3. 2. 1- Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
Trên cơ sở Hội đồng Quản lý hiện có, việc đổi mới cần tập trung vào một số điểm:
Thứ nhất, các bên tham gia BHXH đóng góp BHXH cho quỹ BHXH, vì vậy họ có quyền trong việc quản lý BHXH và có quyền tham gia vào Hội đồng Quản lý. Trên cơ sở đó, Hội đồng Quản lý cần có đủ đại diện của Nhà nước , người lao động, người sử dụng lao động.
Hiện nay, trong Hội đồng quản lý có:
Đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đại diện của Bộ Tài chính.
Đại diện Bộ Y tế.
Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Như vậy, cần bổ sung thêm vào cơ cấu Hội đồng quản lý đại diện của chủ sử dụng lao động, gồm đại diện của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đại diện của Liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
Do tính chất pháp lý của các quyết định do Hội đồng quản lý đưa ra, trong cơ cấu Hội đồng, số lượng thành viên của các bên tham gia phải như nhau. Do vậy, khi trong Hội đồng quản lý, đại diện của Nhà nước gồm 4 người (đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam), thì đại diện của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động (VCCI và Liên minh HTX) cũng cần mỗi bên 4 người.
Chủ tịch Hội đồng do đại diện của Nhà nước nắm giữ, do Nhà nước vừa thực hiện quản lý nhà nước đối với BHXH, vừa là đại diện của chủ sử dụng lao động (sử dụng cán bộ công chức và lực lượng vũ trang), vừa là bên đóng góp
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
BHXH nhiều nhất. Phó Chủ tịch Hội đồng nên có hai nguời (tăng thêm một so với quy định tại Nghị định số 100/2002/NĐ- CP), một là đại diện của người lao động, một là đại diện của người sử dụng lao động.
Trên cơ sở những đề xuất nêu trên, cần sửa lại Điều 5 của Nghị định số100/2002/NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ như sau:
Quy định tại Nghị định 100/2002/NĐ- CP
Đề xuất sửa đổi
Điều 5. Cơ cấu Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Thành viên Hội đồng quản lý đại diện cho cơ quan mình tham gia vào công tác của Hội đồng quản lý, thảo luận, biểu quyết về các công việc của Hội đồng quản lý.
2. Hội đồng quản lý
Điều 5. Cơ cấu Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý gồm đại diện của:
Nhà nước gồm đại diện của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ tài chính và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (4 người).
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 4 người.
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, mỗi bên 2 người.
Thành viên Hội đồng quản lý đại diện cho cơ quan mình và bên tham gia BHXH do mình đại diện để tham gia vào công tác của Hội đồng quản lý, thảo luận, biểu quyết về các công việc của hội đồng quản lý.
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
có Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
của nhà nước ; 01 Phó Chủ tịch là đại diện của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch là đại diện của người sử dụng lao động. Việc lựa chọn các Chủ tịch, Phó Chủ tịch dựa trên kết quả bầu cử của Hội đồng trên cơ sở đề xuất của các bên. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng trên cơ sở đề nghị của các bên tham gia.
Thứ hai, cần xác định rõ vị trí, chức năng của Hội đồng quản lý trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu các thành viên của Hội đồng. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu thành viên Hội đồng cũng cần xem xét, cân nhắc lại cho phù hợp.
Trên cơ sở những quy định tại Nghị định số100/2002/NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ, chúng tôi đề nghị:
- Bổ sung, sửa đổi Tiết 3, Điều 4 "Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam", cụ thể như sau:
Quy định tại Nghị định 100/2002/NĐ- CP
Đề xuất sửa đổi
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam
…
3. Thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam, kế hoạch dài hạn,
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam
…
3. Xây dựng và thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH Việt
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
5 năm về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và các đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) xây dựng để Tổng Giám đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch đề án sau khi được phê duyệt.
…
Nam, kế hoạch dài hạn, 5 năm về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và các đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH trên cơ sở các phương án do đại diện các bên tham gia BHXH xây dựng và đệ trình. Giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch đề án sau khi được phê duyệt.
