Tạo động lực thông qua điều kiện, môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn (Trang 37 - 39)

1.5. Tạo động lực cho ngƣời lao động trong một tổ chức

1.5.6. Tạo động lực thông qua điều kiện, môi trường làm việc

Môi trƣờng làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân trong tổ chức. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tiếp cận việc tạo động lực thông qua môi trƣờng làm việc trong một tổ chức dƣới hai góc độ là tạo động lực thông qua môi trƣờng vật chất và phi vật chất.

Môi trƣờng vật chất bao gồm: vị trí làm việc, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, không gian làm việc… Trong lĩnh vực tâm lý học lao động, các nhà khoa học đã nghiên cứu và có kết luận về sự ảnh hƣởng của môi trƣờng vật chất đến động lực, cũng nhƣ hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Việc tạo ra một môi

trƣờng vật chất đầy đủ và toàn diện giúp cho ngƣời lao động an tâm hơn khi làm việc. Từ đó giúp họ nâng cao năng suất lao động của bản thân, và cho tổ chức.

Môi trƣờng phi vật chất bao gồm: những áp lực công việc, bầu không khí làm việc, mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức,… Trong tổ chức, nếu không khí làm việc luôn thân thiện, vui vẻ sẽ làm tăng niềm tin của ngƣời lao động và kích thích họ sáng tạo, gắn bó lâu dài với công việc. Bên cạnh đó, nếu mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dƣới luôn hài hòa, cấp trên luôn quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của cấp dƣới và hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn sẽ làm cho ngƣời lao động cảm thấy gần gũi, đƣợc chia sẻ. Từ đó, tạo cho họ sự phấn khởi, nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức.

Do vậy, để tạo động lực cho ngƣời lao động thông qua môi trƣờng làm việc, tổ chức cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc trong đó chú trọng tới việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất - kỹ thuật, hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc nhằm đảm bảo cho ngƣời lao động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao.

- Rà soát, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện hệ thống quy chế làm việc, các quy định mang tính chất hành chính nhƣ: quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; quy định về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân; quy chế phối kết hợp trong quá trình thực hiện công việc giữa các cá nhân trong tổ chức; quy chế cung cấp thông tin, báo cáo giữa các bộ phận, cá nhân và tổ chức;…theo hƣớng vừa nâng cao tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân, vừa đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đối với từng cá nhân trong thực hiện công việc.

- Xây dựng văn hóa công sở phù hợp với các đặc điểm, tình tình của tổ chức nhằm tạo bầu không khí và mối quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)