CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Bối cảnh nghiên cứu
3.3.1. Một số đặc điểm nghề nghiệp của cán bộ, giảng viên
Nhìn chung công việc giáo dục mang tính chất đặc thù, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học. Những đặc điểm công việc của cán bộ, giảng viên bao gồm:
Đối với khối giảng viên, nghiên cứu viên
Tính ổn định và mức độ tự chủ của công việc: Giảng viên và nghiên cứu viên là những công việc mang tính ổn định cao và ở giới hạn nhất định, nó cũng mang tính tự chủ cao. Giảng viên và nghiên cứu viên cần đƣợc chủ động trong công việc, đặc biệt là cần dành thời gian cho việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức, tham gia tiếp cận thực tế. Riêng đối với giảng viên phải có lòng yêu nghề, ham học hỏi, yêu sinh viên, sẵn sàng hi sinh thời gian và công sức cho việc khám phá tri thức mới, cho việc đào tạo thế hệ kế cận trong tƣơng lai. Do đó, lòng yêu nghề, sự hi sinh phải
đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn cần thiết trong việc tuyển chọn giảng viên và nghiên cứu viên tại trƣờng.
Tính chất phức tạp của công việc: Giảng dạy và nghiên cứu là một công việc có sự căng thẳng nhất định do chịu áp lực tâm lý lớn, ngoài sự hao phí về sức lao động cũng nhƣ hao phí về thể lực và trí lực, họ còn phải có sự cố gắng khắc phục những vấn đề về tâm lý chẳng hạn nhƣ áp lực công việc, vấn đề kinh tế, gia đình… trong quá trình thực hiện công việc.
Với những đặc thù nêu trên về nghề nghiệp này, để giảng viên và nghiên cứu viên có thể cống hiến và hi sinh cho nghề nghiệp, thực sự trở thành ngƣời thầy giỏi, mang lại giá trị cho xã hội thì họ phải có đƣợc sự ƣu đãi nhất định. Công việc của giảng viên cần đảm bảo vừa sức để họ giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, sáng tạo, cập nhật kiến thức. Họ không bị sức ép trong cuộc sống để có thể yên tâm làm việc, yên tâm cống hiến cho xã hội.
Đối với khối cán bộ hành chính, lao động tại các trung tâm
Cán bộ các phòng, ban, bộ phận là những ngƣời tham mƣu trực tiếp cho lãnh đạo về những chính sách, những quy trình, thủ tục hành chính trong trƣờng. Với cán bộ văn phòng tại các khoa chuyên môn, họ là ngƣời tiếp xúc trực tiếp với sinh viên, là “cánh tay nối dài” giữa các phòng ban trong trƣờng với sinh viên, giảng viên. Do đó, công việc của họ cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, có sự kiểm tra giám sát cao từ các lãnh đạo trực tiếp, từ giảng viên, sinh viên và từ chính các đồng nghiệp ở các bộ phận khác. Đặc điểm công việc yêu cầu họ phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và cẩn thận trong thực hiện, trong giao tiếp với từng đối tƣợng. Điều này mang đến cho họ không ít áp lực khi phải hài hòa tất cả các mối quan hệ với đồng nghiệp, với giảng viên, sinh viên và lãnh đạo.
Việc tham mƣu cho lãnh đạo quản lý những chính sách, đƣờng lối phù hợp góp phần xây dựng và phát triển nhà trƣờng còn đòi hỏi ở họ những phẩm chất đạo đức nhất định. Họ phải có tinh thần xây dựng, hi sinh vì tập thể, vì sự phát triển chung của trƣờng.
Vì vậy, để những cán bộ này dành toàn bộ tâm huyết, sẵn sang cống hiến sức lực và trí lực cho trƣờng đòi hỏi phải có chế độ đãi ngộ phù hợp dành cho họ.
Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với lao động tại các trung tâm độc lập họ cũng cần có sự quan tâm đặc biệt để yên tâm cống hiến cho trƣờng.
Sản phẩm của giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng là một sản phẩm đặc thù. Không giống nhiều sản phẩm khác, giá trị mang lại của sản phẩm này không đƣợc nhìn thấy ngay mà phải qua một quá trình học hỏi, tích lũy, thực hành của ngƣời học trong thực tế. Do đó, để đảm bảo chất lƣợng của giáo dục đại học cần có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó không thể bỏ qua các biện pháp hỗ trợ cán bộ, giảng viên, giúp họ có động lực làm việc tốt.
Tác giả cho rằng, đối với nghề nghiệp đặc thù nhƣ vậy thì môi trƣờng làm việc phải thực sự công bằng và việc tuyển dụng những nhân sự làm việc trong nghề này phải có những tố chất nêu trên.
3.3.2. Đặc điểm công tác quản lý hiện nay trong Trường ĐHKT
Trƣờng ĐHKT là một trong các trƣờng thành viên của ĐHQGHN. Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, hiện nay trƣờng đang đào tạo 6 ngành nghề chính: Quản trị kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Tài chính - Ngân hàng. Ngoài ra, trƣờng còn có các chƣơng trình đào tạo liên kết với nƣớc ngoài, chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao theo từng ngành học ở bậc thạc sĩ và cử nhân.
Về quy mô đào tạo, hiện nay trƣờng có 5075 học viên, sinh viên thuộc các bậc học và ngành học khác nhau.
Về đội ngũ cán bộ, giảng viên, tính đến tháng 7/2017, Trƣờng ĐHKT hiện có 244 ngƣời. Trong đó, số lƣợng giảng viên là 100 ngƣời, chuyên viên là 84 ngƣời, nhân viên và lao động tại các trung tâm là 60 ngƣời. Bên cạnh đó, trƣờng có đội ngũ đông đảo các cộng tác viên là các giảng viên thỉnh giảng, chuyên gia tƣ vấn và đối tác hỗ trợ đắc lực cho ngƣời học trong quá trình tìm hiểu và nắm bắt thực tế công việc.