…
Bổ sung vào Tiết 3, Điều 6 "Chế độ làm việc của Hội đồng Quản lý như sau (phần in nghiêng gạch chân):
3. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý phải có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản lý tham dự nhưng số lượng đại diện tham dự của các bên phải như nhau. Nghị quyết của Hội đồng phải được đa số thành viên Hội đồng quản lý dự họp biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu như nhau, nghị quyết của buổi họp sẽ nghiêng về bên có Chủ tịch Hội đồng quản lý biểu quyết. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng quản lý thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. 2. 1. 2- Hoàn thiện tổ chức của Bộ máy điều hành BHXH Việt Nam
Trước mắt, cần nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp do vấn đề bảo hiểm thất nghiệp đã được đề cập đến trong bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 (nội dung của chính sách này chúng tôi sẽ
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
đề xuất sau). Sau khi các văn bản này được ban hành, trong cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam cần có sự thay đổi về tổ chức.
Có 2 phương án:
Phương án 1: Vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức của hệ thống BHXH như hiện nay (được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2002/NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ và Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH- TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương) nhưng bổ sung thêm nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho các bộ phận chức năng.
Phương án 2: Cơ cấu BHXH cũng như chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thuộc bộ máy điều hành vẫn giữ nguyên như hiện nay, thành lập thêm bộ phận bảo hiểm thất nghiệp .
Chúng tôi kiến nghị nên chọn phương án 1, vì nếu phương án này được thực hiện sẽ giảm bớt chi phí hành chính, tránh được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tránh được sự gia tăng biên chế trong tổ chức của BHXH Việt Nam.
Về điều chỉnh bộ máy quản lý điều hành nói chung, có một số điểm chính cần phải tiếp tục đổi mới là:
- Làm rõ hơn vị trí pháp lý của Tổng Giám đốc, quy định rõ hơn những trường hợp nào thì Tổng Giám đốc được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, trường hợp nào cần xin ý kiến của Hội đồng quản lý. Cũng cần quy định rõ trường hợp nào thì Tổng Giám đốc được quyết định với tư cách Tổng Giám đốc, trường hợp nào được quyết định với tư cách thành viên Hội đồng quản lý.
- Cần phân định rõ hơn chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của từng Phó Tổng Giám đốc với tư cách giúp việc Tổng Giám đốc. Quan điểm của chúng tôi là, do Phó Tổng Giám đốc được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thì chức trách,
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám đốc cũng cần được Thủ tướng chính phủ quy định trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc.
- Tiếp tục đổi mới bộ máy giúp việc theo yêu cầu tinh gọn, trên cơ sở xác định lại tổng số các chức năng quản lý của bộ máy giúp việc; từ đó phân công lại chức năng và xây dựng lại cơ cấu tổ chức hợp lý hơn theo nguyên tắc "mỗi chức năng quản lý cần có tổ chức đảm nhiệm nhưng không nhất thiết mỗi chức năng phải thành lập riêng một tổ chức, một tổ chức có thể đảm nhiệm một số chức năng gần nhau hoặc liên quan đến nhau". Cùng với việc đổi mới cơ cấu tổ chức phải coi trọng và hoàn thiện quy chế làm việc, trong đó quy định rõ quy chế chủ trì và phối hợp công tác giữa các bộ phận của bộ máy.
Về việc đổi mới bộ máy điều hành BHXH cấp địa phương, chúng tôi kiến nghị một số phương án sau:
Phương án 1: Tiếp tục giữ bộ máy điều hành như hiện nay, nhưng phải tinh giản đội ngũ cán bộ quản lý điều hành theo hướng: tại địa phương có ít đối tượng tham gia BHXH sẽ giảm số cán bộ BHXH. Thực hiện theo cách này chúng ta sẽ tinh giản được khá nhiều cán bộ BHXH ở các tỉnh, huyện hiện còn chưa phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh, còn có ít người tham gia BHXH.
Phương án 2: Tiếp tục giữ bộ máy điều hành cấp tỉnh như hiện nay, nhưng giảm bớt các đơn vị cấp huyện. Nên căn cứ vào địa bàn quản lý mà nhóm các quận, huyện, thị lại với nhau. Mỗi một nhóm khoảng 4 - 5 huyện tập hợp thành một cụm và có cơ sở BHXH cấp cụm. Riêng tại tỉnh lỵ, nơi đặt trụ sở của BHXH tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), các nghiệp vụ BHXH sẽ do BHXH tỉnh (thành phố) thực hiện… Phương án này cho phép nâng cao năng lực và hiệu lực
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
của quản lý, giảm đáng kể lực lượng cán bộ BHXH, giảm chi cho hoạt động của bộ máy (tương tự như cách tổ chức của Thailand).
