Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 78 - 138)

2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông

2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

tỉnh Thái Nguyên

2.2.2.1. Tình hình tạo việc làm * Công tác xuất khẩu lao động

Công tác xuất khẩu lao động nông thôn của Thái Nguyên, từ năm 2006 đến nay đã đưa được 9.398 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chủ yếu là ở hai thị trường Đài Loan và MaLaysia. Trong đó, Công ty Kinh doanh tổng hợp luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh.

Bảng 2.11: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu ĐV 2006 2007 2008 2009 2010

Số lao động được GQVL qua

xuất khẩu lao động Người 1690 1810 2015 2346 2875

Số doanh nghiệp tham gia

tuyển chọn DN 14 19 22 27 32

Số lao động tham gia xuất khẩu đã làm tăng thu nhập cho một số gia đình nông thôn. ở một số gia đình có tiền do người thân gửi về đã trở thành điều kiện cơ bản để gia đình mở mang kinh tế, tạo thêm việc làm.

Những kết quả do xuất khẩu lao động mang lại là rõ ràng và hiệu quả, do đó Đảng ta đã triển khai đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015". Dự án được Chính phủ phê duyệt năm 2008, theo đó mục tiêu cụ thể là từ năm 2009 đến 2015 đưa được khoảng 100.000 người ở các huyện này đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước và các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc ít người về học phí đào tạo nghề, giáo dục định hướng, chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian học tập và các khoản chi phí thủ tục cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Đây là chủ trương thứ ba mang tính bước ngoặt của Đảng ta trong công tác xuất khẩu lao động.

Đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và gia đình họ mà còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Nhờ những số tiền tích cóp, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng nên doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Không chỉ có vậy, xuất khẩu lao động còn giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cung cách quản lý hiện đại, rèn luyện tác phong công nghiệp để biến họ thành lao động có chất lượng. Vì vậy, xuất khẩu lao động hiện được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược của nước vì một mặt, xuất khẩu lao động đã và đang tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động còn góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng lao động, giúp người lao động từng bước thích nghi trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thời gian qua công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn Thái Nguyên tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục là:

- Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để trực tiếp xuất khẩu lao động với thị trường nước ngoài mà chủ yếu dựa vào các Trung tâm xúc tiến việc làm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm xúc tiến việc làm của các đoàn thể... Các trung tâm này chỉ làm chức năng mô giới.

- Chưa hình thành được trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách xuất khẩu lao động chưa tốt.

* Công tác đào tạo nguồn nhân lực nông thôn

Thái Nguyên là tỉnh có lao động ở nông thôn chiếm trên 70% so với tổng số lao động, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ, lạc hậu không được thường xuyên đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, công tác thông tin thị trường còn nhiều bất cập... nhưng các trung tâm dịch vụ việc làm đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề cho người lao động.

Năm 2003, Quỹ khuyến công được hình thành để thực hiện hỗ trợ cho công nghiệp nông thôn phát triển. Từ năm 2003-2009 đã hỗ trợ cho 77 dự án, với tổng số tiền 2.400 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương cấp theo kế hoạch hàng năm là 2.250 triệu đồng và kinh phí khuyến công trung ương hỗ trợ 150 triệu đồng; đào tạo nghề từ năm 2006-2009 cho 2.593 lao động. Ngoài ra các ngành như: Lao động, Thương binh - Xã hội 2006 - 2009 đã đào tạo 2.393 lao động; Chi cục Phát triển nông thôn 2006-2009 đã đào tạo 3.140 người; Trung tâm Hỗ trợ phát triển hợp tác xã - doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2006-2009 đã tham gia đào tạo được 177 người... [31, tr.37]. Tỉnh đã thành lập một số trung tâm đào tạo nghề như: Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Dạy nghề Hội phụ nữ tỉnh, Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh... ngoài ra các huyện còn tổ chức các Trung tâm Dạy nghề và các xã trong toàn tỉnh đều có trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức dạy nghề cho lao động ở nông thôn.

Bảng 2.12: Kết quả tư vấn, đào tạo nghề giải quyết việc làm nông thôn

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng số người được tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm

9.025 10.041 11.303 11.635

Số lao động được tuyển thông qua hội chợ 0 0 983 805

Nguồn: [47, tr.20]

Năm 2009, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các đơn vị thành lập 3 trung tâm dạy nghề công lập, thẩm định và cấp giấy phép cho 6 cơ sở dạy nghề, cấp 6.361 văn bằng nghề, gồm 3.360 bằng nghề và 3.501 chứng chỉ nghề cho các trường và các cơ sở nghề. Đào tạo dạy nghề tại cộng đồng cho trên 14.700 lượt người, tăng 0,2% so với năm 2006.

Kết quả công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề lên 25%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 17,5%. Chất lượng học sinh tốt nghiệp các trường dậy nghề, đã từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Qua đó đã tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm, có thu nhập cao, ổn định cuộc sống.

