Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Saunders (2015) giới thiệu các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu bao gồm: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu hỗn hợp. Trong khi nghiên cứu định tính thƣờng gắn liền với nghiên cứu quy nạp, nghiên cứu định lƣợng gắn liền với nghiên cứu diễn dịch (Saunders, 2015). Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES) đƣa ra các điểm khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng (Bảng).

Bảng 2.1. So sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng

Định lƣợng Định tính

Đặc điểm - Nhấn mạnh vào kiểm tra bằng

chứng

- Tập trung vào cơ sở lập luận hoặc nguyên nhân của các sự kiện - Cách tiếp cận logic và phê phán - Cách nhin khách quan của ngƣời

ngoài cuộc, cách xa số liệu - Tập trung kiểm tra giả thuyết - Kết quả đƣợc định hƣớng

- Nhấn mạnh sự hiểu biết

- Tập trung vào sự hiểu biết từ quan điểm của ngƣời cung cấp thông tin

- Cách tiếp cận qua lý lẽ và giải thích

- Cách nhìn chủ quan của ngƣời trong cuộc và gần gũi với số liệu - Định hƣớng thăm dò, giải thích - Quá trình đƣợc định hƣớng Khó khăn

- Tiềm ẩn nhiều sai biệt thống kê, tốn nhiều thời gian nếu gặp vấn đề dữ liệu

- Khó kiểm soát chất lƣợng dữ liệu điều tra

- Khó tiếp cận chuyên gia để phỏng vấn

- Khó viết phần phân tích và báo cáo

Nên lựa chọn sử dụng khi - Bạn thật sự am hiểu và có khả

năng xử lý và phân tích dữ liệu

- Bạn chƣa thật sự am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ

thống kê

- Vấn đề nghiên cứu có tính chất mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập

- Nếu chọn nghiên cứu định lƣợng, cần chú ý khả năng thu thập dữ liệu và khả năng thực hiện thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh

liệu thống kê tốt

- Vấn đề nghiên cứu không nhằm mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động

- Các vấn đề nghiên cứu tập trung vào sự khám phá một kinh nghiệm hoặc hành vi, về một hiện tƣợng ít ngƣời biết tới.

- Nếu chọn nghiên cứu định tính, nên chú ý khả năn tiếp cận và phỏng vấn chuyên gia hoặc thu thập dữ liệu thứ cấp.

Nguồn: Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học – RCES

Biểu đồ cho thấy một nghiên cứu có thể sử dụng một hoặc nhiều hơn các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, tùy thuộc theo mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng duy nhất một phƣơng pháp nghiên cứu gọi là nghiên cứu phƣơng pháp đơn. Nghiên cứu sử dụng nhiều hơn một phƣơng pháp gọi là nghiên cứu phƣơng pháp kép (Saunders, 2015).

Với mục đích tìm ra các giải pháp mở rộng các dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN, nghiên cứu này sử dụng hỗn hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính. Các số liệu bao gồm doanh thu, lợi nhuận từ các dịch vụ cho các DNVVN đƣợc thu thập để phân tích tình hình cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng sử dụng các ý kiến từ các chuyên gia, các nhà báo kinh tế và các nhà chính trị để hiểu đƣợc các cơ hội và thách thức với Vietcombank Tây Hồ.

2.3. Dữ liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu trong nghiên cứu khoa học bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp không có sẵn cho mục đích nghiên cứu. Ngƣợc lại, dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, có thể ở dƣới dạng nguyên bản chƣa đƣợc xử lý hoặc đã đƣợc xử lý và công bố trong các tài liệu trƣớc đây (Saunders, 2015).

Với mục đích tìm giải pháp mở rộng các dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu này sử dụng cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Về số liệu sơ cấp, dữ liệu thu thập đƣợc là câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia tài chính và Giám đốc Vietcombank Tây Hồ. Về số liệu thứ cấp, theo Saunders (2015), loại hình này bao gồm dữ liệu dạng chữ và dữ liệu không phải dạng chữ. Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu là dữ liệu dạng chữ gồm báo cáo của chính phủ, website các công ty, bài báo kinh tế và các cơ sở dữ liệu của các ngân hàng ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Việc sử dụng cả hai loại dữ liệu giúp nghiên cứu có một số lợi ích nhƣ giảm chi phí và thời gian thu thập dữ liệu, tăng khả năng so sánh với các đối tƣợng khác cùng ngành.

