của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của TP.Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt, là đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nƣớc, luôn đi đầu trong thu hút vốn FDI. Tính đến hết 2014, TPHCM có 5.310 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 36,28 tỷ USD, chiếm 14,4% số vốn đăng ký và 30,1% số dự án còn hiệu lực của cả nƣớc. Khu vực FDI đóng góp 23,8% GDP của toàn thành phố, tạo việc làm cho 22,5% lực lƣợng lao động, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch CCKT theo hƣớng tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. [49-1]
Thành công của TPHCM xuất phát từ những nguyên nhân căn bản sau:
Một là, xây dựng định hướng thu hút đầu tư đúng đắn, chủ động lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với định hướng của Thành phố, chú trọng chất lượng của các dự án FDI.
Sau giai đoạn đầu tập trung vào số lƣợng các dự án FDI, hiện nay TP.HCM đã tập trung vào chiều sâu, chú trọng đến chất lƣợng các dự án FDI theo định hƣớng thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, đảm bảo giá trị gia tăng cao, ít tiêu hao năng lƣợng và tài nguyên, sử dụng nguồn lao động có chất lƣợng, ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc phát triển, có các tiêu chuẩn cao và chặt chẽ về môi trƣờng… Thành phố đã kiên quyết không cấp giấy CNĐT cho các dự án không phù hợp với định hƣớng thu hút FDI của Thành phố.
Hai là, tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch.
Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KCX, KCNC với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCX, KCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ (nhƣ nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bƣu chính viễn thông, cấp điện, cấp nƣớc, dịch vụ tài chính - ngân hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo…). Cải thiện hạ tầng kỹ thuật bên ngoài KCN, KCX để kết nối các KCX, KCN với nhau, kết nối với trung tâm thành phố, cảng biển, sân bay... và kết nối với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ba là, tập trung cải cách thủ tục hành chính.
TPHCM đã tiên phong thành lập các BQL theo lĩnh vực hoạt động, điều này đã phát huy vai trò tham mƣu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tƣ, thu hút đầu tƣ linh hoạt, chủ động, phù hợp với quy mô, phạm vị và đặc biệt là phù hợp với định hƣớng của Thành phố, nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, chuyển từ thu hút bị động “doanh nghiệp cần thì tìm đến” sang thu hút chủ động “thu hút theo định hƣớng, lựa chọn nhà đầu tƣ, lựa chọn dự án phù hợp với định hƣớng của thành phố”.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về chính sách đất đai.
Chính sách đất đai đối với các dự án FDI đƣợc thực hiện thí điểm chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất có hạ tầng và chuyển nhƣợng nhà ở gắn liền với đất có hạ tầng tại Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng - Quận 7 đã thành công và là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 84 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Với số lƣợng 5.310 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 36,28 tỷ USD, thành phố đã tập trung chỉ đạo tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo các dự án hoạt động đúng ngành nghề, lĩnh vực đăng ký, chấp hành
đúng các quy định về đất đai, công nghệ, môi trƣờng, tài chính, tín dụng, bảo hiểm cho ngƣời lao động…, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ.
1.3.2 Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc.
Khi mới tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, trong cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp là chủ yếu chiếm 53,2%, quy mô ngành công nghiệp rất nhỏ bé chiếm 13%. Với chủ trƣơng phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút vốn FDI và doanh nghiệp dân doanh là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn bƣớc đi đột phá là phát triển công nghiệp, quy hoạch và phát triển các KCN, tập trung cao độ việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI và phát triển các KCN, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc kết quả tích cực. Tính đến tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có gần 116 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 2,411 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 1,119 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nƣớc và là nhân tố quan trọng nhất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhtheo hƣớng tích cực: công nghiệp-xây dựng 62,54%, dịch vụ 27,7%, nông, lâm thuỷ sản 9,76%. [49-2 ]
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI trong các KCN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phƣơng nhƣ: sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 28 dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp FDI áp
thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã đƣợc chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
Thành công của Vĩnh Phúc, một mặt là do những chủ trƣơng đúng đắn của tỉnh trong thu hút FDI, một mặt là do công tác QLNN đạt hiệu quả cao tập trung vào những khâu chủ yếu sau:
Thứ nhất, coi trọng công tác hậu kiểm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án FDI.
Tỉnh đã chỉ đạotăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn trong quá trình cấp giấy CNĐT và theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau cấp phép.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân, đảm bảo tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký cao
Để đảm bảo tiến độ giải ngân của các dự án FDI, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án. Đối với các dự án chậm tiến độ tỉnh đã làm việc với các doanh nghiệp để tìm ra hƣớng giải quyết phù hợp. Kiên quyết thu hồi giấy CNĐT đối với các dự án không có khả năng triển khai.
Thứ ba, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư.
Vĩnh Phúc tập trung chỉ đạo các ngành chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi pháp pháp luật của các doanh nghiệp FDI về lao động, về môi trƣờng, phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá, khai báo “lỗ giả” nhằm trốn thuế, xử lý các vi phạm trong chuyển giao công nghệ trên địa bàn.
1.3.3 Kinh nghiệm của Bình Dƣơng
Tỉnh Bình Dƣơng bƣớc vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp do là một tỉnh thuần nông, gần nhƣ chƣa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Điều này đặt ra cho Bình Dƣơng phải thực hiện “đi tắt, đón đầu”, tạo bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp, thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong đó sự đóng góp của vốn FDI cho Bình Dƣơng là không nhỏ.
