2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chọn mô hình nghiên cứu và nghiên cứu sơ bộ:
Đây là bước quan trọng đầu tiên để xác định được phải nghiên cứu những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo để từ đó thiết kế thang đo nháp về các yếu tố mà mình sẽ tiến hành điều tra. Sau khi dã chọn được mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp thì tiến hành nghiên cứu sơ bộ xác định vấn đề và hình thành các cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. Giai đoạn này có thể phỏng vấn thử, hỏi ý kiến chuyên gia,... để từ đó có thể thiết kế bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn những đối tượng nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu chính thức
Xác định các phương pháp phù hợp nhất để sử dụng:
Có hai loại thông tin cần thu thập - thông tin định tính và thông tin định lượng. Mỗi loại thông tin lại có các phương pháp thu thập khác nhau như khảo sát định lượng hoặc phỏng vấn sâu định tính. Cần phải hiểu rõ tần suất và quy mô xảy ra (định lượng) cũng như lý do tại sao lại xảy ra và xảy ra như thế nào (định tính).
Thông tin định lượng trả lời câu hỏi “có bao nhiêu?” và tìm “mối quan hệ giữa các biến”, sử dụng các con số và số liệu để tách biệt, tổng hợp, mô tả và so sánh dữ liệu, cho phép nghiên cứu về các nội dung, trường hợp hoặc sự kiện đã chọn một cách sâu sắc và chi tiết thông qua những trích dẫn, tương tác và quan sát trực tiếp.
Thông tin định tính trả lời cho lý do “tại sao?”, là nghiên cứu chuyên sâu, khám phá và cho phép đưa ra nhiều giả định hơn, Cho phép có sự tương tác giữa dẫn trình viên và người tham gia.
Điều quan trọng là phải xác định và tìm hiểu chi tiết đặc điểm và quy mô của đối tượng nghiên cứu để hỗ trợ cho việc ra quyết định và đảm bảo rằng thông tin được thu thập từ những đối tượng đích phù hợp.
Xây dựng công cụ nghiên cứu tương ứng
Điều quan trọng là phải sử dụng ngôn ngữ trong công cụ nghiên cứu phù hợp với đối tượng. Xây dựng công cụ, thử nghiệm trước công cụ đó và hoàn chỉnh để đảm bảo rằng các câu hỏi được đưa ra có logic từ câu trước đến câu sau và rằng các câu hỏi hiểu được và có thể trả lời được.