Học thuyết đặt mục tiêu Edwin Locke

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn (Trang 27 - 29)

1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động

1.3.6. Học thuyết đặt mục tiêu Edwin Locke

Edwin Locke là một nhà tâm lý học ngƣời Mỹ và là nhà tiên phong trong thiết lập mục tiêu lý thuyết. Trong học thuyết đặt mục tiêu ông cho rằng: các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Khi con ngƣời làm việc để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, ngƣời ta cần các thông tin phản hồi để tiếp tục phát huy những ƣu điểm và thay đổi hƣớng đi nếu thấy cần thiết. Khi đặt mục tiêu ngƣời ta thƣờng chọn:

- Mục tiêu có tính thách thức - Mục tiêu khả thi.

Tổ chức phải giúp ngƣời lao động xây dựng mục tiêu cho họ, mục tiêu đó ngƣời lao động có thể đạt đƣợc nếu có sự nỗ lực, cố gắng. Trong công việc phải tạo đƣợc hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả, nên có các cuộc trao đổi, nói chuyện với họ để họ có thể bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng của bản thân, từ đó tổ chức sẽ đánh giá đúng những thành tích cũng nhƣ hiểu rõ những khó khăn của ngƣời lao động và có biện pháp phù hợp để tạo động lực cho họ.

Qua nghiên cứu các học thuyết trên, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Nhu cầu cá nhân và sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân là nguồn gốc phát sinh động lực lao động của con ngƣời. Để tạo động lực lao động, các nhà quản trị phải hiểu rõ nhu cầu cá nhân của con ngƣời. Trên cơ sở đó, tác động vào các nhu cầu để hƣớng hoạt động của họ vào các mục tiêu chung của tổ chức.

- Nhu cầu của con ngƣời đƣợc thỏa mãn thông qua lợi ích. Lợi ích là cái đáp lại nhu cầu, là phƣơng tiện để thỏa mãn nhu cầu. Bởi vậy, các nhà quản trị cần phải hiểu rõ tính chất, đặc điểm của từng loại lợi ích, gắn với từng tập thể, cá nhân con ngƣời trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó giải quyết hài hòa, thỏa đáng các quan hệ lợi ích nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động trong quá trình làm việc.

- Để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, con ngƣời có thể lựa chọn nhiều cách thức, hành vi khác nhau. Việc lựa chọn những cách thức, hành vi nhƣ thế nào phụ thuộc vào năng lực cá nhân và khả năng đạt đƣợc những kết quả mà họ mong muốn. Do vậy, các nhà quản trị có thể tác động lên các yếu tố lợi ích (bằng vật chất hoặc tinh thần) để khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động nỗ lực làm việc hƣớng tới các mục tiêu chung của tổ chức; đồng thời cũng qua đó đáp ứng đƣợc các nhu cầu, lợi ích chính đáng của bản thân ngƣời lao động.

Các học thuyết trên khá phổ biến ở các nƣớc. Ở Việt Nam, gần đây, các học thuyết này cũng đã đƣợc nghiên cứu, áp dụng vào quản trị nguồn nhân lực trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn. Trong phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận văn này, tác giả vận dụng Lý thuyết thang bậc nhu cầu

của Maslow và học thuyết hai yếu tố của Herzberg làm cơ sở lý luận để nghiên cứu động lực và công tác tạo động lực cho cán bộ, giảng viên Trƣờng ĐKHT - ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)