CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2. Nội dung phát triển thẻ thanh toán quốc tế
1.2.1. Khái quát thực trạng hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán
Về số lượng thẻ được cung cấp
Ở Việt Nam hiện nay tuy thị trƣờng dịch vụ thẻ thanh toán đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc nhƣng theo tính toán của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, khoảng 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn đƣợc thanh toán bằng tiền mặt. Theo các chuyên gia ngân hàng, thực trạng này là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau gần 20 năm ra đời ở Việt Nam, vẫn chƣa phát triển hiệu quả nhƣ mong đợi.
Tính từ khi Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đƣa vào khai thác một loại hình dịch vụ bán lẻ mới, năm 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trƣờng bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn nhƣ Visa, MasterCard, JCB, American Express... Đến cuối năm 2013, đã có 52 ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký phát hành thẻ, với số lƣợng phát hành lên tới 6,34 triệu thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 40% mỗi năm.Thẻ ghi nợ nội địa ra đời muộn
hơn, vào năm 2002, nhƣng tốc độ tăng trƣởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 150%/năm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trƣờng Việt Nam, đến nay đã có 59,87 triệu thẻ nội địa đƣợc phát hành.
Bảng 1.1: Số lƣợng thẻ phát hành và số Ngân hàng phát hành thẻ 2007-2013 TT Năm Số Ngân hàng phát hành thẻ (Lũy kế) Số thƣơng hiệu thẻ (lũy kế) Tổng số thẻ phát hành (triệu thẻ lũy kế) 1 2007 22 95 9.34 2 2008 25 160 15.03 3 2009 34 210 22 4 2010 39 234 31,7 5 2011 41 240 36,53 6 2012 48 350 54,9 7 2013 52 390 66,21
Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam 2007-2013
Số lƣợng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng nhƣ nội địa kể trên vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và quy mô của thị trƣờng. Khoảng 90% giao dịch thanh toán vẫn là bằng tiền mặt cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống để các ngân hàng khai thác phát triển dịch vụ thẻ. Số lƣợng 129600 POS cùng với gần 15300 máy ATM còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ. Chƣa kể những điểm chấp nhận thẻ này chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm du lịch. Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chƣa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ thƣờng xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Đã vậy, các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi. Tính đến cuối năm 2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lƣợng thẻ đƣợc phát hành của 48 tổ chức đạt trên 66,21 triệu thẻ với khoảng 390 thƣơng hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hƣớng tăng lên. Dịch vụ thẻ thanh toán phát triển đã giúp NHTM
có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng..
Về chất lượng thẻ được cung cấp
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 52 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 390 thƣơng hiệu thẻ khác nhau, trong đó 90% là thƣơng hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 92% là các thƣơng hiệu thẻ ghi nợ, 3,5% là các thƣơng hiệu thẻ tín dụng và 4% là thƣơng hiệu thẻ trả trƣớc. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hƣởng các ƣu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lƣơng qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.
Các ngân hàng không ngừng đầu tƣ vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 12/2013 bao gồm 15265 ATM, 129653 POS so với 4.280 ATM và 22.959 POS của năm 2007. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: Công ty Smartlink, Liên minh thẻ Đông Á, Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn.
Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Tuy nhiên có một thực tế là tại các điểm đặt máy ATM thƣờng có 2 thậm chí 3 máy của 3 ngân hàng khác nhau cùng hoạt đông, trong khi nơi khác không có. Thị trƣờng thanh toán thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tƣợng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Tuy các nhà phát hành thẻ đều ra sức quảng bá cho những tiện ích
mà thẻ của mình đem lại cho khách hàng nhƣng đều không thể phủ nhận rằng những tiện ích mà họ đƣa ra đang bị hạn chế rất nhiều trong một thị trƣờng còn thiếu liên kết nhƣ hiện nay.
Để tăng cƣờng hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, ngày 27/12/2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã có văn bản số 02/KH-NHNN ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS) giai đoạn 2014 – 2015. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch này là nâng dần số lƣợng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đƣa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ; phấn đấu đạt mục tiêu trên cả nƣớc có khoảng 200.000 POS đƣợc lắp đặt và số lƣợng giao dịch đạt khoảng 80 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2014, 250.000 POS đƣợc lắp đặt và số lƣợng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2015
Nhìn chung, do đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đó là có sở vững chắc cho việc xuất hiện tất yếu của dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam.