1.2. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
1.2.2. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn
1.2.2.1. Vai trò của Nhà nước
Với xuất phát điểm thấp, bản thân những người lao động ở nông thôn không đủ khả năng để tự giải quyết công ăn việc làm cho chính mình trong quá trình hội nhập, để góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước từ nhiều mặt. Vai trò của nhà nước ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông thôn thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển đất nước, quy hoạch phát triển đô thị, trợ giúp vốn, phát triển nguồn nhân lực…
Qua quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn các ngành hỗ trợ nhau và tạo điều kiện cho nhau phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn. Ngoài ra, thông qua các chính sách, các chương trình, dự án của mình, nhà nước đã tác động tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát triển ngành,
nghề, tạo việc làm, tạo vốn cho đầu tư phát triển ngành, nghề: thông qua đền bù đất, qua vay ưu đãi, qua luật đầu tư, qua việc tạo lập môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý ổn định, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100 (%)
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.
Như vậy có thể thấy, quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực tới quy mô việc làm trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất, khi nền kinh tế quốc dân được tái sản xuất mở rộng sẽ góp phần
mở rộng quy mô nền kinh tế nói chung và nền sản xuất nông nghiệp nói riêng. Từ đó, tạo điều kiện thu hút việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân vì nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao sẽ thúc đẩy nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư mới, tái đầu tư mở rộng, từ đó tăng nhu cầu về việc làm. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giải quyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý.
Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng, song không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Sự tăng trưởng kinh tế quá mức như hiện nay có thể dẫn nền kinh tế đến trạng thái “quá nóng”, lạm phát sẽ xảy ra, làm cho nền kinh tế thiếu bền vững; còn sự tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng
trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội.
1.2.2.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trước hết, cùng với quá trình CNH, HĐH một bộ phận lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽ được rút ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Do ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất, làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng, thời gian lao động trong nông nghiệp giảm xuống, cho phép một bộ phận lao động trong nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác.
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là hướng cơ bản tạo ra cầu lao động ngày càng lớn cho khu vực nông thôn. Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đã khẳng định không có công nghiệp thì không có cách nào khác để tạo thêm công ăn việc làm. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang có tỷ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp cao. Theo lý thuyết của Walt Rostow, hầu hết các nước đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa nằm ở trong khoảng giai đoạn 2 (giai đoạn chuẩn bị cất cánh) và giai đoạn 3 (giai đoạn cất cánh). Về mặt cơ cấu kinh tế, phải bắt đầu hình thành được những ngành công nghiệp chế biến có khả năng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 đi kèm với sự thay đổi của những ngành chủ lực, đóng vai trò đầu tàu. Ðiều này nghĩa là, trong chính sách cơ cấu, cần xét đến trật tự ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực có khả năng đảm trách vai trò đầu tàu kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này có thể được chứng minh rất rõ trong “lý thuyết nhị nguyên” của A. Lewis.
Lý thuyết này cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rất thấp (năng suất lao động biên tế xem như bằng không) và lao động dư thừa; khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy. Do lao động dư thừa nên việc
chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp. Do có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên.
Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống. Sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.
Lý thuyết nhị nguyên của Lewis tiếp tục được nhiều kinh tế gia nổi tiếng (như G. Ranis, J Fei, Harris) khác tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận cứ của họ xuất phát từ khả năng phát triển và tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn công nghệ sản xuất, trong đó có công nghệ sử dụng nhiều lao động nên về nguyên tắc có thể thu hút hết lượng lao động dư thừa của khu vực công nghiệp. Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do chênh lệch về thu nhập giữa lao động của hai khu vực kinh tế trên quyết định (các tác giả giả định rằng thu nhập của lao động công nghiệp tối thiểu cao hơn 30% so với lao động trong khu vực nông nghiệp). Như vậy, khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hút lao động nông nghiệp khi có sự dư thừa lao động nông nghiệp và chênh lệch tiền công giữa hai khu vực đủ lớn. Nhưng khi nguồn lao động nông nghiệp dư thừa ngày càng cạn dần thì khả năng duy trì sự chênh lệch về tiền lương này sẽ ngành một khó khăn. Ðến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp và làm cho giá cả nông sản tăng lên, và kéo theo đó là mức
tăng tiền công tương ứng trong khu vực công nghiệp. Sự tăng lương của khu vực công nghiệp này đặt ra giới hạn về mức cầu tăng thêm đối với lao động của khu vực này. Như thế, về mặt kỹ thuật, mặc dù khu vực công nghiệp có thể thu hút không hạn chế lượng lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang thì về mặt thu nhập và độ co giãn cung cầu thì khả năng tiếp nhận lao động từ khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp là có hạn.
Một hướng phân tích khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả năng di chuyển lao động từ nông thôn (khu vực nông nghiệp) ra thành thị (khu vực công nghiệp) mà Todaro là một điển hình. Quá trình dịch chuyển lao động chỉ diễn ra suôn sẻ khi tổng cung về lao động từ nông nghiệp phù hợp với tổng cầu ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển lao động này không những phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập mà còn vào xác suất tìm được việc làm đối với lao động nông nghiệp.