Về thu nhập của cán bộ, giảng viên
Hiện nay, Trƣờng ĐHKT đang áp dụng chi trả thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong trƣờng theo hình thức 3P (gồm có 3 tiêu chí cơ bản: vị trí công việc, năng lực và theo hiệu quả công việc). Thêm vào đó, đối với khối giảng viên còn có tiền vƣợt giờ (theo quy định giờ giảng không vƣợt quá 100% giờ giảng định mức của mỗi giảng viên trong năm), phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ (nếu có) và tham gia đề tài, đề án trong trƣờng. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên trong trƣờng có thêm tiền thƣởng các ngày lễ, Tết, tiền nghỉ hè. Nhìn chung, theo thống kê thì thu nhập trung bình của một giảng viên Trƣờng ĐHKT khoảng 7 triệu/tháng. Các giảng viên ít thâm niên công tác, thu nhập nhận thấp hơn (khoảng 5 triệu đồng/tháng). Với khối cán bộ văn phòng, lao động tại các trung tâm độc lập thu nhập trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng, nhân viên phục vụ khoảng 3-4 triệu đồng/tháng.
Về công tác đánh giá, ghi nhận thành tích trong công việc của cán bộ, giảng viên
Về công tác đánh giá, ghi nhận thành tích trong công việc của cán bộ, giảng viên tại trƣờng hiện nay theo khảo sát của tác giả là việc làm không hiệu quả.
Trƣờng ĐHKT có ban hành quy chế thi đua, khen thƣởng rõ ràng, việc đánh giá thi đua, ghi nhận thành tích đƣợc đánh giá mỗi năm một lần vào cuối năm học theo hình thức là cán bộ, giảng viên tự đánh giá, sau đó lắng nghe ý kiến, góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp. Việc đánh giá thiếu cơ sở, cảm tính, thiên vị và thƣờng dựa vào khối lƣợng công việc đƣợc giao. Phần thƣởng cũng đƣợc các cán bộ, giảng viên đánh giá là không tƣơng xứng, ít có tác dụng thúc đẩy hiệu quả làm việc.
Ngoài ra, khối giảng viên còn đƣợc các sinh viên đánh giá theo kỳ về việc giảng dạy trên lớp. Kết quả đánh giá này thƣờng đƣợc gửi cho giảng viên nhằm giúp giảng viên điều chỉnh những hạn chế về phƣơng pháp giảng dạy hay nội dung chuyên môn.
Khối nhân viên phục vụ thuộc các trung tâm độc lập không thuộc đối tƣợng đánh giá thi đua, khen thƣởng hàng năm.
Về công tác bổ nhiệm cán bộ
Tại Trƣờng ĐHKT, quy trình bổ nhiệm cán bộ đƣợc ban hành cụ thể, rõ ràng và thông báo rộng rãi đến từng cán bộ, giảng viên. Các cấp quản lý đều đƣợc quy
hoạch thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm trong toàn thể cán bộ, giảng viên. Việc bổ nhiệm cán bộ đƣợc dựa trên kết quả quy hoạch này. Đối với những vị trí quan trọng từ Trƣởng, phó khoa trở lên đƣợc bổ nhiệm thông qua quyết định của Ban Giám hiệu nhà trƣờng.
Tuy nhiên, quy trình bổ nhiệm nhiều khi mang tính hình thức và chƣa thực sự đóng vai trò cao trong việc khuyến khích khối giảng viên, nghiên cứu viên phấn đấu trong công việc.
Theo kháo sát của tác giả, cơ hội thăng tiến trong công việc chỉ có tác động lớn đến một số ít cán bộ khối văn phòng.
Về cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Trƣờng ĐHKT luôn khuyến khích cán bộ, giảng viên học hỏi và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Đặc biệt, đối với khối giảng viên, trƣờng có chế độ miễn giảm học phí cho các Thạc sĩ khi học lên Tiến sĩ tại trƣờng và các trƣờng đại học khác trong nƣớc. Cụ thể, khi giảng viên làm Nghiên cứu sinh (NCS) tại trƣờng đƣợc giảm 100% học phí và làm NCS tại các trƣờng đại học khác trong nƣớc đƣợc giảm 50% học phí. Ngoài ra, hàng năm họ còn đƣợc giảm trừ giờ giảng và giờ nghiên cứu theo quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng. Đối với giảng viên đi học tập tại nƣớc ngoài, trƣờng luôn tạo điều kiện tối đa để họ yên tâm học tập, nghiên cứu. Điều này có tác dụng khuyến khích lớn đến các giảng viên trong trƣờng.
Đối với cán bộ khối hành chính văn phòng, nhà trƣờng chƣa có chính sách khuyến khích học tập và phát triển chuyên môn. Tuy nhiên, trƣờng cũng có tổ chức một số khóa đào tạo về nghiệp vụ cho cán bộ thuộc khối này nhƣng không thƣờng xuyên.
Về môi trƣờng làm việc
Do sự khác biệt về chức năng nhiệm vụ và chuyên ngành đào tạo giữa các phòng, ban, bộ phận, trung tâm và các khoa nên tại Trƣờng ĐHKT mỗi đơn vị có những nét đặc thù về môi trƣờng làm việc. Vì vậy, lãnh đạo các phòng, ban, các khoa, bộ môn có vai trò quan trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp đến hầu hết các hoạt
động chuyên môn cũng nhƣ có vai trò trong việc tạo môi trƣờng làm việc hiệu quả, thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ, giảng viên.