1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động
1.3.4. Học thuyết công bằng của J Stasy Adam
Theo J.Stacy Adams, ngƣời lao động trong tổ chức luôn muốn đƣợc đối xử một cách công bằng bao gồm cả công bằng bên trong và công bằng bên ngoài.
Công bằng bên trong có nghĩa là ngƣời lao động mong muốn đƣợc đánh giá chính xác những thành tích đóng góp của họ đối với doanh nghiệp và đƣợc nhận mức lƣơng, phần thƣởng và các đãi ngộ xứng đáng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra.
Công bằng bên ngoài là việc ngƣời lao động luôn mong muốn đƣợc đối xử công bằng nhƣ những ngƣời lao động khác. Vì thế họ luôn có xu hƣớng so sánh tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình với tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của những ngƣời khác. Các quyền lợi cá nhân
>=< Các quyền lợi của những ngƣời khác Đóng góp của cá nhân Đóng góp của những ngƣời khác
Để thiết lập và duy trì sự công bằng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu thức đánh giá hợp lý phù hợp, phƣơng pháp đánh giá chính xác công bằng, tiến hành đánh giá một cách công bằng, công khai nhằm mục đích phản ánh chính xác kết quả công việc và đóng góp của ngƣời lao động. Đồng thời tiến hành chi trả lƣơng, thƣởng và các hoạt động quản trị nhân lực khác phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc. Bên cạnh đó, cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những ngƣời lao động trong tập thể vì bất kỳ lý do nào nhƣ giới, tuổi, dân tộc hay tôn giáo...
J. Stacy Adams cho thấy để tạo động lực cho ngƣời lao động phải đƣa ra những biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động trên cơ sở đảm bảo sự công bằng.