Một cách tổng quát, khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai
lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế các nước đang phát triển, các lý thuyết nhị nguyên đã đi từ việc cho rằng chỉ cần tập trung vào phát triển công nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của khu vực nông nghiệp, đến việc chỉ ra những giới hạn của việc này và như vậy, khu vực nông nghiệp cũng cần được quan tâm thích đáng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, có thể nói CNH, HĐH tạo cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn, bởi lẽ:
Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH với việc đổi mới và sử dụng nhiều trang
thiết bị hiện đại, đó là điều kiện tiên quyết cho việc tạo lập ra những khối lượng lớn việc làm cho người lao động. Vì việc sử dụng máy móc là cơ sở thiết lập ra những xí nghiệp vừa và nhỏ và là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và thu nhập.
Thứ hai, các khu công nghiệp là nơi có khả năng thu hút lao động rất lớn, đặc biệt là thanh niên ở nông thôn. Hiện nay, những ngành công nghiệp như giày da xuất khẩu, may công nghiệp… là những ngành đưa lại khối lượng việc làm
lớn cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn, giúp giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực này. Các khu công nghiệp mọc lên đồng thời cũng làm xuất hiện những vùng chuyên canh cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và nhu yếu phẩm cho đội ngũ công nhân. Điều đó giúp phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở những vùng lân cận. Hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ngừng được phát triển. Sản xuất được gắn liền với chế biến, lưu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nông thôn làm hình thành cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ ở khu vực này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh tế đã tạo ra nhiều loại việc làm, thu hút khối lượng lao động lớn ở nông thôn. Người nông dân có thể chuyển hoá từ lao động thuần nông sang lao động ở các ngành nghề khác nhau hay kết hợp vùa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ phong phú và đa dạng.
Thứ ba, CNH, HĐH làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nông
thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến, bảo quản rau, củ, quả… nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng thu hút lao động rất lớn. Đó là nơi đến của lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực thuần nông.
Quá trình tạo việc làm cho người lao động tăng lên cùng với tốc độ phát triển của CNH, HĐH. Thông thường, vốn đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp càng lớn, càng cho phép tạo ra nhiều nơi làm việc và thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Như vậy, cùng với quá trình rút một bộ phận lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, quá trình CNH, HĐH cũng thu hút ngày càng lớn bộ phận lao động và các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cho cung - cầu lao động ở khu vực nông thôn dịch chuyển theo hướng ngày càng thu hẹp khối lượng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và mở rộng cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình CNH, HĐH làm xuất hiện những khu kinh tế, khu công nghiệp hay các khu chế xuất, từ đó hình thành các trung tâm kinh tế và thúc đầy quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó đòi hỏi phải dành một bộ phận
lớn đất đai để xây dựng, làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng ngày càng nhiều.
Sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp đã và đang diễn ra cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng nó cũng kéo theo những vấn đề kinh tế - xã hội khác ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, nhất là người lao động nông thôn. Người nông dân sẽ thiếu tư liệu sản xuất để lao động. Trong điều kiện đất nông nghiệp được chuyển giao cho các hộ nông nghiệp sử dụng lâu dài, việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định, tự chủ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề việc làm của nhiều hộ gia đình. Thậm chí một bộ phận lớn người lao động sẽ mất việc làm và nơi ở, phải di dời đến chỗ ở mới, tìm việc làm mới, ngành nghề mới. Vì vậy, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định đời sống là nhu cầu bức thiết của bộ phận lao động này.
Mặt khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lao động trong những ngành thu hẹp sản xuất sẽ buộc phải chuyển nghề, tính chất ổn định của nghề nghiệp sẽ giảm đi, sự bấp bênh và yêu cầu chuyển đổi tăng lên cùng với sự đòi hỏi cao về trình độ nghề nghiệp trong những lĩnh vực đó.
1.2.2.4. Quá trình đô thị hoá
Quá trình đô thị hoá là quá trình gia tăng và lớn lên của hệ thống đô thị, quá trình biến từng vùng nông thôn thành đô thị là nguyên nhân cơ bản làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa cùng sự phát triển khá nhanh các khu - cụm khu công nghiệp tại nhiều vùng nông thôn đã khiến cho nhiều gia đình nông dân mất đất, mất ruộng khi quỹ đất được dùng phục vụ cho chủ trương này. Trong khi đó, phần lớn các gia đình nông dân sử dụng tiền đền bù phục vụ cho những nhu cầu trước mắt (như: xây dựng cơ bản phục vụ cho đời sống gia đình, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thậm chí sa đà vào các tệ nạn xã hội...) mà không biến nguồn tiền đó thành vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất, kinh doanh, để tăng cường
việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống ổn định lâu dài. Do đó vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh không những không gia tăng mà còn có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí không còn vốn để đầu tư khiến cho không ít gia đình phải tha phương kiếm kế sinh nhai. Hậu quả là tình trạng lao động nông thôn bị