Giai đoạn 1996-1997, Bình Dƣơng mới chỉ hình thành 02 KCN là KCN Sóng Thần và KCN Việt Nam-Singapore thì đến 2015, Bình Dƣơng đã có 28 KCN đƣợc hình thành với tổng diện tích quy hoạch 9.093 hecta. Ngoài ra, Bình Dƣơng còn hình thành 08 cụm công nghiệp với diện tích gần 600hecta. Công nghiệp phát triển kéo theo nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ồ ạt đổvào Bình Dƣơng. Đến tháng 2/2015, Bình Dƣơng đã thu hút 2.412 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 20,66 tỷ USD; trong đó có 1.404 dự án đầu tƣ vào các KCN với tổng vốn đăng ký gần 12,53 tỷ USD và 1.008 dự án đầu tƣ ngoài KCN với tổng vốn đăng ký hơn 8,1 tỷ USD. [1-159]
Thành công trong của Bình Dƣơng đến từ nhiều nguyên nhân, xét ở góc độ QLNN có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý
Tỉnh đã chỉ đạo tập trung phối hợp chặt chẽ giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa Sở Kế hoạch Đầu tƣ và các Ban quản lý các khu công nghiệp, các sở, ngành liên quan trong việc cấp phép và quản lý các dự án FDI.
Thứ hai, tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC nhà nước về quản lý FDI
Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý và công chức chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các Ban quản lý các KCN.
Thứ ba, thường xuyên tổng kết, đánh giá công tác QLNN về FDI, kịp thời phát hiện những bất cập để tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý.
Trong quá trình thực hiện QLNN về FDI trên địa bàn, tỉnh Bình Dƣơng đã thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động tổng kết, đánh giá để phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Bình Dƣơng luôn xem việc giải quyết kịp thời các vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn là một trong những mục tiêu ƣu tiên trong công tác QLNN.
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý FDI của các địa phƣơng, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho quản lý FDI của Thanh Hóa nhƣ sau
Thứ nhất,xây dựng đồng bộ và hoàn thiện pháp luật, chính sách về FDI.
Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về FDI, cần có các chính sách cụ thể đối với hoạt động FDI trên địa bàn. Tập trung xây dựng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ đảm bảo phù hợp với chính sách chung của trung ƣơng và đạt đƣợc mục tiêu thu hút FDI của địa phƣơng. Cần có cơ chế chính sách ổn định lâu dài để các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn đầu tƣ; Công khai các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tƣ theo đúng quy định của Nhà nƣớc.
Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về FDI, hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thuế, chính sách lao động, chính sách tái định cƣ, môi trƣờng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính...
Tập trung vào công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi, bàn giao đất cho các nhà đầu tƣ đúng tiến độ
Thứ hai, tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
Đảm bảo chất lƣợng quy hoạch tốt, phù hợp với thực tiễn, có khả năng thực thi. Quy hoạch ngành phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KKT với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội.
Thứ ba, cần xây dựng một cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thểgiữa các cơ quan QLNN trong tỉnh trong QLNN về FDI.
Tổ chức bộ máy QLNN về FDI đã đƣợc quy định và triển khai thực hiện ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng, tuy nhiên cần quy định rõ sự chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không phân định rõ trách nhiệm.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ những thủ tục rườm rà, không phù hợp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, mỗi một dự án đầu tƣ khi triển khai thực hiện dự án phải hoàn tất ít nhất 14 nhóm thủ tục hành chính, bao gồm: (1) Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ (Đối với các dự án phải phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ), (2) Thẩm định và phê duyệt quy hoạch (bao gồm quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết xây dựng), (3) Thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, (4) Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, (5) Thỏa thuận đấu nối hạ tầng của dự án (điện, cấp, thoát nƣớc), (6) Thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, (7) Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (8) Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, (9) Bảo vệ môi trƣờng (Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng; Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng), (10) Xác định giá đất, (11) Thẩm tra thiết kế kỹ thuật (bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công), (12) Cấp Giấy phép xây dựng, (13) Nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng, (14) Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện công trình, biện pháp môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
Mỗi một nhóm thủ tục hành chính lại đƣợc thực hiện ở một cơ quan QLNN khác nhau, thời gian kéo dài làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án. Do đó, cần xem xét, rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi pháp pháp luật về đầu tư, thực hiện nghiêm các quy định về báo cáo định kỳ, kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mắc của các nhà đầu tư.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đảm bảo đầu tư theo định hướng của tỉnh, tăng cường thu hút các nhà đầu tư từ các nước phát triển, các dự án đầu tư có chất lượng.
Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm cao trong công việc, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng.
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả xây dựng một quy trình nghiên cứu với các bƣớc cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Các bƣớc nghiên cứu
Nội dung
Bƣớc 1 Xác định vấn đề nghiên cứu
Bƣớc 2 Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bƣớc 3 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Bƣớc 4 Thu thập các số liệu thứ cấp/sơ cấp có liên quan đến đề tài. Bƣớc 5 Xây dựng đề cƣơng sơ bộ và đề cƣơng chi tiết liên quan đến đề
tài nghiên cứu
Bƣớc 6 Phân tích dữ liệu thu thập và phát hiện các vấn đề thuộc đề tài Bƣớc 7 Phân tích cáckết quả, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu Bƣớc 8 Hoàn thiện Luận văn
2.1.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian vừa qua đãđạt đƣợc nhiều thành tựu song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả chọnhƣớng nghiên cứu là QLNN đối với FDI nhƣ thế nào để phát huy những lợi thế của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khắc phục các hạn chế trong thời gian vừa qua .
2.1.2 Tìm hiểu về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhằm tìm hiểu và xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với FDI, tác giảđã tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nội dung QLNN đối với FDI từ các luậnán, luận văn của TrƣờngĐại học kinh tế, các giáo trình QLNN về kinh tế,