Cơ cấu hệ thống tạo động lực cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 41 - 48)

Khuyến khích về vật chất

Khuyến khích về mặt vật chất tạo nên thu nhập cho ngƣời lao động. Thu nhập của lao động bao gồm: tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp, tiền thƣởng và các loại phúc lợi khác.

Tiền lương cơ bản là khoản tiền trả cho ngƣời lao động khi hoàn thành

công việc ở một định mức nhất định về số lƣợng và chất lƣợng công việc nào

Cơ cấu hệ thống tạo động lực Khuyến khích về vật chất Khuyến khích về tinh thần Phụ cấp Lƣơng cơ bản Thƣởng Phúc lợi

Điều kiện làm việc

đó. Tiền lƣơng cơ bản đƣợc xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc.

Phụ cấp lƣơng là khoản tiền trả công lao động ngoài tiền lƣơng cơ bản. Nó bổ xung cho lƣơng cơ bản, bù đắp thêm cho ngƣời lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chƣa đƣợc tính đến khi xác định lƣơng cơ bản. Phần lớn các loại tiền phụ cấp thƣờng đƣợc tính trên cơ sở đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng làm việc không thuận lợi đến sức khỏe, sự thoải mái của ngƣời lao động tại nơi làm việc. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích ngƣời lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thƣờng.

Tiền thƣởng là khoản tiền trả cho ngƣời lao động khi họ thực hiện tốt công việc của mình. Tiền thƣởng có tác dụng kích thích vật chất đối với ngƣời lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thƣởng có nhiều loại, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thƣởng sau đây:

Thƣởng năng suất, chất lƣợng: áp dụng khi ngƣời lao động thực hiện tốt hơn mức trung bình về số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thƣởng tiết kiệm: áp dụng khi ngƣời lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tƣ, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng theo yêu cầu.

Thƣởng sáng kiến: áp dụng khi ngƣời lao động có các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra các phƣơng pháp làm việc mới…có tác dụng nâng cao năng suất lao động giảm giá thành hoặc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ.

Thƣởng theo sản phẩm hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp lữ hành làm ăn có lời, ngƣời lao động sẽ đƣợc chia một phần tiền lời dƣới dạng tiền thƣởng. Hình thức này đƣợc áp dụng trả cho nhân viên vào cuối quý, sau nửa năm hoặc cuối năm tùy theo cách thức tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thƣởng do tìm đƣợc nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết đƣợc hợp đồng mới: áp dụng cho nhân viên tìm đƣợc thêm nơi tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết thêm đƣợc hợp đồng lao động…hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp lữ hành.

Thƣởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi ngƣời lao động làm việc với số ngày công vƣợt mức quy định của doanh nghiệp.

Thƣởng về lòng trung thành, tận tâm với công việc: áp dụng với những lao động có thâm niên lâu năm tại doanh nghiệp.

Các loại phúc lợi: ngƣời lao động đƣợc hƣởng rất đa dạng và phụ thuộc

vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: quy định của nhà nƣớc, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của ngƣời lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cƣơng vị cao hay thấp, hoàn thành công việc hay chỉ ở mức độ bình thƣờng, có trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều đƣợc hƣởng phúc lợi. Phúc lợi của các doanh nghiệp thƣờng bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ hƣu trí, nghỉ phép, ăn giữa ca…do doanh nghiệp đài thọ. Ngoài ra, tùy vào điều kiện của doanh nghiệp có thể còn có khoản trợ cấp cho các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cƣới hỏi…vv.

Khuyến khích về tinh thần

Không chỉ khuyến khích về vật chất mà khuyến khích về tinh thần đối ngƣời lao động cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho ngƣời lao động trong quá trình làm việc.

Nội dung của tạo động lực về mặt tinh thần có thể tập trung vào hai hƣớng:

Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình lao động bằng cách: Hoàn thiện

công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trƣờng thuận lợi về tâm sinh lý cho ngƣời lao động; tạo ra bầu không khí dân

chủ, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, giữa những ngƣời lao động với nhau để ngƣời lao động cảm thấy mình đƣợc tôn trọng, do đó họ phát huy đƣợc hết mọi tiềm năng của mình.

Xây dựng các chính sách, hình thức khuyến khích về mặt tinh thần nhƣ: tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, xây dựng các danh hiệu thi đua nhƣ: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua…; tổ chức sinh nhật theo tháng cho nhân viên, tổ chức vui chơi giải trí cho nhân viên…vv

1.3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NƢỚC TA HIỆN NAY NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NƢỚC TA HIỆN NAY

1.3.1. Quy mô của doanh nghiệp lữ hành

Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành cũng mang những đặc thù nhất định. Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành. Nhân tố quy mô doanh nghiệp lữ hành; thị trƣờng mục tiêu của doanh nghiệp lữ hành; môi trƣờng pháp lý về lao động và quản lý, sử dụng lao động; trình độ năng lực và tƣ duy của ngƣời quản lý là những nhân tố cơ bản nhất.