Các dữ liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, tiền gửi và cho vay của Vietcombank Tây Hồ và các ngân hàng khác đƣợc thu thập trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2017. Các bài báo về tình hình kinh tế có thể thu thập trong khoảng thời gian gần hơn là đầu năm 2018.

b) Độ tin cậy và tính khách quan của dữ liệu

Độ tin cậy và tính khách quan của dữ liệu liên quan đến uy tín của nguồn thông tin (Saunders, 2015). Về độ tin cậy của dữ liệu, số liệu đƣợc thu thập trong vòng bốn năm gần đây nhất gồm: doanh thu, quy mô tiền gửi, quy mô cho vay, lãi suất, biểu phí… từ các báo cáo hoạt động của chi nhánh, báo cáo thƣờng niên và các website chính thức của ngân hàng. Ý kiến của các chuyên gia đƣợc thu thập từ một số các website và tạp chí khoa học nổi tiếng nhƣ VNExpress, Vietnam Report và Báo cáo thƣờng niên kinh tế Việt Nam. Đây đều là các website và tạp chí có uy tín ở Việt Nam, đƣợc nhiều nghiên cứu trƣớc đây sử dụng để trích dẫn và thu thập dữ liệu.

2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích các số liệu liên quan đến việc cung ứng và tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DNVVN.

a) Đối với dữ liệu định tính

Các dữ liệu định tính là các thông tin từ phỏng vấn, bài báo, báo cáo… đƣợc xử lý logic. Nghiên cứu căn cứ vào các thông tin để đƣa ra phán đoán về bản chất sự kiện, trình bày các mối liên hệ logic giữa sự kiện và sự thay đổi trong năng lực cung ứng và tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

b) Đối với dữ liệu định lƣợng

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu so sánh.

Phương pháp phân tích theo chiều ngang:

Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính thƣờng liên quan đến việc so sánh các thông tin nhất định. Phân tích theo chiều ngang so sánh các khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính qua một số chu kỳ kế toán. Phƣơng pháp này cũng hỗ trợ

trong việc xác định những tác động ảnh hƣởng bên ngoài đối với công ty, chẳng hạn nhƣ tăng giá xăng, hay giảm chi phí nguyên vật liệu.

Xác định số gốc để so sánh: Do nghiên cứu thu thập dữ liệu trong bốn năm gần nhất, nên số liệu năm 2014 đƣợc sử dụng là số liệu gốc cho thấy mức độ tăng giảm và chiều hƣớng mở rộng của các dịch vụ.

Phương pháp phân tích theo chiều dọc:

Phân tích theo chiều dọc là so sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể trong báo cáo tài chính. Sự so sánh đƣợc báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm. Phƣơng pháp này là so sánh một số khoản mục với một khoản mục nhất định trong cùng một kỳ kế toán. Ngƣời dùng thƣờng mở rộng phân tích theo chiều dọc bằng cách so sánh những phân tích qua nhiề thời kỳ khác nhau. Điều này có thể chỉ ra xu hƣớng và rất hữu ích trong việc đƣa ra quyết định.

Nghiên cứu này sử dụng phân tích theo chiều dọc để thấy đƣợc cơ cấu tiền gửi, cơ cấu cho vay, cơ cấu thanh toán và tài trợ thƣơng mại quốc tế.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ

3.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Chi nhánh Tây Hồ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trƣớc đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (Vietcombank, 2017)

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nƣớc, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nƣớc, đồng thời tạo những ảnh hƣởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhƣ kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng nhƣ mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Luôn hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục đƣợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.

Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 20/03/2014. Sau gần năm năm hoạt động, Vietcombank Tây Hồ đã phát triển với đội ngũ trên 75 cán bộ nhân viên.

Vietcombank Tây Hồ đang từng bƣớc khẳng định vị trí là một Chi nhánh năng động, có năng lực ổn định trong hệ thống Vietcombank. Sự tăng trƣởng vƣợt bậc của Vietcombank Tây Hồ thể hiện ở mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh đƣợc giao qua các năm.