2.2.2.2. Tình hình thực thi các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm * Thực hiện các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm , đồng thời cùng với nhiều chương trình, dự án được đầu tư như: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp… đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động Thái Nguyên nói chung và lực lượng ở nông thôn nói riêng. Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng đúng mục đích đã phát huy được hiệu quả. Công tác xuất khẩu lao động đã có chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng. Đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có một số đơn vị được cấp phép xuất khẩu lao động trực tiếp và các trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp tham gia công tác dịch vụ xuất khẩu lao động. Kết quả là, bình quân mỗi năm Thái Nguyên tạo việc làm mới cho 41.700 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài

4.500 người/năm, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài khoảng 13.400 người, mỗi năm số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ hàng vạn lao động và số lao động ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng [47, tr.30]. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về công tác giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp, ban ngành trong tỉnh đã tổ chức tốt, phối hợp thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Bảng 2.13: Vốn quốc gia thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở Thái Nguyên (2003-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm CTr dự án đầu tư 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng 7 năm 2003 - 2009 Tổng số 26.300 29.700 33.800 37.300 47.800 47.200 53.200 275.300 Dự án thực hiện 4.000 6.000 8.000 10.000 18.000 15.000 18.000 79.000 Đào tạo cán bộ xã làm XĐGN 2.700 2.700 2.800 3.000 3.000 3.500 4.000 21.700 Hướng dẫn khuyến nông, khuyến lâm 1.500 1.800 2.000 2.200 7.500 Hỗ trợ phát triển ngành nghề 1.000 1.500 2.000 4.500 Hỗ trợ trung tâm xúc tiến việc làm 2.600 3.000 3.000 2.800 3.000 3.200 3.500 21.100 Bổ sung quỹ vay giải quyết việc làm

17.000 18.000 20.000 20.000 21.000 22.000 23.500 141.500

* Thực hiện các chính sách và chương trình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Bằng những cơ chế chính sách của nhà nước, với sự phối hợp của các ngành, các cấp trong vấn đề giải quyết việc làm và sự năng động, sáng tạo của người lao động, giai đoạn 2006-2010 chương trình giải quyết việc làm, đã giải quyết được 78.917 chỗ việc làm mới. Bình quân mỗi năm đã tạo được 15.784 chỗ việc làm mới (xem bảng 2.14).

Bảng 2.14: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng

Lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn 120

3562 3125 2943 2435 2300 14365

Lao động ký HĐLĐ tại các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế và khu vực hành chính sự nghiệp

2352 3298 3836 4872 5900 20258

Lao động tự tạo việc làm 1930 2382 3060 2450 3750 13572

Lao động được GQVL thông qua XKLĐ

80 1305 1783 1560 1300 6028

Lao động được GQVL thông qua các chương trình khác: trang trại, tổ sản xuất, HTX, trồng rừng.v.v...

5966 5845 5078 4905 3900 25694

Cộng 13890 15955 16700 16222 16150 78917

Nguồn: [47, tr.34]

- Trong 5 năm, từ 2006-20010, vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị Quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), thông qua các dự án nhỏ đã đem lại hiệu quả tích cực trong giải quyết việc làm nhất là các dự án hỗ trợ cho người lao động thiếu việc làm ở nông

thôn, đã giải quyết việc làm cho 12.065 lượt người, (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3.016 lao động). Trong đó:

+ Số lao động được thu hút làm việc ở lĩnh vực chăn nuôi là 4.050 lượt người.

+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực trồng trọt là 2.257 lượt người.

+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu là 2.223 lượt người,

+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là 2.070 lượt người.

+ Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực khác là 1.465 lượt người. Đây là tín hiệu đáng mừng đã cho thấy Nhà nước cần ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hạn chế các tệ nạn xã hội phát sinh... nâng cao mức sống cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ngoài tín dụng theo “Quỹ 120” đã nêu trên, các ngân hàng của tỉnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nay là Ngân hàng chính sách xã hội đã cho các hộ dân cư nông thôn vay vốn. Đến nay, các tổ chức tín dụng Nhà nước đã cho các hộ nông thôn vay hàng trăm tỷ đồng. Chỉ riêng Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên 3 năm qua (2008-2010) doanh số cho vay là: 2.451 dự án/5.573 hộ với tổng số tiền là 48,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 17.561 lao động [22, tr.54].

- Số lao động chủ động tự tìm việc làm:

Thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được quan tâm. Do đó, nhận thức của người lao động về giải quyết việc làm được nâng cao, người lao động đã chủ động tìm việc làm tại chỗ, giảm dần tỉnh trạng trông chờ vào sự bố trí sắp xếp của nhà nước như trước đây. Cùng với sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức tổ, nhóm tuyên truyền giúp nhau làm kinh tế, tạo việc làm ở nhiều địa phương cũng

được phát triển và thu hút nhiều lao động. Thông qua việc làm trên số lao động chủ động tự tìm việc làm là 9.822 lượt người.

- Số lao động đăng ký hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế và khu vực hành chính sự nghiệp.

Số lao động ký hợp đồng vào làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh và khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay không nhiều, do các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu và khu vực hành chính sự nghiệp phải khoán biên chế. Do đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng vai trò lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 4 năm qua các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tỉnh đã thu hút 14.358 lao động.

Trong những năm qua, do được sự quan tâm của Chính phủ, các ban, ngành Trung ương và sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm tạo việc làm cho người lao động như: Vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị và của người lao động, chương trình di dân kinh tế mới trong và ngoài tỉnh, chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn, chương trình kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường giao thông nông thôn... đã tạo cho việc làm mới là 21.794 lao động.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Những kết quả đạt được

* Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên theo các ngành kinh tế

+ Ngành nông nghiệp:

Được xác định là ngành kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên với 75% dân số sống bằng nông nghiệp, trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với phát huy tối đa thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã

đạt được nhiều kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của phần lớn hộ nông dân trên địa bàn.

Lực lượng lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã có bước phát triển tương đối ổn định và theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 78 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)