Phương án 3: Nên tổ chức BHXH thành BHXH vùng theo các vùng kinh tế, không tổ chức BHXH theo tỉnh, thành phố nữa như kinh nghiệm của Philippines. Mỗi tỉnh sẽ đặt một BHXH tỉnh trực thuộc BHXH vùng. Loại bỏ BHXH cấp huyện. Do địa bàn các tỉnh của Việt Nam nhỏ, việc đi lại không còn nhiều khó khăn như trước nên biện pháp này có thể áp dụng. Biện pháp này cho phép tiết kiệm tối đa nhân công, giảm đáng kể chi phí cho bộ máy.
Thực ra, trong 3 phương án trên, nếu thực hiện phương án 1 sẽ có độ "an toàn" cao nhất vì như vậy sẽ không có sự xáo trộn lớn, không gây phản ứng. Thực hiện phương án 2 sẽ có mô hình BHXH gần tương tự như Thailand, tuy có gây một số phản ứng nhưng có thể khắc phục được, hiệu quả thu được vẫn cao. Còn phương án 3 đòi hỏi một sự cải cách, không những đối với ngành BHXH mà còn là đối với các ngành chức năng khác. Các tỉnh sẽ có những phản ứng nhất định, nhiều khi là phản ứng lớn nếu thực hiện phương án này. Trong điều kiện hiện tại, phương án 3 không có tính khả thi.
Quan điểm của chúng tôi là chọn phương án 2. Phương án này có thể cho phép tránh trùng lặp về chức năng nhiệm vụ giữa BHXH tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và BHXH của quận, huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh, vừa giúp cho việc tinh giản bộ máy, giảm chi phí cho hoạt động của bộ máy.
Ngoài ra, khi cơ cấu lại tổ chức, cũng cần nghiên cứu, sắp xếp lại bộ máy giúp việc như cách đã đề cập đối với bộ máy cấp trung ương nhằm bảo đảm bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ.
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
Xuất phát từ quan điểm và nguyên tắc đổi mới đội ngũ cán bộ đã được trình bầy ở mục 1. 1 của chương 3, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
a) Trước mắt, cần thành lập chuyên ngành đào tạo riêng về BHXH, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ BHXH ở trình độ cao đẳng - đại học nhằm đào tạo và đào tạo bổ sung cho ngành BHXH. Thực tế, BHXH là một ngành hẹp, do vậy nếu cơ sở đào tạo do BHXH Việt Nam thành lập và quản lý sẽ không hiệu quả. Chuyên ngành này nên đặt ở trường Cao đẳng Lao động - Xã hội, trường có truyền thống và đào tạo lâu năm về BHXH, đang sắp được nâng cấp thành Đại học Lao động - Xã hội. Hiện nay, trường Cao đẳng Lao động - Xã hội đang dự kiến và có kế hoạch xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho chuyên ngành BHXH mới này.
b) Cần thực hiện chuẩn hoá trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ càn bộ của cả hệ thống BHXH, theo đó có quy định cụ thể phải có bằng cấp về BHXH mới được làm công tác BHXH và phải đặt ra một giai đoạn chuyển tiếp. Sau khi chuyên ngành BHXH được thành lập, các cán bộ BHXH phải được học và cấp bằng của chuyên ngành đào tạo này mới được tiếp tục thực hiện nghiệp vụ BHXH.
c) Phải xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ của các chức danh trong ngành BHXH Việt Nam. Tiêu chuẩn này cần phải chỉ rõ mỗi chức danh cần làm được gì, có hiểu biết gì, có kỹ năng gì… Tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn để xác định những kiến thức và kỹ năng còn thiếu. Từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Nhiệm vụ tổ chức đào tạo này do Trung tâm đào tạo thuộc BHXH Việt Nam đảm nhận. Giảng viên của các lớp
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Khương Thị Kiều Oanh
đào tạo này phải là những giảng viên có kinh nghiệm, có nghiệp vụ sư phạm tốt, am hiểu sâu về BHXH.
d) Hằng năm tổ chức các lớp trao đổi kinh nghiệm về hoạt động BHXH cho cán bộ ngành BHXH. Những kinh nghiệm tiên tiến cần được phổ biến lại cho cán bộ BHXH ở các địa phương, cơ sở.
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo và trao đổi kinh nghiệm hoạt động BHXH với các nước trong khu vực và thế giới.
3. 2.3- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động BHXH
Để bộ máy BHXH hoạt động hiệu quả, cần có khung pháp lý hoàn thiện về BHXH. Do vậy, cần áp dụnh một số giải pháp sau:
Ban hành Luật BHXH. Hiện nay mới chỉ có các văn bản pháp quy dưới luật qui định về chế độ, chính sách BHXH. Dự thảo luật BHXH đã được các cơ