CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt
4.1.1. Định hướng phát triển chung
Trên cơ sở định hƣớng phát triển chung của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đƣợc thể hiện trong“Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2017, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, định hướng đến 2020” của HĐQT Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đồng thời căn cứ tình hình kinh tế - xã hội địa phƣơng và đặc điểm, điều kiện của đơn vị, Chi nhánh Hai Bà Trƣng đã xây dựng mục tiêu, định hƣớng phát triển cụ thể của Chi nhánh nhƣ sau:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn, mở rộng tín dụng cả trong và ngoài hệ thống, gắn với nâng cao chất lƣợng, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững và góp phần tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng.
- Thực hiện tốt hơn công tác tƣ vấn, chăm sóc, hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân, tăng cƣờng hơn trong xây dựng mối liên kết hệ thống.
- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát, hạch toán kế toán, bảo đảm an toàn tuyệt đối kho quỹ; tiếp tục đổi mới tác phong lề lối làm việc, phong cách giao dịch; thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở và phát huy tốt vai trò các tổ chức đoàn thể, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tiếp tục phát triển mạng lƣới hoạt động, mở rộng phòng giao dịch nơi đông dân cƣ và doanh nghiệp hoạt động, tăng quy mô hoạt động cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng.
4.1.2. Định hướng phát triển cơ bản trong phát triển cho vay tiêu dùng
Cùng tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự cải thiện đáng kể trong mức sống của dân cƣ đã mở ra một thị trƣờng tín dụng tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng. Cùng với những định hƣớng đƣợc đƣa ra trong “Báo cáo
tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2017, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, định hướng đến 2020”, với việc xác định rõ, tín dụng sẽ vẫn là mảng hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất và là cơ sở để phát triển các dịch vụ ngân hàng, Chi nhánh xác định trong thời gian tới tập trung đẩy mạnh mở rộng cho vay tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trƣờng cho vay tiêu dùng trên địa bàn các quận Hà Nội và một số huyện ở tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:
- Đa dạng hóa các loại hình cho vay tiêu dùng, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tƣ, nhà cung cấp sản phẩm tiêu dùng, các văn phòng tƣ vấn du học..., nhằm phát triển cho vay gián tiếp, hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh.
- Công tác quản trị rủi ro phải đặc biệt đƣợc chú ý và theo định hƣớng của một ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế, tiếp tục chƣơng trình quy chế hóa và quy trình hóa hoạt động cho vay. Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của tổ chức kiểm tra, kiểm soát rủi ro nhằm có biện pháp phòng tránh kịp thời.
- Các quy chế cho vay cần phải đƣợc củng cố và hoàn thiện, một số công cụ mới đƣợc đƣa vào áp dụng nhƣ quy trình cho vay cụ thể hơn đối với từng loại hình cho vay tiêu dùng sao cho phù hợp với hoạt động thực tế của ngân hàng.
4.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng.