Một số quan điểm về sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở việt nam hiện nay 001 (Trang 85 - 88)

hội chủ nghĩa. Nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới.

Tuy nhiên, có một thực tế là, từ đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu, nhưng những thành tựu đó chỉ là kết quả trong sự so sánh khép kín với chính Việt Nam. Nếu so với trình độ phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới thì hiện nay Việt Nam đang rơi vào tình trạng ngày càng tụt hậu và đứng trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình – không thể bứt phá để phát triển theo kịp xu hướng của thời đại. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào vốn đầu tư, nhân lực trình độ thấp giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển. Muốn tránh những nguy cơ tụt hậu xa hơn và nguy cơ bẫy thu nhập trung bình cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tức là tăng trưởng dựa vào tri thức, vào chất xám, vào nguồn nhân lực CLC. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần phải có cách sử dụng NNLCLC một cách hợp lý để tạo ra hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Một số quan điểm về sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam Việt Nam

nhân lực chất lượng cao.

Văn hóa sử dụng nguồn nhân lực CLC thể hiện ở thái độ tôn trọng nhân tài, thực sự thành tâm trong việc thu hút nhân lực CLC. Yêu cầu này xuất phát từ một đặc điểm tâm lý đặc trưng của những nhân tài, đó là tâm lý đề cao lòng tự trọng. Họ sẵn sàng cống hiến hết mọi khả năng và tâm huyết của mình nếu họ thấy rằng mình đang được tôn trọng và thừa nhận. Họ thường hướng tới những nhu cầu tinh thần cao cấp và lý tưởng hơn là những nhu cầu vât chất tầm thường. Đội ngũ lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng tỏ là người thấu hiểu và thấu cảm nhất tâm lý tự trọng của người tài, như vậy sẽ thu hút được đông đảo những người tài đức đang còn “mai danh ẩn tích” khắp nơi. Đối với những người tài, điều quan trọng nhất là nhu cầu tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Đội ngũ lãnh đạo cần phải thành tâm hơn nữa thì mới thành công trong việc thu phục trái tim và khố óc của những hiền tài.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về thu hút nhân tài. Các địa phương cũng trải thảm đỏ để mời các nhân tài chung sức phát triển quê hương. Song phần lớn tri thức đến rồi lại đi với một tâm trạng thất vọng vì họ không được giao những nhiệm vụ phát huy được ưu thế của họ. Các bộ, ngành, địa phương chỉ mới thu hút người tài theo phong trào, chưa triển khai việc đó một cách thành tâm và dài hạn.

Quan điểm thứ hai, phải sử dụng được tối đa số lượng người tài thực có, mà muốn sử dụng hiệu quả thì người tài phải được hoàn toàn tự do đưa ra ý kiến của mình. Trong các cơ quan nhà nước vẫn tồn tại phổ biến tình trạng người dưới, người trẻ tuổi phải “luồn cúi” trước người trên hay trước những “cây đa, cây đề”. Ở một số cơ quan còn có hiện tượng cấp trên trù dập cấp dưới tài giỏi hơn mình. Một môi trường hạn chế sự cống hiến, khó thăng tiến do người đứng đầu cơ quan cố tình tạo lực cản với quy trình dẫn dắt không phù hợp, khiến công chức trẻ bị suy giảm chí tiến thủ. Chính vì thế

mà những nhân lực trình độ cao chưa hoàn toàn dám tự do đưa ra những ý kiến của mình. Sự thiếu dân chủ, thiếu công bằng này phần nào thui chột tính năng động, sáng tạo của những người tài. Điều này dẫn tới sự không hiệu quả khi sử dụng NNLCLC. Vì vậy cần phải phát huy dân chủ để khơi dậy năng lực vốn có của nhân tài, đóng góp tối đa sức mạnh vào phát triển đất nước.

Quan điểm thứ ba, để có thể thu hút, trọng dụng và giữ chân được nhân tài trong cơ quan, đơn vị nhà nước, chế độ lương bổng là một trong những yếu tố quan trọng. Các nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ đều có ý thức và nỗ lực đãi ngộ công chức, viên chức của bộ máy nhà nước với mức thu nhập cao hơn lĩnh vực tư nhân.

Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học công nghệ… Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo [14, tr219]. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước".

Đây là một “bước tiến dài” của Đảng cả về nhận thức cũng như chiến lược phát huy vai trò của trí thức, của nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, nhất quán tư tưởng trọng dụng và đãi ngộ đối với nhân tài.

Tuy nhiên, để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống còn cần rất nhiều sự nỗ lực phấn đấu trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở việt nam hiện nay 001 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)