngân hàng, Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.. ), kế thừa, nâng cao cơ sở pháp lý phù hợp hiện tại và vận dụng các nguyên tắc của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng và khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế.
4.2.1.2. Đối với chính phủ
Đề nghị chính phủ xây dựng và phê duyệt các Đề án triển khai nghiệp vụ của BHTGVN, bao gồm: 1) Đề án phí theo mức độ rủi ro; 2) Đề án Tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia BHTG; 3) Đề án BHTGVN tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt.
4.2.1.3. Đối với Bộ tài chính
Căn cứ Thông tƣ số 41/2014/TT-BTC ngày 8/4/2014 của Bộ tài chính quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, BHTGVN đƣợc phê duyệt mức vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Để thực hiện chủ trƣơng trên của Chính phủ, đề nghị Bộ Tài chính xét các nguồn tài chính phù hợp để cấp cho BHTGVN theo tinh thần quyết định nói trên.
Đề nghị Ngân hàng nhà nƣớc và Bộ Tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức trong hệ thống tài chính- ngân hàng, các ban
ngành và BHTGVN, làm cơ sở nâng cao chất lƣợng thông tin đầu vào phục vụ giám sát của BHTGVN, đóng góp tích cực vào mạng an toàn tài chính quốc gia.
4.2.1.4. Đối với Bộ tư pháp
Bộ Tƣ pháp tiếp tục hỗ trợ BHTGVN trong quá trình xây dựng, chỉnh sửa văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động BHTG và tạo điều kiện để BHTGVN thực hiện tốt nhiệm vụ.