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ (Vietcombank Tây Hồ) ngày một phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn nghiệp vụ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động

Sau hơn 50 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đã phát triển thành một ngân hàng đa năng với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực, bao gồm:

• 01 Trụ sở chính, 106 Chi nhánh và 431 Phòng giao dịch trên toàn quốc.

• 03 công ty con tại Việt Nam

• 01 Văn phòng đại diện tại Singapore • 01 Văn phòng đại diện tại TPHCM • 02 công ty con ở nƣớc ngoài

Mô hình tổ chức của Vietcombank Tây Hồ đƣợc tổ chức dựng theo mô hình chung của Vietcombank, đồng bộ trên toàn hệ thống.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ

Bộ máy lãnh đạo tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ gồm có một Giám đốc và hai phó Giám đốc. Hiện nay Vietcombank Tây Hồ có khoảng 75 nhân viên, với 06 phòng chức năng và chuyên môn. Hiện có 01 chi nhánh và 02 phòng giao dịch.

- Phòng hành chính nhân sự ngân quỹ:

 Bộ phận nhân sự: có chức năng nghiên cứu xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống mạng lƣới hoạt động của Vietcombank Tây Hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận theo phƣơng hƣớng, kế hoạch phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạn nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút và mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của Vietcombank với khách hàng trên thị trƣờng.

 Bộ phận ngân quỹ: có chức năng giao dịch thu chi tiền mặt với khách hàng, bảo quản tài sản kho quỹ…

- Phòng Kế toán: Có chức năng thực hiện triển khai chế độ kế toán –tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hoạch toán kế toán tại chi nhánh.

Ban Giám đốc Phòng Khách hàng Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Kế Toán Hành chính nhân sự Ngân quỹ Các phòng giao dịch

- Phòng Khách hàng: Phòng này có chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối với cả khách hàng cá nhân và tổ chức theo đúng các quy định.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: phụ trách các mảng thanh toán quốc tế, mảng

thanh toán thẻ, quản lý thông tin tài khoản khách hàng, mảng giao dịch tại quầy.

- Các phòng giao dịch: Hiện nay có 02 phòng giao dịch trực thuộc

Vietcombank Tây Hồ.

Các phòng giao dịch (gọi tắt là PGD) là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Vietcombank Tây Hồ, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh; có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài khoản tiền gửi của các pháp nhân.

3.1.3. Một số chỉ tiêu hoạt động chính

Kể từ khi đƣợc thành lập, bên cạnh những thuận lợi về thƣơng hiệu và ƣu thế của Vietcombank trƣớc đây, Vietcombank Tây Hồ cũng gặp nhiều khó khăn do là Chi nhánh mới, đội ngũ nhân viên trẻ trung nhiệt huyết nhƣng chƣa có nhiều kinh nghiệm, nhiều nghiệp vụ mới đƣợc đƣa ra thực hiện.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động chính của Vietcombank Tây Hồ 2014 – 2017

Năm 2014 2015 2016 2017

Tổng tài sản 2.274.708.319.109 3.345.007.108.753 5.116.635.514.059 7.637.842.129.478

Dƣ nợ cho vay 787.802 2754.065 3711.837 4840.590

Huy động tiền gửi 2202.130 3232.763 4869.453 7393.270

Doanh thu từ lãi 132.799 295.746 528.947 734.884

Lợi nhuận từ lãi 14.806 58.094 93.354 140.658

Lợi nhuận kinh doanh

6.661 25.029 77.363 136.822

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ 2014, 2015, 2016, 2017)

Thứ nhất, về hoạt động huy động vốn, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã tăng đều từ 2.202 tỷ đồng năm 2014 đến 7.348 tỷ đồng năm 2017 (Vietcombank, 2014, 2017). Điều này không chỉ khẳng định mối quan hệ hợp tác hiệu quả của Chi nhánh đối với các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính mà còn cho thấy uy tín, sự phong phú và chất lƣợng của các dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh đối với các tầng lớp dân cƣ. Tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam luôn duy trì ở mức cao so với ngoại tệ. Nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung từ tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)