Quy mô doanh nghiệp lữ hành quyết định số lƣợng lao động, đồng thời cũng gây ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì số lƣợng nhân viên càng lớn, số lƣợng dịch vụ càng đa dạng, công việc chuyên môn càng đa dạng và tính chuyên môn hóa càng cao, do vậy công tác quản trị nguồn nhân lực đặt ra càng khó khăn hơn. Vì thế ở các doanh nghiệp có quy mô thứ hạng khác nhau thì công tác quản trị nguồn nhân lực cũng đặt ra khác nhau.

1.3.2. Thị trƣờng mục tiêu của doanh nghiệp lữ hành

Thị trƣờng mục tiêu là đoạn thị trƣờng mà doanh nghiệp tập trung thu hút và phục vụ. Thị trƣờng này có những thuộc tính hƣớng đến đòi hỏi nhân lực của doanh nghiệp lữ hành cũng phụ thuộc vào các thuộc tính của thị trƣờng mục tiêu. Điều này đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực cũng phải có các quyết định, chính sách hƣớng vào thị trƣờng mục tiêu. Ví dụ: đối

tƣợng khách mà doanh nghiệp lữ hành phục vụ chủ yếu là khách Pháp thì trong công tác tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân lực cần phải quan tâm đến tiêu chuẩn ngoại ngữ (tiếng Pháp) hay huấn luyện, trang bị thêm cho nhân viên những kiến thức về đặc điểm, hành vi tiêu dùng của khách Pháp.

1.3.3. Môi trƣờng pháp lý về quản lý và sử dụng lao động

Công tác quản trị nguồn nhân lực yêu cầu phải thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật, không đƣợc trái với pháp luật hiện hành. Nhà nƣớc Việt nam đã chính thức ban hành Bộ luật lao động với đầy đủ những luật định nhằm bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời sử dụng lao động. Chẳng hạn nhƣ quy định về chế độ lao động, độ tuổi lao động, quy định về ký kết hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động, quy định về tiền lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động… Hơn nữa, kinh doanh lữ hành là loại hình kinh doanh có điều kiện, nên lao động trong doanh nghiệp lữ hành phải đáp ứng những yếu tố quy định của ngành du lịch về tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ lữ hành. Tất cả các quy định của Nhà nƣớc về lao động và quản lý, sử dụng lao động tạo thành một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Và đó cũng là một nhân tố gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

1.3.4. Trình độ, năng lực, tƣ duy của ngƣời quản lý

Ngƣời quản lý là chủ thể của hoạt động quản trị nhân lực cho nên trình độ, năng lực, tƣ duy của ngƣời quản lý cũng là một yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành. Để doanh nghiệp lữ hành phát triển đòi hỏi ngƣời quản lý doanh nghiệp phải đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực và có chính sách, quyết định quản lý nguồn nhân lực đúng đắn. Muốn nhƣ vậy yêu cầu ngƣời quản lý phải có trình độ, có năng lực và tƣ duy tốt. Chính ngƣời quản lý doanh nghiệp lữ hành là đối tƣợng gây ảnh hƣởng lớn đến định hƣớng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội (Tên giao dịch là: Vietnamtourism - HaNoi JSC) tiền thân là Công ty Du lịch Việt nam đƣợc thành lập ngày 09/7/1960. Ngày 26/3/1993 công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đƣợc thành lập trên cơ sở tách từ Tổng Công ty Du lịch Việt Nam về trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ngày 06/7/2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội hoạt động theo luật doanh nghiệp dƣới hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 30 tỷ VNĐ, Nhà nƣớc (SCIC làm đại diện) nắm giữ 51% số vốn điều lệ của công ty. Trụ sở chính của công ty đặt tại 30A Lý Thƣờng Kiệt, Hà Nội. Từ ngày thành lập lại đến nay, Công ty đã không ngừng đổi mới cơ chế quản lý và mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc. Hiện nay công ty có mối quan hệ với hàng trăm hãng lữ hành trên thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, Công ty trở thành một trong những công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Công ty đã đặt chi nhánh tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội có chức năng nghiên cứu thị trƣờng du lịch, xây dựng và bán các chƣơng trình du lịch, giao dịch và ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nƣớc, quảng cáo, tuyên truyền, thông tin du lịch, kinh doanh dịch vụ hƣớng dẫn du lịch và một số dịch vụ khác.

Công ty có nhiệm vụ căn cứ vào chủ trƣơng chính sách, chỉ tiêu, Pháp lệnh du lịch để xây dựng các kế hoạch và tổ chức thực hiện; tổ chức dịch vụ thông tin quảng cáo du lịch và bán các chƣơng trình du lịch đó; thực hiện hoạt động điều hành, hƣớng dẫn du lịch; kinh doanh khách sạn du lịch; bán hàng lƣu niệm; làm các dịch vụ thƣơng mại tổng hợp và các dịch vụ du lịch bổ xung nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tƣợng khách du lịch; lập các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, kêu gọi đầu tƣ, hợp tác kinh doanh; tham gia các hội chợ quốc tế, hội thảo về du lịch; nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý của công ty, đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực; căn cứ vào chính sách kinh tế và pháp lệnh kế toán thống kê, làm cơ sở phục vụ công tác tổ chức hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế… từ đó tăng ngân sách, đảm bảo đời sống cho nhân viên.

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)