TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan
Ngày nay, hoạt động quản lý Nhà nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mọi hoạt động kinh tế. Các chính sách về thuế, lãi suất vay ngân hàng… đều có thể ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, Chính phủ cần có các chính sách quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, cụ thể nhƣ sau:
- Chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ nhƣ Bộ bƣu chính viễn thông, Điện lực,… tích cực phối hợp với ngành Ngân hàng để đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ nhƣ một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, Bộ bƣu chính viễn thông cần tiến tới giảm phí thuê bao, sử dụng Internet và cƣớc điện thoại để khuyến khích đƣợc ngƣời dân sử dụng đƣợc các dịch vụ ngân hàng qua mạng.
- Quy định việc trả lƣơng của các cơ quan DNNN qua tài khoản thẻ.
- Có chính sách ƣu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động ngân hàng mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.
- Tạo điều kiện cho ngân hàng và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, thảo luận thông qua các hội thảo, chƣơng trình liên doanh, liên kết, các dự án thúc đẩy và xúc
tiến thƣơng mại… nhằm mang lại những thông tin đa chiều, có sự hợp tác chặt chẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh cả hai bên.
- Quan tâm và tạo điều kiện cho ngân hàng có nhu cầu sử dụng và thuê trụ sở để xây dựng trụ sở làm việc, các điểm giao dịch và lắp đặt máy ATM.
- Nhà nƣớc cần thực hiện việc theo dõi thống kê các hoạt động dịch vụ ngân hàng để có số liệu phân tích, tổng hợp tình hình hoạt động nhằm có các biện pháp nâng cao hiệu quả và có các chính sách phát triển đồng bộ các dịch vụ khác.
- Hiệp hội ngân hàng cần tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên để hƣớng tới mục tiêu phát triển lành mạnh và hiệu quả. Cụ thể là hỗ trợ các thành viên nhƣ ACB trong việc đào tạo nghiệp vụ hoặc bồi dƣỡng chuyên sâu nhằm phát triển nghiệp vụ, liên kết phát triển công nghệ hiện đại, liên kết thành viên.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Trên cơ sở văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, NHNN cần khẩn trƣơng hoàn chỉnh hệ thống văn bản dƣới luật hƣớng dẫn các ngân hàng trong việc triển khai, phát triển dịch vụ. Các văn bản cần đi trƣớc một bƣớc hoặc ít nhất phải đƣợc sửa đổi bổ sung kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- NHNN cần là đầu mối khuyến khích sự liên kết hợp tác giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Trƣớc mắt, NHNN cần phải giúp các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM, tránh tình trạng phát triển phân tán nhƣ hiện nay.
- NHNN cần phải tranh thủ hơn nữa các quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trên thế giới, qua đó kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tƣ nhƣ Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định, quy chế nội bộ của NHNN đối với NHTM để giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- NHNN cần có những hình thức thông báo thƣờng xuyên về tình hình biến động kinh tế; cảnh báo sớm những nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng; có cơ sở bảo vệ các ngân hàng trƣớc những tin đồn thất thiệt có khả năng gây rủi ro thanh khoản.
KẾT LUẬN
Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển và thịnh vƣợng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại Việt nam, với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, xu thế mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại đang là mục tiêu phấn đấu, là lĩnh vực cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng.
Trải qua một chặng đƣờng hơn 16 năm phát triển, ACB đã phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả về nhiều mặt, đặc biệt là có những bƣớc chuyển mạnh mẽ trong việc đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, trở thành một trong những NHTMCP lớn nhất nƣớc về quy mô tổng tài sản, khả năng sinh lời. Hiện nay tổng tài sản đạt 167.881 tỷ đồng, tăng 59.4% so với năm 2008. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 2.838 tỷ đồng trong đó lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 20%, từ thu phí dịch vụ chiếm 26%, từ trái phiếu và chứng từ có giá chiếm 25%, từ hoạt động liên ngân hàng chiếm 4% và từ kinh doanh ngân quỹ và đầu tƣ chiếm 25%. Nỗ lực ấy của ACB là rất đáng ghi nhận và ban đầu đã mang lại thành công nhất định cho phía ngân hàng. Với kết quả kinh doanh khả quan và liên tục tăng trong các năm, ACB đang chạm gần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam trong kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn 2015.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ cạnh tranh đang ngày càng gia tăng trên thị trƣờng các dịch vụ tài chính, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ phù hợp với mình hơn, và vì thế mức độ trung thành của khách hàng đối với mỗi ngân hàng cũng có chiều hƣớng giảm dần. Để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong thời gian tới, ACB cần phải thực thi một loạt các giải pháp đồng bộ và có tính khả thi cũng nhƣ phải có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả các giải pháp đƣợc đề xuất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính của ACB 2008 & 2009, Techcombank 2008, Eximbank 2008 2. Báo cáo thƣờng niên ACB 2004, 2005, 2006, 2007,2008
3. Báo cáo thƣờng niên Sacombank 2008. 4. Bản cáo bạch của ACB 2007.
5. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài Chính, Hà Nội.
6. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Danh mục phân loại dịch vụ của WTO (GNS/W/120)
8. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội
9. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2008), “Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng của loại hình tín dụng cho vay bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, số 18/2008.
10. Trần Huy Hoàng (2008), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 207, tr. 45-47.
11. Hội đồng nhà nƣớc (1990), Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
12. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo (2008), “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thƣơng mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 19/2008.
13. Nguyễn Minh Thiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 14. Hồ Thanh Thủy (2006), “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính, số 12, tr.39-41.
15. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
16. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng.
17. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.
18. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
19. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
20. George Hanc (2005), The Future of Banking in America.
Website 21. http://www.alov- hcmc.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=139&Itemid=91 22. http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/8348/index.aspx 23. http://baiviet.phanvien.com/2009/5/29/my-nguoi-dung- dich-vu-ngan-hang-di-dong-tang-dot-bien.html 24. http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/6/106234/ 25. http://www.sti.com.vn/chitiettt.php?id=586&cat=3 26. http://www.tin247.com/ngan_hang_di_dong_huong_phat_tr ien_moi_cua_cac_ngan_hang_my_thoi_hitech-4-10595.html 27. http://vietbao.vn/Kinh-te/ACB-voi-dich-vu-bao-thanh-toan/55064540/88/ 28. http://www.vietnamnet.vn/kinhte/taichinh/2006/10/619182/ 29. http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=25&NewsId=145948 30. www.acb.com.vn 31. www.eximbank.com.vn 32. www.sbv.gov.vn 33. www.techcombank.com.vn 34. www.vneconomy.com.vn